Viêm đại tràng lên: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm đại tràng lên là một thể của viêm đại tràng. Nó gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh lý về đường tiêu hóa khác nên thường bị bỏ qua dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng lên là gì? Điều trị như thế nào? Hãy cùng Tràng Phục Linh tìm hiểu vấn đề này nhé.

Viêm đại tràng lên là gì?

Đại tràng là phần dài nhất của ruột già, bắt đầu từ đoạn cuối của hồi tràng và kết thúc ở trực tràng. Nó nhận thức ăn được tiêu hóa từ ruột non, với nhiệm vụ hấp thu nước và chất điện giải để tạo thành phân.

Về mặt giải phẫu, đại tràng chia làm 5 phần chính. Những phần này tạo thành khung bao quanh ruột non:

Viêm đại tràng lên là tình trạng tổn thương ở niêm mạc đại tràng lên. Mức độ viêm tập trung tối đa ở nửa bên phải của đại tràng, trong khi đó trực tràng vẫn bình thường hoặc viêm không đáng kể.

Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh sẽ dễ tái phát dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng hoặc ung thư đại tràng.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng lên

Một số nguyên nhân chính gây viêm đại tràng lên bao gồm: nhiễm trùng, bệnh viêm ruột, thiếu máu cục bộ.

Nhiễm trùng

Nhiều vi khuẩn cư trú trong ống tiêu hóa gây viêm đại tràng như C. difficile, campylobacter, shigella, E. coli, yersinia, salmonella…

Chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua việc người bệnh uống nước hoặc ăn phải những thực phẩm bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt là C. difficile, chúng tồn tại và sống hòa hợp với các vi khuẩn trong đường ruột. Khi có yếu tố kích thích như sử dụng thuốc kháng sinh, những lợi khuẩn bị tiêu diệt tạo điều kiện cho C. difficile phát triển không kiểm soát được gây viêm đại tràng.

Bệnh viêm ruột

Viêm loét đại tràng và bệnh crohn là hai loại bệnh viêm ruột điển hình gây ra viêm đại tràng. Viêm loét đại tràng luôn bắt đầu ở trực tràng, có thể lan dần sang đại tràng xích ma, đại tràng ngang và cuối cùng mới đến đại tràng lên. Vì vậy, mà viêm đại tràng lên chủ yếu gây ra bởi bệnh crohn.

Thiếu máu cục bộ

Đại tràng có thể coi là một cơ rỗng. Nó cần một nguồn máu để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ hoạt động bình thường. Khi nguồn này bị gián đoạn do một số nguyên nhân nào đó như động mạch bị thu hẹp, xoắn ruột, bệnh lý (huyết áp thấp, xơ vữa động mạch…) sẽ gây thiếu máu cục bộ và hình thành viêm ở niêm mạc ống tiêu hóa.

Những đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh như:

  • Người có thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn không đúng giờ, tiêu thụ những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh…
  • Người thường xuyên phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng…
  • Người mắc các bệnh lý khác gây thiếu máu cục bộ như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…
  • Tiền sử gia đình có người bị viêm đại tràng.

Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng lên

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh mà có những biểu hiện khác nhau. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm:

Đau bụng bên phải rốn

Viêm đại tràng lên làm các lớp cơ co thắt từng đợt dẫn đến những cơn đau quặn thắt hoặc đau âm ỉ. Đau thường tập trung ở hố chậu phải. Khi tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích như rượu bia, cà phê… cơn đau trở nên dữ dội hơn.

Rối loạn đại tiện

Viêm đại tràng lên khiến các cơ không co lại như bình thường. Vì vậy, các chất trong ống tiêu hóa di chuyển nhanh qua ruột kết làm khả năng hấp thu nước giảm đi, dẫn đến tiêu chảy. Khi niêm mạc đại tràng bị viêm vỡ ra có thể xảy ra hiện tượng xuất huyết khiến phân dính máu.

Do đó mà bạn gặp tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày (4-5 lần/ngày thậm chí nhiều hơn). Phân nát, không thành khuôn, đầu rắn đuôi dẹt, có mùi hôi tanh và lẫn chất nhầy hoặc máu.

Triệu chứng khác

Viêm đại tràng lên còn gặp triệu chứng chướng bụng, táo bón, đầy hơi nhưng ở mức độ vừa phải, không gây khó chịu nhiều.

Bệnh thường chỉ có triệu chứng trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, tùy thuộc nguyên nhân còn gây ảnh hưởng toàn thân như ăn uống không ngon miệng, mệt mỏi, mất nước (suy nhược, choáng váng và giảm lượng tiểu cầu)…

Viêm đại tràng lên có triệu chứng giống một số bệnh lý đường tiêu hóa khác nên rất khó phân biệt. Khi nhận thấy tiêu chảy kéo dài hơn 2-3 tuần, có máu trong phân hoặc một số triệu chứng kèm theo, nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất.

