Tìm hiểu các loại thuốc điều trị chứng tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Tiêu chảy thường tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị đặc biệt, nhưng cũng có trường hợp tiêu chảy kéo dài gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như là mất nước, suy nhược cơ thể, thậm chí là tử vong.

Dưới đây là danh sách các loại thuốc trị tiêu chảy mà bạn cần biết để áp dụng đúng cách trong những trường hợp cần thiết.

Thông tin chung về chứng tiêu chảy

Nguyên nhân gây tiêu chảy là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột. Lúc đó cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách:

  • Huy động nhiều nước vào ruột để hòa tan các siêu vi khuẩn và các chất độc do chúng sinh ra
  • Co bóp mạnh để đẩy nước ra ngoài đồng thời mang theo siêu vi khuẩn và các chất độc ra ngoài

Khi bị thải ra quá nhiều nước mà không được bù vào, đồng thời mất cả chất điện giải, cơ thể sẽ nhanh chóng mệt mỏi, suy kiệt.

Tiêu chảy có thể gặp ở mọi đối tượng, phổ biến nhất là trẻ em. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do các loại vi khuẩn,virus, kí sinh trùng lây nhiễm từ thức ăn hoặc phân của người bệnh.

Những nguyên nhân sau đây có thể là điều kiện phát sinh tiêu chảy, gồm có:

  • Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
  • Không dung nạp thực phẩm (không dung nạp lactose, fructose, glutin…)
  • Dị ứng với thực phẩm
  • Các bệnh về đường ruột (viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh crohn…)
  • Bệnh lý toàn thân (bệnh tuyến giáp, đái tháo đường,…)
  • Ảnh hưởng sau phẫu thuật dạ dày hay phẫu thuật túi mật
  • Tác dụng phụ của thuốc gây loạn khuẩn đường ruột

Phân loại tiêu chảy

Tiêu chảy bao gồm 2 loại:

Tiêu chảy cấp: Xảy ra đột ngột nhưng chỉ kéo dài vài ngày, có thể trên 1 tuần nhưng không quá 2 tuần

Tiêu chảy mạn tính: Thời gian kéo dài trên 2 tuần, 1 tháng thậm chí có thể hơn nữa. Có ngày tiêu chảy ít, có ngày tiêu chảy nhiều, có ngày tưởng như khỏi bệnh thì lại tái phát ngay, dạng này thường ít gặp hơn tiêu chảy cấp. Tiêu chảy mãn tính có thể là biểu hiện của những tình trạng nghiêm trọng về đường ruột. Do đó, nếu sau vài tuần tiêu chảy không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp.

Triệu chứng bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Phần nhiều phụ thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh. Một người được coi là mắc bệnh ỉa chảy nếu có những biểu hiện dưới đây:

  • Đi đại tiện từ 3 lần trở lên trong ngày
  • Phân lỏng hoặc toàn nước
  • Đôi khi phân lẫn máu
  • Đầy bụng, đau bụng
  • Lên cơn sốt
  • Mất nước (mắt khô, trũng, khát nước, lưỡi khô, da nhăn…)

Các loại thuốc điều trị tiêu chảy

Thuốc điều trị tiêu chảy được chia làm 4 nhóm, gồm có:

Dung dịch bù nước và điện giải

Oresol

Đa phần trong các trường hợp bị tiêu chảy thì người bệnh sẽ được điều trị tại nhà bằng cách bù nước và điện giải thông qua dung dịch oresol. Oresol là dạng thuốc bột, có các thành phần như là Natri clorid, Natri bicarbonat, Kali clorid, Glucose khan, phụ liệu…

Những người bị tiêu chảy cấp, mất nước nhiều thì cần uống oresol để bù lại lượng nước và các khoáng chất đã mất.

Thế nhưng, không phải đối tượng nào bị tiêu chảy cũng có thể sử dụng loại thuốc này. Bởi thành phần chủ yếu của dung dịch oresol là muối và đường nên chống chỉ định với những người bị suy thận cấp, không dung nạp glucose, người bị thủng ruột, tắc ruột, liệt ruột hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Bạn có thể tham khảo liều dùng thuốc Oresol sau đây:

  • Phòng ngừa mất nước do tiêu chảy: 10ml/lần uống;
  • Bù mất nước khi bị tiêu chảy: 75ml/lần uống

Để tránh những sai lầm đáng tiếc, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm, uống đúng liều lượng theo chỉ định.

