Trẻ 8 tháng bị tiêu chảy - cha mẹ nên làm gì?

Tiêu chảy là hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 8 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non yếu, nên khi bé bị tiêu chảy sẽ khiến mẹ lo lắng. Vậy, trong bài viết này, Trangphuclinh chia sẻ một số hướng dẫn cũng như lời khuyên để giúp các bậc cha mẹ chủ động hơn trong trong vấn đề chăm sóc con nhỏ khi trẻ 8 tháng bị tiêu chảy.

Trẻ 8 tháng bị tiêu chảy - cha mẹ nên làm gì?

Trẻ 8 tháng bị tiêu chảy – cha mẹ nên làm gì?

Cách xác định trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi. Là mẹ, trước tiên bạn phải hiểu được thói quen đi tiêu bình thường của trẻ để xác định liệu đó có phải là tiêu chảy hay không.

Ngoài việc quan sát số lần đi tiêu, bạn cũng cần chú ý đến hình dạng của phân, mùi phân, kết cấu phân có loãng hơn bình thường không, phân có lẫn nước hay không…Đây có thể là những đặc điểm quan trọng để nhận biết tiêu chảy ở trẻ 8 tháng tuổi.

Với trẻ sơ sinh số lượng đi ngoài của bé sẽ thay đổi tùy thuộc theo số tháng tuổi. Với những bé sơ sinh 8 tháng tuổi, số lần đi ngoài 1 – 2 lần/ ngày được coi là bình thường. Trẻ được xác định là tiêu chảy khi số lần đi đại tiện nhiều hơn 3 lần/ ngày. Số lần tiêu chảy lúc giảm lúc tăng. Trẻ bị tiêu chảy nghiêm trọng thì có thể đi ngoài phân lỏng trên 10 lần/ ngày.

Ngoài ra, cha mẹ hãy quan sát và nhận biết đặc điểm của phân khi trẻ đi ngoài:

  • Với trẻ bú sữa mẹ: Phân mềm, lỏng, màu vàng hoặc vàng cam, không nặng mùi.
  • Với những trẻ uống sữa công thức: Phân nặng mùi hơn trẻ bú mẹ, phân có xu hướng đặc hơn. Màu sắc có thể thay đổi từ xanh xám, vàng, hoặc nâu, phụ thuộc vào loại sữa công thức mà trẻ sử dụng.

Thông thường, các bé cũng sẽ có những triệu chứng khó chịu khác về đường tiêu hóa và triệu chứng toàn thân, tùy theo mức độ mất nước là nhẹ, vừa hay nặng.

trẻ 8 tháng đi ngoài 3 lần 1 ngày trở lên là điều khiến cha mẹ lo lắng

trẻ 8 tháng đi ngoài 3 lần 1 ngày trở lên là điều khiến cha mẹ lo lắng

  • Đau bụng
  • Bé quấy khóc, lười ăn, bỏ ăn
  • Trẻ 8 tháng đi ngoài 3 lần 1 ngày
  • Chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng nhiều
  • Thóp trũng, khóc không nước mắt, môi miệng khô,
  • Trẻ sụt cân
  • Trẻ lừ đừ, thậm chí hôn mê, co giật,
  • Rối loạn điện giải, nhiễm toan, nồng độ kali hoặc magie thấp

Bé 8 tháng bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi là một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Các yếu tố gây bệnh của căn bệnh này chủ yếu do:

  • Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chiếm 40% các trường hợp trẻ bị bệnh. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa đông, thời gian ủ bệnh từ 12 giờ – 5 ngày, kéo dài 3 ngày lên đến 1 tuần.

  • Có nhiều loại virus, vi khuẩn được xem là tác nhân khiến đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng.
    Virus Viêm dạ dày ruột do virus (thường được gọi là “cúm dạ dày”) là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em. Nó gây ra hiện tượng tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng thường kéo dài vài ngày và bệnh nhi có nguy cơ cao dễ bị mất nước.

