Trẻ bị tiêu chảy và sốt là do đâu? Nên xử lý thế nào?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên các bé rất hay bị mắc “bệnh vặt”, đặc biệt là tình trạng tiêu chảy hoặc sốt. Đôi khi, hai triệu chứng này có thể xảy ra cùng lúc, khiến cha mẹ càng thêm lo lắng. Vậy trẻ bị sốt và tiêu chảy là do đâu và nên làm gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bé bị sốt và tiêu chảy cùng lúc là do đâu?

Trẻ sơ sinh sẽ không bị sốt khi bị tiêu chảy thông thường, nhưng có một số trường hợp nhiễm virus hoặc viêm trong cơ thể sẽ gây sốt. Nếu là tiêu chảy thông thường, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày và chăm sóc bé nhiều, bé sẽ phục hồi sức khỏe dần dần.

Bé bị sốt và tiêu chảy cùng lúc có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, như là:

Thứ nhất, rotavirus là loại virus hàng đầu gây tiêu chảy và sốt ở trẻ em. Có hơn 90% trẻ dưới ba tuổi từng hơn một lần bị nhiễm loại virus này, đây là nguyên nhân nhập viện của 55% ca tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ và làm 2.772 trẻ tử vong. Rotavirus tồn tại ở khắp mọi nơi trong môi trường tự nhiên, vì thế trẻ có thể nhiễm phải bất cứ lúc nào. Chúng thường phát triển mạnh trong mùa nồm ẩm (Đông – Xuân). Cha mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh cho bé để tránh bị lây nhiễm.

Thứ hai, bé có thể bị sốt và tiêu chảy cùng lúc do virus cảm lạnh siêu vi. Tình trạng sốt và tiêu chảy đôi khi có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác như: chóng mặt, nhức đầu, yếu chân tay, ho và các triệu chứng khác.

Thứ ba, bé bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa như là: tắc ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa, viêm đại tràng…Nếu bé bị bệnh về đường ruột cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng nôn trớ, tiêu chảy kèm theo sốt. Bé còn nhỏ nên bản thân chức năng tiêu hóa rất kém, nếu ăn uống không đúng cách, ăn thực phẩm bẩn, ôi thiu thì dạ dày sẽ có phản ứng đào thải theo bản năng. Cơ dạ dày co bóp đẩy các chất trong cơ thể ra ngoài khiến bé bị nôn trớ. Khi cơ thể kích hoạt cơ chế kháng virus cũng sẽ khiến thân nhiệt của bé tăng cao và dẫn tới sốt.

Thứ tư, bé có thể bị tiêu chảy kèm theo sốt nhẹ do mọc răng hay sau khi tiêm phòng.

Nên làm gì nếu con bạn bị sốt và tiêu chảy?

Nếu trẻ bị sốt và tiêu chảy, cha mẹ nên hạ sốt cho trẻ kịp thời. Sau đây là những việc cha mẹ nên làm:

Hạ nhiệt cơ thể

Đầu tiên hãy kiểm tra thân nhiệt của con bằng nhiệt kế, nếu bé sốt không cao quá 38,5 độ thì có thể hạ nhiệt cho trẻ, không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Bạn cần làm mát cơ thể cho bé càng sớm càng tốt. Bạn nên cho con mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, lau người cho con bằng nước ấm để làm dịu cơn sốt, cho con uống nhiều nước và để con nghỉ ngơi. Các biện pháp hạ nhiệt kịp thời sẽ giúp ngăn chặn tình trạng sốt cao, tránh gây co giật cho bé.

Giữ ấm vùng bụng

Khi bé bị sốt và tiêu chảy, nên giữ ấm vùng bụng của bé để tránh các triệu chứng tiêu chảy trầm trọng hơn do lạnh.

Nếu trẻ bị tiêu chảy và sốt do cảm lạnh siêu vi, trong trường hợp này, mẹ nên chú ý giữ ấm cho bé, chú ý chế độ ăn uống, tránh để trẻ nổi nóng.

Lưu ý đến chế độ ăn uống

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có đường tiêu hóa yếu. Hãy đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Nếu trẻ không thích ăn thì đừng cố ép. Trong thời gian bé bị bệnh, nên cho bé nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, ăn một số thức ăn dễ tiêu, giữ ấm không để bị nhiễm lạnh, đặc biệt phải bảo vệ rốn khỏi bị nhiễm lạnh.

Nhịn ăn cấp tính: Một số bé bị tiêu chảy cấp tính, đi ngoài ra nước thì cần nhịn ăn tạm thời để làm cho ruột nghỉ ngơi hoàn toàn. Khi cần thiết, phải truyền dịch đường tĩnh mạch để bù nước và điện giải, ngăn ngừa tình trạng mất nước quá nhiều.

