Viêm loét đại trực tràng xuất huyết - Dấu hiệu và điều trị

viem-loet-dai-truc-trang-xuat-huyet
Viêm loét đại trực tràng xuất huyết là tình trạng viêm loét và chảy máu ở lớp niêm mạc của đại trực tràng. Nếu bệnh trở nặng thì có thể dẫn tới các biến chứng như chảy máu ồ ạt, thủng đại trực tràng, phình giãn đại tràng do nhiễm độc dẫn tới tử vong. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, người bệnh cần thăm khám và điều trị ngay khi mới phát hiện ra bệnh.

Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu là gì?

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh lý khá nguy hiểm và đang có xu hướng gia tăng tại các quốc gia phát triển. Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ với tỷ lệ tương đương nhau với nhóm tuổi khởi phát bệnh từ 15 – 40 tuổi.

Viêm loét đại tràng chảy máu

Đại tràng hay còn gọi là ruột già là ống cơ dài từ 1.5 0 1.8m nằm ở cuối cùng của hệ tiêu hóa, dẫn thức ăn từ ruột non đến hậu môn để bài tiết ra bên ngoài. Bộ phận này có nhiệm vụ hấp thụ lại nước và chất điện giải, đồng thời biến những gì còn lại của thức ăn thành phân.

Viêm loét đại tràng chảy máu sẽ gây ra sự viêm nhiễm, tổn thương ở niêm mạc đại tràng, các mạch máu có thể phá vỡ và gây ra chảy máu trong phân. Triệu chứng thường gặp khi viêm loét đại tràng chảy máu gồm tiêu chảy, đau bụng, chảy máu trực tràng và mệt mỏi.

Hình ảnh viêm loét đại trực tràng chảy máu

Hình ảnh viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét trực tràng chảy máu

Trực tràng là phần ống cơ kết nối ruột già dẫn tới hậu môn và chất thải của cơ thể sẽ đi qua trực tràng để ra ngoài. Viêm loét trực tràng chảy máu là tình trạng viêm loét ở trực tràng và gây ra chảy máu trong phân.

Nguyên nhân dẫn đến viêm loét trực tràng chảy máu

Viêm loét trực tràng chảy máu có thể là căn bệnh ngày càng phổ biến, với tỷ lệ nam nữ đều có thể mắc bệnh như nhau. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do:

Gen di truyền

Theo nghiên cứu, có khoảng 20% người bị viêm loét đại trực tràng chảy máu có người thân trong gia đình mắc bệnh này. Nghiên cứu ở Nhật nhận thấy, người có gen HLA-DRB1*1502 (DR2) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có gen DR4.

Gen di truyền

Gen di truyền

Do yếu tố miễn dịch

Theo nghiên cứu, tự kháng thể ASCA (anti – Sacharomyces cerevisiae antibodies) và pANCA (perinuclear antineutrophil cytoplasmic antibodies) dương tính ở 80% bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu. Đặc biệt, tỷ lệ dương tính này còn cao hơn với những bệnh nhân có kết hợp viêm xơ chít hẹp đường mật tiên phát.

Do nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường ruột là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm loét đại trực tràng chảy máu. Yếu tố nhiễm khuẩn có thể gây khởi phát bệnh hoặc những đợt tái phát. Trường hợp tái phát bệnh thường liên quan tới vấn đề vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột như Shigella, E.Coli, Shigella, Campylobacter…

Do chế độ ăn uống, sinh hoạt

Chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán và sử dụng chất kích thích, đồ có cồn là nguyên nhân gây bệnh và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ dùng thuốc tránh thai thường xuyên còn có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2.5 lần so với người khác.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể gây viêm loét trực tràng

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể gây viêm loét trực tràng

Do căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress kéo dài là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu. Những trường hợp đã mắc bệnh, nếu thường xuyên căng thẳng cũng có thể khiến bệnh ngày càng trở nên nặng hơn.

