Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt là bệnh lý nằm trong các rối loạn chức năng ống tiêu hóa. Bệnh gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khi bị hội chứng ruột kích thích dùng thuốc gì? Cùng tìm hiểu thắc mắc trên qua những thông tin dưới đây.
Thông tin về hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS – Irritable bowel syndrome) hay còn gọi là Viêm đại tràng co thắt đó là các rối loạn chức năng của đại tràng, tái đi tái lại nhiều lần mà người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm nhưng đều không thấy bất kỳ một tổn thương thực thể nào về giải phẩu, tổ chức học cũng như sinh hóa ở ruột.
Cho tới nay nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng hội chứng này có thể do nhiều yếu tố gây ra:
- Thành ruột được lót bằng các lớp cơ có khả năng co bóp và thư giãn nhịp nhàng trong quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày qua ruột đến trực tràng. Khi bạn bị hội chứng ruột kích thích, các cơn co thắt có thể mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường nên sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Ngược lại, khi ruột co thắt yếu, quá trình vận chuyển thức ăn sẽ diễn ra chậm làm cho phân trở nên cứng và khô.
- Những bất thường của hệ thần kinh ở đường tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân làm cho bạn cảm thấy khó chịu hơn bình thường khi bụng bị trướng hơi hoặc đầy phân. Sự phối hợp kém hiệu quả giữa các tín hiệu của não và ruột có thể làm cho cơ thể của bạn phản ứng quá mức với những thay đổi thường xảy ra trong quá trình tiêu hóa. Sự phản ứng quá mức này có thể làm cho bạn bị đau, tiêu chảy hoặc táo bón.
=> Xem kĩ : Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
Các triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng ống tiêu hóa, không tìm thấy tổn thương thực thể hay rối loạn sinh học nào. Người bệnh thường gặp các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón,…
- Đau bụng: Triệu chứng gặp khá phổ biến ở người bệnh hội chứng ruột kích thích, đau khiến người bệnh phải thức dậy ngay cả khi đang ngủ. Đau tăng lên khi bệnh nhân cảm thấy căng thẳng hoặc mệt nhọc, giảm đau khi nghỉ ngơi.
- Cảm giác nặng bụng: Bụng có cảm giác như có khối đá đè trong bụng, đau và khó chịu bớt khi đi đại tiện, trung tiện được và tăng lên khi người bệnh bị táo bón
- Táo bón hoặc tiêu chảy, có người bệnh bị táo bón xen lẫn với tiêu chảy. Tiêu chảy thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ăn. Sau khi đi ngoài 3 – 4 lần, phân nhiều nhầy, nước người bệnh sẽ thấy đỡ đau hơn và có thể sinh hoạt bình thường. Táo bón ở người bị hội chứng ruột kích thích thường kết hợp với đau bụng; thường ở bụng dưới. Khi trung tiện được hoặc đi ngoài xong thì đỡ đau hoặc hết hẳn.
- Các triệu chứng khác như đái khó, rối loạn về phụ khoa, đau nhức đầu, đau lưng, mệt mỏi, khó ngủ, đau cơ. Mệt mỏi hay gặp nhất và gây trở ngại nhất.
- Các triệu chứng về tâm lý thường gặp ở người bệnh hội chứng ruột kích thích là suy sụp, lo lắng.
Khi nào bệnh hội chứng ruột kích thích nên đi gặp bác sĩ
Nếu bạn có sự thay đổi liên tục về thói quen đi tiêu hoặc nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của HCRKT thì điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ, vì điều này có thể giúp bạn phát hiện một bệnh lý nghiêm trọng hơn, ví dụ như ung thư đại tràng.
Các triệu chứng có thể cho thấy một tình trạng nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Chảy máu trực tràng
- Đau bụng ngày càng nhiều và xảy ra vào ban đêm
- Sụt cân.
Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra các biện pháp để giảm triệu chứng cũng như loại trừ các bệnh ở đại tràng, như bệnh viêm ruột và ung thư đại tràng. Bác sĩ còn có thể giúp bạn phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra từ các vấn đề như tiêu chảy mãn tính.
Đau bụng, chảy máu trực tràng và sụt cân nhanh chóng khi đó bạn nên đến gặp bác sĩ
Thuốc dùng trong điều trị hội chứng ruột kích thích
Phần lớn người bệnh hội chứng ruột kích thích đều không có khả năng điều trị bệnh khỏi hoàn toàn. Việc điều trị bệnh theo triệu chứng nổi trội là hợp lý và hữu ích.