    1. Rotavirus (thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) cũng có thể gây tiêu chảy. Các đợt bùng phát bệnh phổ biến hơn vào mùa đông và đầu xuân. Đáng mừng là vaccine rotavirus có khả năng bảo vệ trẻ khỏi loại virus này.
    2. Một loại virus đường ruột khác cũng chực chờ tấn công hệ tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, đó là Enterovirus. Loài này sinh sôi quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất trong những tháng mùa hè
    Vi khuẩn Nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ em, chẳng hạn như E. coli, Salmonella, Campylobacter, Shigella… Chúng thường xâm nhập hệ tiêu hóa sau khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, khiến trẻ đi ngoài phân lỏng và nôn mửa trong vòng vài giờ sau khi bị nhiễm.
    Ký sinh trùng Các loại ký sinh trùng được xem là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em bao gồm giardiasis và cryptosporidiosis.
  • Do trẻ bị dị ứng với protein có trong thực phẩm, các loại thịt, cá, sữa,…

  • Nguyên nhân khác là do trẻ mắc một bệnh liên quan đến đường ruột, chẳng hạn như viêm ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa,…

  • Chế độ ăn của trẻ không hợp lý: ăn quá nhiều thức ăn, thực phẩm chưa được nấu chín hay chế biến không sạch sẽ,…

  • Ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân bé bị tiêu chảy không thể không kể đến, thậm chí là tiêu chảy cấp với các biểu hiện như nôn ói, đi ngoài nhiều nên các bậc cha mẹ cần phải hết sức lưu ý.

Thời điểm nào trong năm trẻ dễ bị tiêu chảy nhất?

Tại nước ta, bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể xuất hiện quanh năm, song, có hai thời điểm bệnh thường xảy ra với số lượng lớn bệnh nhân, đó là:

  • Thời điểm vào mùa nóng: Đây là thời điểm có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn. Cùng với đó, người dân thường xuyên ăn uống bên ngoài nhiều hơn. Vì vậy, dễ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
  • Thời điểm vào mùa lạnh: Lúc này, người dân thường ở trong nhà, tập trung đông đúc, điều này sẽ tạo điều kiện cho virus lây lan. Vì vậy, trẻ cũng dễ mắc phải những đợt dịch tiêu chảy do virus, đặc biệt là do Rotavirus.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ 8 tháng bị đi ngoài nhiều lần trong ngày

Trẻ 8 tháng thường hiếu động, thích gặm, mút ngón tay hoặc đồ chơi

Trẻ 8 tháng thường hiếu động, thích gặm, mút ngón tay hoặc đồ chơi

  • Thức ăn của bé bị nhiễm khuẩn, kí sinh trùng là nguyên nhân chính khiến trẻ bị tiêu chảy. Nếu  bình bú không được khử trùng hoàn toàn, trẻ ăn phải thức ăn có vi khuẩn sẽ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa và tiêu chảy. Do đó, việc khử trùng bình bú và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là rất quan trọng. Bạn cũng đừng quên vệ sinh thường xuyên không gian vui chơi của bé, bé thích nhận biết đồ vật bằng miệng, vì vậy những đồ vật bé có thể ngậm vào miệng cần được rửa sạch thường xuyên.
  • Với một vài trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa công thức, nếu như đường ruột của trẻ không thể dung nạp được lactose, dị ứng với protein sữa động vật thì bé có thể bị tiêu chảy.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng có khả năng mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn những trẻ bình thường khác do hệ miễn dịch yếu.
  • Trẻ bị tiêu chảy cấp tái phát nhiều đợt, thường xuyên bị tiêu chảy thì có nguy cơ bị tiêu chảy kéo dài.
  • Một số cha mẹ vì sợ bé đói nên thường cho bé bú quá no hoặc tăng số lần bú trong ngày khiến bé bị khó tiêu, hệ tiêu hóa bị rối loạn, gây ra tiêu chảy.
  • Uống quá nhiều đồ uống vào mùa hè hoặc pha sữa với nước lạnh sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa của bé, dẫn đến hậu quả trực tiếp nhất là tiêu chảy.
  • Đói cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, khi bú không đều đặn, dịch tiêu hóa không tiết ra thường xuyên, từ đó làm giảm chức năng cơ thể.
  • Khi bé bị cảm lạnh, hoặc bị viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết và các bệnh khác cũng có thể gây rối loạn chức năng đường tiêu hóa, biểu hiện là triệu chứng tiêu chảy.
  • Các yếu tố bên trong cơ thể bé như khả năng điều chỉnh chức năng của hệ thần kinh kém, hệ tiêu hóa chưa trưởng thành, khả năng chống nhiễm trùng kém.
  • Một số bé có thể bị tiêu chảy trong quá trình mọc răng hay sau tiêm phòng, tiêu chảy thường đi kèm với sốt nhẹ, nhưng tình trạng này thường nhanh hết nên không đáng lo ngại.
  • Nếu cha mẹ cho bé dùng nhiều kháng sinh và uống kéo dài thì bé có thể bị tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột.

Bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày, cha mẹ nên làm gì?

Vì tiêu chảy là một trong những bệnh thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bé có thể tự khỏi bằng cách chăm sóc tại nhà nên không phải em bé nào bị tiêu chảy nào cũng cần phải nhập viện. Vậy, khi thấy con bị tiêu chảy, cha mẹ nên chăm sóc như thế nào. Để tìm hiểu điều này, bạn có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây.

Trẻ bị tiêu chảy nên điều chỉnh chế độ ăn

Ví dụ, nếu trẻ đang trong thời kì ăn dặm, nên ăn ít lại hoặc giảm tần suất của thức ăn bổ sung. Ngưng cho trẻ ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ. Trẻ chỉ 8 tháng tuổi vẫn còn bú mẹ, nên bạn cho con bú càng nhiều càng tốt để tăng cường sức đề kháng cho bé.

Đối với trẻ buồn nôn và nôn, ngoài thức ăn dễ tiêu, nên cho trẻ ăn một lượng nhỏ nhiều lần và cho ăn nước từ từ. Khi tiêu chảy, nôn trớ đặc biệt nặng có thể cho ăn ít hơn và chia làm nhiều bữa nhỏ.. Lúc này không nên nhịn ăn trong thời gian dài vì không tốt cho trẻ.

Khi chế biến thức ăn cho con, nên làm các món lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, thức ăn có nhiều rau xanh, cân đối đạm, mỡ, đường phù hợp để tránh làm tăng áp lực thẩm thấu, sẽ khiến tiêu chảy nghiêm trọng hơn.

trẻ 8 tháng bị tiêu chảy cần được bú mẹ nhiều hơn

trẻ 8 tháng bị tiêu chảy cần được bú mẹ nhiều hơn

Trẻ được bú sữa mẹ khi còn nhỏ có sức đề kháng đường ruột tốt hơn, vì vậy, việc vận động cho trẻ bú mẹ cũng rất hữu ích trong việc phòng chống tiêu chảy cho trẻ. Nếu bé đang uống sữa công thức, bạn nhận thấy rằng trong phân của con có lẫn bọt, váng, bé xì hơi nhiều, có nghĩa là đường ruột không dung nạp được lactose. Lúc này, mẹ cần cần đổi sang loại sữa bột khác dành riêng cho trẻ tiêu chảy, khi đó cơ thể bé sẽ làm quen dần và tránh được tình trạng tiêu chảy.

Luôn bổ sung nước trong quá trình điều trị tiêu chảy tại nhà cho bé. Triệu chứng phổ biến nhất của tiêu chảy cấp là mất nước, vì vậy việc bổ sung và khắc phục tình trạng mất nước là rất quan trọng, ngay cả trong trường hợp tiêu chảy cấp, ruột non vẫn giữ được 60% khả năng tiêu hóa và hấp thu nên ăn sớm có thể làm giảm các triệu chứng và cải thiện tình trạng dinh dưỡng; Thời gian ăn không quá 24 giờ, khi mới ăn nên cho bé ăn cháo, khoai tây hoặc thức ăn nhiều đường, tránh thức ăn quá nhiều dầu mỡ.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cầm ỉa chảy cho con