Hydrit

Hydrite là thuốc dạng viên nén, có tác dụng tương tự như oresol. Loại thuốc này pha với nước để thành dung dịch uống giúp bù nước và điện giải cho những người bị tiêu chảy cấp, nôn mửa và tiêu hao do biến dưỡng khi vận động quá sức (chủ yếu là các vận động viên thể thao).

Hydrite có các các thành phần như: NaCl (350mg), Na bicarbonat (250mg), KC (150mg), glucose khan (2mg).

Mặc dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, Hydrit có thể gây ra một vài tác dụng phụ như là tăng natri máu, giảm tiết nước bọt, tăng cảm giác khát, sưng phù bàn chân, cẳng thân, chảy nước mắt…

Bạn có thể tham khảo liều lượng dùng (cho người lớn) sau đây:

  • Hòa tan 2 viên thuốc với 200ml nước, sả dụng 10ml/kg, uống sau mỗi lần đi ngoài tiêu chảy.
  • Sử dụng 75 ml/ kg. Uống  ngay trong 4 giờ đầu ngay khi xuất hiện những dấu hiệu của tiêu chảy.

Hiện chưa có nghiên cứu và công bố liều dùng về loại thuốc này cho trẻ em, vì thế cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng.

Để ngăn ngừa tác dụng phụ và điều trị tiêu chảy bằng Hydrit hiệu quả, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng về cách dùng cũng như các trường hợp chống chỉ định khi dùng thuốc.

*** Ngoài việc bù dịch bằng các loại thuốc nói trên, người bệnh cũng cần bù dịch theo cách tự nhiên như là uống bổ sung thêm nhiều nước hơn, ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Nếu là trẻ sơ sinh, cha mẹ cần cho bé bú nhiều hơn.

Tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt để bệnh không trở nên xấu đi.

Tuyệt đối không nên nhịn ăn, điều này hết sức sai lầm và nguy hiểm, vì dù bị tiêu chảy nhưng cơ thể vẫn có khả năng hấp thụ 70% chất dinh dưỡng. Nếu cung cấp dinh dưỡng hợp lý làm cho bệnh nhanh khỏi hơn.

Các chất hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột

Diosmectite (smecta)

Diosmectite là một loại thuốc bảo vệ niêm mạc ruột, có tác dụng tạo một lớp màng mỏng để bảo vệ niêm mạc ruột. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng hấp phụ các loại độc tố thải ra từ vi khuẩn gây hại trong đường ruột, khí thừa trong ruột hay cầm máu tại chỗ.

Loại thuốc này không có chống chỉ định, nên người bệnh không cần lo sợ khi dùng quá liều. Hơn nữa, đối tượng là trẻ sơ sinh và bà bầu, bệnh nhân gan thận cũng có thể sử dụng được.

Mặc dù vậy, Diosmectite chỉ là loại thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện tình trạng tiêu chảy, cải thiện khuôn phân, giảm lượng phân bài tiết ra ngoài, chứ không có tác dụng điều trị tận gốc nguyên nhân gây tiêu chảy.

Liều dùng: gói bột 3g atapulgit hoạt hóa, uống 2 – 3 gói/ ngày.

Lưu ý: Khi uống thuốc, không dùng chung với sữa và các thuốc khác vì có thể làm giảm khả năng hấp thu các thuốc uống kèm.

Atapulgit

Atapulgit là hydrat nhôm magnesi silicat chủ yếu là một loại đất sét vô cơ có thành phần và lý tính tương tự như kaolin.

Atapulgit hoạt hóa được dùng làm chất hấp phụ cho những trường hợp bị tiêu chảy, thuốc có khả năng bao phủ niêm mạc ruột rất tốt, bằng cách dàn đều một lớp màng bao phủ khắp niêm mạc ruột. thành lớp màng đồng đều. Từ đó giúp ngăn chặn tình trạng tiêu chảy và mất nước.