Dấu hiệu nhận biết viêm loét đại trực tràng xuất huyết

Tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà viêm loét đại trực tràng chảy máu có những biểu hiện khác nhau, từ đó bác sĩ có biện pháp điều trị thích hợp cho từng người bệnh. Bệnh được chia làm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn nhẹ
  • Giai đoạn nặng
  • Giai đoạn trầm trọng

Dấu hiệu ở giai đoạn nhẹ

  • Người bệnh thường gặp tình trạng đi ngoài phân có lẫn máu và nhày. Nhưng triệu chứng này kéo dài không quá 4 ngày và người bệnh không bị bất cứ thay đổi nào về thể trạng.
  • Bệnh thường khu trú ở trực tràng hoặc đại tràng sigma, ít khi có tổn thương cao hơn ở phía trên, các biểu hiện ngoài ruột cũng rất hiếm gặp.
  • Theo thời gian bệnh tiến triển trầm trọng hơn, các biểu hiện của bệnh ngày càng tăng và rõ rệt.
  • Người bệnh ở giai đoạn này không tránh khỏi các triệu chứng như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy.

Dấu hiệu ở giai đoạn nặng

  • Người bệnh gặp phải những cơn đau quặn bụng thường xuyên hơn. Số lần đi ngoài ra máu dưới 6 lần/ngày vào cả ngày lẫn đêm.
  • Có thể bị sốt, nồng độ protein trong máu giảm khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải.
  • Cảm giác bị đau rát và buốt ở hậu môn, mót rặn khi đi đại tiện.

Dấu hiệu ở mức độ trầm trọng

 

  • Khi bệnh tiến triển tới mức độ này, người bệnh bị đại tiện ra máu hơn 6 lần/ngày và thường xảy ra vào ban đêm. Người bị viêm loét đại trực tràng xung huyết có cảm giác đau rát và buốt hậu môn, mót rặn.
  • Cơ thể người bệnh suy sụp, nhịp tim nhanh, huyết áp cao, sốt cao, bụng trướng.
  • Bệnh nếu không được điều trị kịp thời tiến triển nặng dẫn tới tử vong do xuất huyết trầm trọng hoặc giãn đại tràng do nhiễm độc.
  • Bệnh nhân có nguy cơ gặp phải các biến chứng như xuất huyết ồ ạt, phình giãn đại tràng nhiễm độc dẫn đến tử vong.

Triệu chứng viêm đại tràng chảy máu

Một số triệu chứng khác mà người bị xuất huyết đại trực tràng có thể gặp phải như là: hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu, phù chân, huyết áp tụt, đau bụng dữ dội, sưng đau các khớp, đau thắt lưng và cùng chậu do viêm khớp cùng chậu.

Nhiều người bệnh do chủ quan nên khi có triệu chứng không khám và điều trị sớm, dẫn tới phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Do đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa quan trọng, tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Biến chứng nguy hiểm của viêm loét đại trực tràng

Viêm loét đại trực tràng không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe:

Tình trạng suy dinh dưỡng

Viêm loét đại trực tràng chảy máu kéo dài khiến chức năng của đường ruột rối loạn, các loại lợi khuẩn bị tiêu diệt do sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên, từ đó việc hấp thụ dinh dưỡng cũng bị suy giảm. Hơn nữa, người bệnh thường xuyên phải kiêng khem, ăn uống không đủ chất nên dễ dẫn tới suy nhược, gầy yếu.

Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài sẽ làm cho người bệnh vô cùng mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên, sức đề kháng sụt giảm, có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Phình giãn đại tràng nhiễm độc

Khi bị viêm loét đại trực tràng nặng, hệ tiêu hóa sản sinh quá nhiều oxic nitric gây độc cấp tính, làm cho đại trực tràng bị phình giãn to. Đa phần, biến chứng này gặp chủ yếu ở đại tràng ngang khi có đường kính > 6cm. Bệnh nhân có thể được chẩn đoán dễ dàng biến chứng này thông qua phép chụp Xquang thấy ruột già giãn rộng.

Nếu người bệnh xuất hiện những dấu hiệu nguy kịch của phình giãn đại tràng nhiễm độc như là sốt cao, tăng nhịp tim, mất nước, rối loạn tâm thần, tụt huyết áp,  thì cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Phình giãn đại tràng nhiễm độc là một cấp cứu nội khoa vì có nguy cơ gây thủng đại tràng và tử vong.

Chảy máu ồ ạt

Viêm loét đại trực tràng xuất huyết chuyển sang giai đoạn trầm trọng làm tăng nguy cơ chảy máu ồ ạt. Khi máu chảy nhiều, người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn như có dao găm vào bụng, toát mồ hôi, huyết áp tụt, toàn thân run rẩy, rối loạn tâm thần.