Với trẻ sơ sinh, việc sử dụng thuốc để điều trị cho bất cứ tình trạng nào của bé đều cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định áp dụng. Mặc dù việc sử dụng thuốc trị tiêu chảy có thể ngăn ngừa tiêu chảy nhưng đồng thời làm giảm nhu động ruột khiến chất độc không dễ đào thải ra ngoài khiến vi khuẩn phát triển. Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày có thể làm loạn khuẩn đường ruột, khi đó tình trạng tiêu chảy không những không cải thiện mà còn có thể nặng hơn. Vì thế, mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi cho con dùng thuốc.

Chú ý tới vấn đề vệ sinh

  • Ngoài việc điều trị cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy càng sớm càng tốt vấn đề vệ sinh cho bé hằng ngày cũng cần được quan tâm, đó cũng là một biện pháp tốt giúp bé sớm thoát khỏi những phiền toái của căn bệnh này.
  • Mẹ nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi và không gian vui chơi của bé, không để bé ngậm mút tay nhiều.
  • Cần sơ chế thức ăn sạch sẽ trước khi nấu, sử dụng dao và thớt thái đồ chín và đồ sống riêng biệt, thức ăn được che đậy cẩn thận để tránh ruồi nhặng. Vi khuẩn gây bệnh bám vào chân ruồi, sẽ lan qua thức ăn khi ruồi bu vào thức ăn. Vì thế, không nên cho trẻ ăn thức ăn đã để nguội lạnh hay nhiễm bẩn.
  • Không nên cho trẻ ăn thức ăn thừa, đã để lâu có thể bị ôi thiu.
  • Nếu trẻ đang bú bình cần rửa sạch bình sữa, núm vú rồi sau đó luộc bình trong nước sôi khoảng 15 phút.
  • Giữ gìn sạch sẽ nhà vệ sinh, không nên phóng uế bừa bãi vì làm ô nhiễm môi trường, nhất là làm bẩn nguồn nước, lây lan bệnh tạo thành dịch.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiêu. Người lớn trước khi chuẩn bị bữa ăn cũng nên rửa tay sạch sẽ.
Đảm bảo nguồn gốc thực phẩm khi cho con ăn
Đảm bảo nguồn gốc thực phẩm khi cho con ăn

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như:

  • Trẻ bị tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.
  • Trong phân có lẫn máu, máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.
  • Bụng đau khi sờ ấn.
  • Hiện tượng nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.
  • Có cách dấu hiệu mất nước năng như: Da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…
  • Trẻ tiêu chảy kèm theo sốt cao.

Cha mẹ luôn bên cạnh, theo dõi và chăm sóc khi trẻ tiêu chảy

Cha mẹ luôn bên cạnh, theo dõi và chăm sóc khi trẻ tiêu chảy

Trẻ 8 tháng tuổi bị đi ngoài phần lớn là không đáng lo ngại, tuy nhiên cha mẹ cần theo dõi trẻ chặt chẽ để theo dõi diễn biến sức khoẻ để kịp thời khắc phục. Điều chỉnh chế độ ăn của trẻ sau khi phục hồi cũng là điều quan trọng cha  mẹ cần làm để giúp con nhanh khoẻ và bảo vệ sức khoẻ tiêu hoá của con.

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn 100% tiền nếu không hiệu quả sau 2 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1506 (miễn cước gọi ) để được hướng dẫn chi tiết.
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • Nguyễn nhài đã bình luận

    10/06/2018 14:15

    Cho e hỏi con e từ khi sinh vua mẹ hoàn toàn trong 5 tháng cháu đi ngoài phân rất chua có ngày 4 5 lần .hiện con e ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      23/11/2022 09:25

      Chào bạn! Theo mô tả, rất có thể bé nhà bạn đang bị rối loạn tiêu hóa. Bạn nên đưa bé đi khám để nắm rõ tình hình cụ thể của ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...