Viêm đại tràng lên có nguy hiểm không?

Khi không được điều trị dứt điểm, bệnh rất dễ tái phát gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng như.

Xuất huyết ồ ạt

Nếu chịu nhiều yếu tố kích thích như thức ăn cay nóng, rượu bia, căng thẳng… vết viêm loét có thể đâm sâu vào trong các lớp của đường ruột gây nên tình trạng xuất huyết. Với tình trạng nghiêm trọng có nguy cơ chảy máu ồ ạt. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nguy hiểm.

Thủng đại tràng

Tình trạng viêm loét trong thời gian dài làm thành ruột yếu đi. Nếu không cải thiện, những điểm yếu này sẽ phát triển thành một lỗ thủng tại đại tràng. Điều này khiến các vi khuẩn và thành phần khác trong đường ruột chui ra ngoài ổ bụng gây một vấn đề nghiêm trọng là viêm phúc mạc (viêm lớp niêm mạc của ổ bụng).

Giãn đại tràng cấp tính

Mặc dù hiếm gặp nhưng cũng có thể xuất hiện giãn đại tràng cấp tính. Viêm đại tràng khiến khí bị giữ lại, làm ống tiêu hóa sưng lên, căng phồng. Nếu nó vỡ ra, sẽ giải phóng vi khuẩn gây hại và chất độc vào máu làm nhiễm trùng huyết.

Ung thư đại tràng

Một biến chứng nguy hiểm nhất của viêm đại tràng lên là ung thư đại tràng. Theo Tổ chức Crohn & Viêm loét đại tràng nguy cơ này xuất hiện ở những người bị viêm loét đại tràng nặng và những bệnh nhân có triệu chứng từ 8-10 năm.

Những người này có khả năng bị tăng sinh quá mức các tế bào trong niêm mạc đường tiêu hóa và trở thành ung thư theo thời gian. Vì vậy, nếu bị bệnh viêm đại tràng nên đi nội soi khoảng 5 năm/lần sau khi các triệu chứng lần đầu tiên được phát hiện.

Điều trị viêm đại tràng lên hiệu quả

Sau khi nhập viện, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ tổn thương, đáp ứng của bệnh nhân để quyết định những thuốc sử dụng.

Thuốc tây y

Một số thuốc thường được kê đơn, bao gồm:

  • Thuốc chống viêm: aminosalicylat (5-ASA), corticoid hoạt động trong niêm mạc đường ruột để giảm viêm.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: azathiprine, tacrolimus… giúp kiểm soát hoặc ngăn chặn phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch.
  • Liệu pháp sinh học: ustekinumab, vedolizumab… đánh vào quá trình miễn dịch tự nhiên của cơ thể giúp chống viêm.
  • Kháng sinh như metronidazol, cifloxacin… tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, nấm…
  • Thuốc cầm tiêu chảy: hầu hết các trường hợp viêm đại tràng lên đều bị tiêu chảy khi bệnh bùng phát. Một số thuốc thường đem lại hiệu quả là loperamid, diphenoxylate…

Thuốc đông y

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y, người mắc bệnh có thể điều trị bằng những bài thuốc y học cổ truyền để cải thiện tình trạng viêm.

Theo Đông Y, viêm đại tràng bao gồm cả viêm đại tràng lên thuộc phúc thống (đau bụng) hoặc đại tràng ung (viêm đại tràng), chia làm 2 thể:

  • Táo kết co thắt.
  • Tỳ hư khí trệ.

Căn cứ vào đó mà áp dụng các bài thuốc thích hợp:

Táo kết co thắt với bài thuốc chứa các dược liệu: sinh địa 16g, rau má 16g, viễn chí 6g, đẳng sâm 16g, lá mơ lông 16g, táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, đại hoàng 4g, ngải tượng 12g, trần bì 6g, toan táo nhân 12g, chỉ xác 8g.

Do hư khí trệ với bài: đẳng sâm 16g, trích thảo 6g, đại táo 3 quả, đương quy 10g, quế 6g, mộc hương 8g, viễn chí 6g, gừng nướng 4 lát, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, phục thần 12g, táo nhân 12g.

Có thể bạn quan tâm: Chữa viêm đại tràng bằng các bài thuốc nam hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm đại tràng lên

Viêm đại tràng thường đi kèm tiêu chảy, cơ thể mất một lượng chất lỏng đáng kể sau mỗi đợt đi ngoài. Hơn nữa, đại tràng đang bị viêm cần được “nghỉ ngơi”. Nên ban đầu cần tránh thức ăn rắn và áp dụng chế độ ăn có nhiều chất lỏng.