Nguy cơ chảy máu ồ ạt khiến người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa nên cần chỉ định phẫu thuật ngoại khoa cắt toàn bộ đại tràng. Trường hợp này, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt nếu không sẽ nguy hại tới tính mạng.

Ung thư hóa

bien-chung-cua-viem-loet-dai-truc-trang-chay-mau

Những bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng càng nhiều năm thì nguy cơ bị ung thư càng cao, phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

Theo kết quả nghiên cứu tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng trong 10 năm đầu của bệnh là 2%, sau 20 năm bị bệnh là 8% và sau 30 năm là 18%. Mỗi năm có khoảng 11 triệu bệnh nhân mắc ca mới và gần 7 triệu người tử vong do ung thư đại trực  tràng.

Do đó, nếu bị viêm đại tràng mãn tính, người bệnh cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên hơn để sàng lọc ung thư và chữa trị từ sớm.

Chẩn đoán viêm loét đại trực tràng

Việc chẩn đoán viêm loét đại trực tràng dựa vào các triệu chứng lâm sàng, biểu hiện đặc trưng của bệnh, nội soi đại tràng kết hợp sinh thiết. Lưu ý, khi nội soi đại tràng cần cẩn thận không nên bơm hơi nhiều vì có thể gây thủng ruột. (Xem chi tiết Các bước nội soi đại tràng)

Để xác định bệnh và tình trạng bệnh nhằm đưa ra phương pháp chữa trị chính xác, kịp thời. Cụ thể:

Chẩn đoán bệnh viêm loét đại tràng chảy máu

Chẩn đoán bệnh viêm loét đại tràng chảy máu

Chẩn đoán lâm sàng

Thông qua những biểu hiện của bệnh như đau bụng, rối loạn phân hoặc bị sút cân không rõ nguyên nhân, thiếu máu, suy dinh dưỡng.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Do những triệu chứng của bệnh khá giống với các bệnh tiêu hóa khác, nên việc chẩn đoán bệnh đôi khi không được chính xác mà cần dựa trên kết quả của việc chẩn đoán cận lâm sàng.

Người bệnh sẽ thực hiện nội soi đại trực tràng để xác định bệnh cùng các giai đoạn của bệnh dựa trên hình ảnh nội soi. Việc phân loại bệnh dựa theo Baron:

Giai đoạn Biểu hiện
Giai đoạn 0 Là giai đoạn đầu của bệnh với các biểu hiện như niêm mạc nhạt màu, mạch máu dưới niêm mạc thưa thớt, mỏng. Nếu mới chớm bệnh thì hình ảnh nội soi sẽ không có gì bất thường.
Giai đoạn 1 Bệnh bắt đầu phát triển mạnh hơn với lớp niêm mạc lần sần, chỉ còn nhìn thấy 1 phần các mạch máu.
Giai đoạn 2 Nếp nhăn niêm mạc biến mất và xuất hiện nhiều ổ loét, không nhìn thấy mạch máu dưới niêm mạc. Đèn nội soi chạm phải sẽ rất dễ chảy máu.
Giai đoạn 3 Giai đoạn bệnh tiến triển nặng, lớp niêm mạc sưng phù, có ổ loét lớn và niêm mạc chảy máu tự phát.

Ngoài hình ảnh nội soi, thì việc chẩn đoán cận lâm sàng còn bao gồm chụp khung đại tràng, mô bệnh học, CT scan ổ bụng thành đại tràng và xét nghiệm.

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định thêm như:

  • Xét nghiệm phân: Tìm thấy máu và bạch cầu cho thấy dấu hiệu xuất huyết. Ngoài ra xét nghiệm phân sẽ giúp bác sĩ xác định thêm nguyên nhân viêm loét đại trực tràng do tác nhân nào gây nên.
  • Xét nghiệm máu: Có biểu hiện bạch cầu tăng, tốc độ lắng máu tăng, CRP tăng, có thiếu máu nhược sắc hồng cầu  nhỏ thì bị viêm loét đại tràng, thiếu máu hồng cầu to bị bệnh Crohn
  • Sinh hóa: Albumin giảm do mất qua đường tiêu hóa khi viêm loét, giảm Vit B12, axit folic, Fe huyết thanh. Rối loạn điện giải ( giảm K, Mg) .
  • Chụp X-quang khung đại tràng: Đây là kỹ thuật bơm chất cản quang Barium  giúp quan sát hình ảnh khung đại tràng. Trong suốt thời chụp bằng baryt, một chất trắng được đưa vào trong trực tràng và đại tràng. Barium là một chất cản quang, làm cho hình ảnh đại tràng được rõ nét khi chụp. Tuy nhiên, kỹ thuật chụp X quang lạc hậu hơn so với nội soi đại tràng, nó cho kết quả hình ảnh kém chi tiết hơn nên  hiện nay người ta ít sử dụng phương pháp chẩn đoán này.