Liều dùng: Gói bột 3g, 2- 3 gói/ ngày, uống xa bữa ăn

Loại thuốc này được đánh giá là an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, khi dùng liều cao hoặc kéo dài, thuốc có thể gây ra táo bón, thiếu hụt phospho. Vì vậy tuyệt đối không dùng quá liều. Chống chỉ định sử dụng thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi.

Các chất làm giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột

Nhu động ruột co bóp quá mạnh thường là nguyên nhân khiến tiêu chảy xảy ra, vì thế để giảm sự vận chuyển trong đường ruột thì người bị táo bón có thể sử dụng các loại thuốc như Loperamid, diphenoxylate…

Loperamid

  • Loperamind được chỉ định cho những trường hợp bị tiêu chảy cấp không biến chứng hay tiêu chảy mãn tính ở người lớn.
  • Không sử dụng khi mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Không sử dụng với những trường hợp bị viêm đại tràng nghiêm trọng, tổn thương gan, hội chứng lỵ, chướng bụng.
  • Tác dụng phụ có thể gặp phải, bao gồm: dị ứng, đau đầu, đau bụng, táo bón, buồn nôn, chướng bụng….

Diphenoxylate

  • Diphenoxylate không nên dùng cho trẻ nhỏ vì có nguy cơ gây ra suy hô hấp.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai, người bị tiêu chảy do nhiễm trùng.
  • Không dùng chung với các loại thuốc trầm cảm hay bia rượu.
  • Một số tác dụng phụ được ghi nhận ở loại thuốc này là: nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, ảo giác, buồn nôn,…

** Người bệnh cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc theo liều lượng phù hợp.

Men vi sinh

Thuốc có tác dụng lập lại thăng bằng vi khuẩn cộng sinh trong ruột, kích thích vi khuẩn hủy saccharose phát triển, kích thích miễn dịch không đặc hiệu của niêm mạc ruột và diệt khuẩn, được dùng trong các trường hợp tiêu chảy do loạn khuẩn ở ruột.

Men vi sinh thực chất không phải là thuốc mà là các loại vi khuẩn hay nấm có lợi cho hệ tiêu hóa như là Lactobacillus acidophilus,  Bifidobacterium…Những người bị tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh thì có thể bổ sung men vi sinh để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, loại trừ những loại nấm khuẩn gây hại, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.

Để bổ sung Lactobacillus acidophilu, người bị tiêu chảy có thể uống chế phẩm Antibio dạng bột gói 1g. chứa 100 triệu vi khuẩn sống. Liều dùng: Người lớn uống mỗi lần 1 gói, ngày 3 lần. Trẻ em uống mỗi ngày 1- 2 gói.

Để bổ sung Bifidobacterium, người bị tiêu chảy có thể uống chế phẩm Ultra- levure, dạng viên nang, có chứa Saccharomyces boulardii đông khô 56,5mg. Liều dùng: Mỗi lần uống 1 viên, ngày 4 lần.

Xem thêm:

Những lưu ý giúp phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả

Bệnh tiêu chảy thường lây lan qua con đường tiêu hóa, thủ phạm chính do vi khuẩn gây nên. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa một cách hiệu quả nếu chúng ta biết cách. Dưới đây là một số cách phòng chống căn bệnh thường gặp này.

Vệ sinh cá nhân và môi trường

  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Nhà có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.
  • Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, cloramin B…vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn
  • Hạn chế ra vào trong vùng có dịch

An toàn vệ sinh thực phẩm

  • Thực hiện ăn chín uống sôi
  • Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…

Xem thêm: Khi bị tiêu chảy nên ăn gì, uống gì?

Sử dụng nguồn nước sạch

  • Nguồn nước sạch phải được đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.
  • Tất cả nước ăn uống phải được sát khuẩn bằng hóa chất cloramin B
  • Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng.

Khi có tiêu chảy cấp

Nếu có hiện tượng tiêu chảy cấp cần báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời, để tránh hiện tượng bệnh lây lan.

Tham khảo: Thực phẩm chức năng Tràng Phục Linh PLUS
Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Chúc mừng Quốc Tế Hạnh Phúc, từ 20/03-31/03/2024, Tặng ngay 01 hộp Trà Hoa Cúc Táo Đỏ trị giá 180.000Đ khi tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS. Áp dụng đồng thời với chương trình Mua 6 tặng 1 hộp. Chi tiết liên hệ 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...