Khi bệnh dần cải thiện, mục tiêu là xây dựng chế độ ăn khắc phục các triệu chứng, ngăn ngừa cơn bùng phát của bệnh và bảo vệ các tế bào bị viêm.

Thực phẩm cần phải tránh

Tùy thuộc vào từng bệnh nhân mà mức độ ảnh hưởng của mỗi loại thực phẩm là khác nhau. Ghi nhật ký có thể hữu ích và giúp bạn biết mình cần tránh các loại nào.

Khuyến cáo không nên ăn những thực phẩm sau:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, món ăn chiên rán.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa có chứa lactose.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: ngô, lê, dâu tây, rau họ cải (súp lơ, bông cải xanh)…
  • Thực phẩm nhiều đường: bánh ngọt, kẹo…
  • Nước ngọt, đồ uống có ga, rượu bia và các chất kích thích khác.

Thực phẩm tốt cho người viêm đại tràng lên

Duy trì một chế độ ăn uống đa dạng và giàu dinh dưỡng ngay cả khi bệnh thuyên giảm là điều cần thiết. Những thực phẩm nên được bổ sung từ từ để cơ thể đáp ứng tốt như:

  • Trái cây có ít chất xơ: chuối, dưa hấu…
  • Protein nạc: ức gà, thịt lợn nạc, đậu nành, trứng, đậu phụ…
  • Các loại rau không thuộc họ cải nên bỏ vỏ: dưa chuột, khoai tây, bí…
  • Thực phẩm có men vi sinh: kim chi, sữa chua, dưa muối…
  • Sữa tách béo, không chứa lactose.

7 thực phẩm chống viêm tốt nhất

Theo thông tin của Trường Đại học Harvard, 7 thực phẩm sau có chứa chất chống oxy hóa giúp chống viêm hiệu quả, có ích cho người viêm đại tràng:

  • Cà chua.
  • Dầu ô liu.
  • Rau lá xanh như rau bina, cải thìa…
  • Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân…
  • Cá giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi.
  • Trái cây như anh đào, cam…

Một số lưu ý khác cũng giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng và ngăn ngừa cơn bùng phát bệnh ở người viêm đại tràng lên như:

  • Ăn 4-6 bữa nhỏ hàng ngày thay vì 3 bữa lớn như truyền thống.
  • Ăn uống đúng giờ, đúng bữa, không nên ăn quá no, không bỏ bữa hoặc ăn quá muộn.
  • Ăn chậm nhai kỹ để giảm lượng không khí nuốt vào.
  • Sau khi ăn nên vận động nhẹ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
  • Uống đủ nước (2 – 2,5 lít/ngày), nước canh, nước ép cà chua… Uống từ từ, tránh dùng ống hút vì có thể nuốt phải không khí gây đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng.
  • Chế biến món ăn đơn giản: luộc, nướng, hấp.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường nhu động ruột ở mức độ vừa phải như đi bộ, chạy bộ, yoga, chơi cầu lông…
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo lắng quá mức, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.

Xem thêm: Thực đơn hằng ngày cho người bị viêm đại tràng

Tiên lượng cho người bị viêm đại tràng lên

Tùy thuộc nguyên nhân mà khả năng hồi phục khác nhau.

  • Người viêm đại tràng do nhiễm trùng có xu hướng khỏi bệnh tương đối nhanh chóng nếu được chăm sóc y tế kịp thời.
  • Viêm đại tràng do bệnh viêm ruột có thể phải điều trị suốt đời để kiểm soát triệu chứng. Mục tiêu với bất cứ bệnh mãn tính nào là giúp bệnh nhân có một cuộc sống bình thường với các triệu chứng ở mức tối thiểu.
  • Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ cần giảm thiểu yếu tố nguy cơ làm hẹp động mạch tiến triển. Vì vậy đòi hỏi phải có phương pháp điều trị đúng. Với trường hợp nghiêm trọng có thể cần phải phẫu thuật. Khi giải quyết được vấn đề này bệnh sẽ được cải thiện.

Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm đại tràng lên. Từ đó xây dựng được chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học để bệnh cải thiện được tốt nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Nguồn tham khảo

  • https://gut.bmj.com/content/4/4/316
  • https://www.medicinenet.com/colitis/article.htm
  • https://suckhoedoisong.vn/dong-y-dieu-tri-viem-dai-trang-1697318.htm
Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Chúc mừng Quốc Tế Hạnh Phúc, từ 20/03-31/03/2024, Tặng ngay 01 hộp Trà Hoa Cúc Táo Đỏ trị giá 180.000Đ khi tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS. Áp dụng đồng thời với chương trình Mua 6 tặng 1 hộp. Chi tiết liên hệ 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...