Nội soi khung đại tràng và sinh thiết niêm mạc đại tràng được xem là phương pháp chẩn đoán chính xác.

Điều trị viêm loét đại trực tràng

Tùy thuộc vào mức độ bệnh và phạm vi tổn thương mà các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Người bệnh được ưu tiên điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa được chỉ định khi việc điều trị nội khoa thất bại với các trường hợp thủng đại tràng, phình giãn đại tràng nhiễm độc, ung thư hóa hoặc dị sản độ nặng.

Nguyên tắc điều trị bệnh

  • Với những trường hợp chưa được điều trị, quá trình điều trị khởi đầu 1 loại thuốc, đánh giá đáp ứng dựa vào triệu chứng lâm sàng sau 10 – 15 ngày.
  • Với người bệnh đang điều trị mà bệnh tiến triển nặng hơn bắt đầu lại điều trị bằng 2 loại thuốc đang điều trị kết hợp thêm thuốc khác
  • Với người bệnh đã được điều trị và ngừng điều trị lâu thì cần điều trị khởi đầu như trường hợp chưa được điều trị, nên bắt đầu điều trị bằng thuốc khác.
  • Với những thể nhẹ tổn thương tối thiểu ở trực tràng và đại tràng sigma nên kết hợp thêm thuốc điều trị tại chỗ viên đặt hậu môn và thuốc thụt.
  • Điều trị gồm có điều trị tấn công và điều trị duy trì.

Điều trị nội khoa

Việc điều trị nội khoa bao gồm:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
  • Truyền máu cho bệnh nhân nếu như đại trực tràng bị xuất huyết nặng gây thiếu máu, tụt huyết áp để bù vào lượng máu đã mất.
  • Chế độ ăn uống cần được điều chỉnh, cần tuân thủ chế độ ăn giàu dinh dưỡng, lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Kiêng các thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu nên ăn gì

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại trực tràng được đưa ra khi bệnh nhân gặp phải biến chứng nặng, bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.

Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật chủ yếu đó là mổ nội soi và mổ hở.

Phương pháp mổ nội soi: Các bác sĩ thực hiện rạch những đường mổ rất nhỏ trên ổ bụng, sử dụng kính nội soi và dụng cụ phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột già. Phương pháp này có nhiều ưu điểm và hạn chế biến chứng sau phẫu thuật hơn so với mổ hở.

Phương pháp mổ hở: Đây là một kỹ thuật mổ truyền thống, có thể để lại nhiều rủi ro hơn so với mổ nội soi. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt nhất là bệnh nhân gặp tình huống nguy kịch như ung thư thì mổ hở lại là phương pháp được ưu tiên.

Lưu ý cho người bệnh

  • Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi phát hiện có rối loạn đại tiện, thay đổi tính chất phân như phân có máu, không khuôn, đau bụng nhiều thì cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Tránh để ra tình trạng muộn như: đi đại tiện 2 – 3 ngày liền, mất máu thì việc điều trị sẽ khó khăn, tốn kém hơn. Theo dõi thường xuyên 6 tháng một lần bằng nội soi đại tràng, sinh thiết đại tràng, đại tràng sigma để phát hiện giai đoạn đầu của tiến triển ung thư.
  • Cần quan tâm tới chế độ ăn uống hàng ngày, bệnh nhân nên ăn những thức ăn mềm, ít chất xơ như cơm nhão, cháo, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, lưu ý tránh ăn rau sống, bắp…
  • Hạn chế căng thẳng quá mức khiến bệnh trở thêm trầm trọng, nên thư giãn, tránh suy nghĩ quá mức, không sử dụng các chất kích thích, uống đủ nước và khám sức khỏe định kỳ. Đây cũng là những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh đối với người khỏe mạnh.
Cập nhật lúc: 18/10/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn 100% tiền nếu không hiệu quả sau 2 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1506 (miễn cước gọi ) để được hướng dẫn chi tiết.
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...