Chế độ ăn lỏng nhẹ: Trong thời gian bị sốt và tiêu chảy, chức năng tiêu hóa của trẻ bị suy yếu, nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Chia khẩu phần ăn làm nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no để giảm gánh nặng cho đường ruột, hệ tiêu hóa có thời gian nghỉ ngơi và để bé có thể hồi phục sớm hơn. Cha mẹ cần chú ý những điểm sau:

  • Khi trẻ bị sốt hoặc tiêu chảy, lượng nước và thức ăn của trẻ thường bị giảm vì cơ thể khó chịu, thực tế, lúc này trẻ cần nhiều hơn bình thường. Bổ sung nước là ưu tiên hàng đầu khi chăm sóc trẻ sốt và tiêu chảy.
  • Trong những ngày bị tiêu chảy thì nên ăn các móng lỏng như cháo, súp, canh loãng.
  • Sữa và đường sucrose bị cấm trong chế độ ăn lỏng vì dễ sinh khí và làm tiêu chảy trầm trọng hơn.
  • Với trẻ bú mẹ vẫn nên cho con tiếp tục bú, sữa mẹ có thể giúp bé tăng cường đề kháng để chiến đấu với mầm bệnh trong cơ thể.
  • Chú ý bổ sung vitamin đầy đủ từ trái cây và rau củ để tránh bị suy dinh dưỡng.
  • Không cho bé ăn những đồ ăn dễ gây kích thích đường ruột như là: thức ăn tanh lạnh, thức ăn sống, thức ăn thừa ôi thiu, thức ăn đồ uống lạnh, cay, kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, rau quả cứng và có chất xơ thô.

Lưu ý đến vấn đề vệ sinh

Vi khuẩn rất dễ sinh sôi trong mùa hè nên cần chú ý vệ sinh thực phẩm. Rau củ quả phải được ngâm rửa sạch sẽ, các dụng cụ sử dụng phải được đun sôi và khử trùng bằng nước sôi hàng ngày.

Mẹ cần hướng dẫn bé cách vệ sinh tay sau khi đại tiểu tiện và trước khi ăn, không để bé đưa tay lên miệng hoặc dùng tay bốc thức ăn.

Đồ chơi của bé nên được vệ sinh thường xuyên. Không để bé vui chơi ở những nơi bẩn, nhiều bùn đất, giữ trẻ tránh xa khỏi những nguồn lây nhiễm như phân của trẻ mắc tiêu chảy, vi khuẩn, virus gây bệnh…

Đưa bé đi khám

Nếu sau vài ngày, tình trạng tiêu chảy và sốt không cải thiện, mẹ nên đưa bé tới bệnh viện kịp thời kiểm tra mẫu phân và làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây sốt và tiêu chảy.

Tùy vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần tham khảo kỹ tư vấn của bác sĩ để điều trị bằng thuốc có hiệu quả. Không tự ý cho bé dùng thuốc tại nhà để tránh xảy ra những hậu quả không mong muốn.

Có thể bạn muốn biết: Bé bị tiêu chảy thì uống thuốc gì?

Một số cách chữa tiêu chảy tại nhà cho bé

Uống nước lá ổi

Lá ổi có thể coi là một giải pháp an toàn, tin cậy để trị tiêu chảy tại nhà. Trong lá ổi có đến 7% tanin pyrogalic, là một loại hợp chất cao phân tử, không bị hấp thu vào máu. Tanin có tác dụng làm săn se niêm mạc, giảm bớt tình trạng kích thích của ruột, đồng thời lại có tác dụng kháng khuẩn một cách tự nhiên.

Chuẩn bị:

  • Lá ổi non 15 lá
  • Nước sạch 1,5 cốc
  • Một ít muối

Cách làm: Mẹ lấy lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Tiếp đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi trong 30 phút nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.

Uống nước gạo rang

Chuẩn bị:

  • Gạo: 10g sao vàng
  • Lá ngải cứu khô: 15g
  • Đường đỏ: 10g

Cách làm: Tất cả cho vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút sau đó nhấc xuống để hơi nguội và uống hết. Mỗi ngày chỉ uống 1 lần, sau 2 ngày sẽ có kết quả tốt.

Ăn lá mơ

Một nắm lá mơ tía khoảng 100g (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước. Sau đó, rã lá mơ thật nhỏ rồi cho vào bát đập với 1 quả trứng gà, thêm chút muối cho dễ ăn sau đó trộn đều.

Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn (ngày 2 lần).

Trên đây là thông tin chia sẻ những điều cha mẹ cần làm khi trẻ bị tiêu chảy và sốt. Chức năng tiêu hóa của bé còn non yếu, là một người mẹ, nhất là với những chị em lần đầu làm mẹ, chắc hẳn sẽ có lúc bạn gặp khó khăn trong vấn đề nuôi con nhỏ. Vì vậy, hãy tích cực học hỏi các kiến thức cần thiết để chủ động hơn khi nuôi dạy và chăm sóc bé.

Nếu các bạn vẫn còn nhiều thắc mắc về chứng tiêu chảy kèm theo sốt ở trẻ, có thể gọi điện đến hotline miễn phí cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.

Cập nhật lúc: 24/10/2023
⭐ Chúc mừng Quốc Tế Hạnh Phúc, từ 20/03-31/03/2024, Tặng ngay 01 hộp Trà Hoa Cúc Táo Đỏ trị giá 180.000Đ khi tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS. Áp dụng đồng thời với chương trình Mua 6 tặng 1 hộp. Chi tiết liên hệ 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...