Bên cạnh điều trị người bệnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý. Hạn chế các thức ăn làm tăng tình trạng bệnh như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, ăn uống thái quá, nhiều chất béo, tránh sinh hoạt làm việc căng thẳng. Ngoài ra, thuốc nhuận tràng đôi khi cũng làm tăng triệu chứng.
Khi cần phải điều trị bằng thuốc, tùy vào triệu chứng nổi trội và nên phối hợp các thuốc:
Thuốc chống tiêu chảy
- Loperamid (inodium) là một opioid, không qua hàng rào máu não, làm giảm nhu động ruột. Viên 2mg, 1-2viên x 2-3 lần/ngày.
- Diphenoxylate (diarsed), viên có chứa diphenoxylate và atropine, điều trị tăng vận động ruột.
Thuốc chống táo bón
Forlax gói 10g. Cisapride cũng có khả năng làm tăng vận động chuyển ruột.
Thuốc chống đau
Người bệnh hội chứng ruột kích thích nếu triệu chứng đau là nổi trội có thể dùng các thuốc chống co thắt, kháng cholin, các thuốc chống trầm cảm, an thần, các thuốc ức chế kênh calci, các thuốc điều chỉnh ngưỡng đau.
Nếu đau xảy ra sau khi ăn:
- Dicyclomine, dicycloverine (kremil-S)
- Chống co thắt uống spasmaverine
- Thuốc kháng cholinergic; pinaverium (dicetel)
- Thuốc đối kháng Ca ở dạ dày – ruột, trimebutine (debridat); nospa viên; mebeverine (dupastaline), một dẫn chất của papaverine.
Bệnh điều trị dứt điểm rất khó khăn do đó, người bệnh cần hiểu về tình trạng bệnh của mình để duy trì cuộc sống ổn định và thích nghi với nó.
Giải pháp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả
Để điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả, phòng ngừa tái phát người bệnh nên kết hợp với các yếu tố sau:
Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Khi chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị sử dụng thuốc của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc chữa bệnh bừa bãi không theo chỉ định. Nếu các triệu chứng tái phát cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị.
Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý giúp người bệnh hạn chế các triệu chứng của bệnh. Người bệnh lên danh sách những đồ ăn, thức uống nên và không nên ăn giúp cải thiện triệu chứng. Người bệnh nên chú ý tìm hiểu hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng gì để có thể điều trị phòng ngừa và giảm thiểu những triệu chứng khó chịu của bệnh
Bên cạnh đó, ăn uống đúng giờ, không nên bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ. Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ hợp lý giúp cải thiện triệu chứng bệnh
Hoạt động thể chất
Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Massage phù hợp, đúng cách: Người bệnh nên có chế độ thể dục vào một khung giờ nhất định, đều đặn 1 lần/ngày kết hợp cùng massage bụng để có một tâm trí tốt, giúp đầu óc không rơi vào trạng thái căng thẳng.
Quản lý căng thẳng
Stress là yếu tố nguy cơ hàng đầu làm khởi phát và gia tăng hội chứng ruột kích thích. Do đó, người bệnh cần quản lý tốt căng thẳng, stress giúp hỗ trợ điều trị Hội chứng ruột kích thích hiệu quả.
Kết hợp sử dụng đúng sản phẩm hỗ trợ: Tràng Phục Linh Plus
Tràng Phục Linh Plus là sản phẩm đầu tiên trên thị trường hướng tới việc giúp ổn định thần kinh đại tràng, giảm co thắt – yếu tố tiên quyết giúp bệnh ổn định trở lại.
Sản phẩm có chứa Bạch phục linh giúp giảm đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, Bạch truật giúp điều hòa nhu động ruột, cầm nhanh các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống, rối loạn đại tiện, rối loạn thể chất phân… và ImmuneGamma trong sản phẩm có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng, từ đó giúp ngăn ngừa tái phát bệnh hiệu quả:
- Cao Bạch Truật ……………..200mg
- Cao Bạch Phục Linh ………..50mg
- Cao Bạch Thược …………..50mg
- Cao Hoàng Bá ………………50mg
- 5-HTP …………………………3mg
- ImmuneGamma ……………..100mg
Tất thành phần trên được kết hợp và tạo thành sản phẩm Tràng Phục Linh Plus – Một sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho Hội chứng ruột kích thích và Đại tràng co thắt với các công dụng vượt trội:
- Giúp giảm các cảm giác căng thẳng, stress kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột dễ kích thích, viêm đại tràng, phân sống, phân nát
- Giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa