Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt là tình trạng rối loạn thường gặp ở ruột già. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng, chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón. Bệnh gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt. Việc điều trị bệnh cần phối hợp nhiều yếu tố khác nhau, có nhiều người bệnh vì nóng vội mà mắc sai lầm trong điều trị khiến bệnh chữa mãi không khỏi.
Mục lục
- 1. Hiểu đúng về hội chứng ruột kích thích
- 2. Hội chứng ruột kích thích gây ra triệu chứng gì?
- 3. Khi nào cần gặp bác sĩ ?
- 4. Sai lầm thường gặp khi điều trị hội chứng ruột kích thích
- 5. Phong cách sống và biện pháp khắc phục hội chứng ruột kích thích
- 6. Sử dụng Tràng Phục Linh Plus đẩy lùi triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Hiểu đúng về hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Hội chứng này thường gây co thắt, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. HCRKT là một tình trạng mãn tính mà bạn cần phải kiểm soát dài hạn.
Mặc dù vẫn có các dấu hiệu và triệu chứng gây khó chịu nhưng khác với bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là các dạng của bệnh viêm ruột, HCRKT không làm thay đổi mô ruột hoặc tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Đọc hiểu hơn: Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích gây ra triệu chứng gì?
Hội chứng ruột kích thích là rối loạn thường gặp gây ảnh hưởng tới ruột già. Bệnh thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu làm xáo trộn thói quen sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, dù xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu nhưng hội chứng ruột kích thích không gây tổn thương vĩnh viễn tới ruột già.
Các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích khác nhau tùy từng ngừoi bệnh, trong số đó có những dấu hiệu phổ biến:
- Đau bụng, đau rút
- Bụng đầy hơi
- Cảm giác bụng khó chịu
- Tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón
- Có chất nhầy trong phân
Trong nhiều trường hợp, dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích nặng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh do đó cần được điều trị sớm.
Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh hội chứng ruột kích thích
Khi nào cần gặp bác sĩ ?
Nếu bạn có sự thay đổi liên tục về thói quen đi tiêu hoặc nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của hooijc hứng ruột kích thích thì điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ, vì điều này có thể giúp bạn phát hiện một bệnh lý nghiêm trọng hơn, ví dụ như ung thư đại tràng.
Các triệu chứng có thể cho thấy một tình trạng nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Chảy máu trực tràng
- Đau bụng ngày càng nhiều và xảy ra vào ban đêm
- Sụt cân.
Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra các biện pháp để giảm triệu chứng cũng như loại trừ các bệnh ở đại tràng, như bệnh viêm ruột và ung thư đại tràng. Bác sĩ còn có thể giúp bạn phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra từ các vấn đề như tiêu chảy mãn tính.
Sai lầm thường gặp khi điều trị hội chứng ruột kích thích
Khi mắc hội chứng ruột kích thích nhiều người thường chủ quan nên mắc sai lầm trong điều trị khiến bệnh chữa mãi không khỏi và dễ biến chứng thành các bệnh lý đường ruột nguy hiểm khác. Cùng điểm danh những sai lầm người bệnh dễ mắc phải khi điều trị:
Chỉ chú trọng chữa triệu chứng của bệnh
Khi xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài phân lỏng, phân táo,…người bệnh chỉ chú trọng điều trị các triệu chứng cấp cứu tạm thời ví dụ như:
- Uống thuốc giảm đau
- Thuốc cầm tiêu chảy
- Thuốc nhuận tràng,…
Hoặc đơn giản chỉ bổ sung một số loại men tiêu hóa và men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa lúc đó cho tới khi thấy các triệu chứng giảm là thôi.
Cách chữa này chỉ chữa được phần ngọn nhưng không chữa được nguyên nhân gốc rễ. Vì vậy, các triệu chứng của bệnh tái đi tái lại mà không dứt hẳn bởi nguyên nhân sâu xa là nhiều lần đau bụng đi ngoài cộng với uống thuốc đặc trị nhiều lần làm chết hết lợi khuẩn đường ruột . Bên cạnh đó, việc sử dụng các thuốc chữa triệu chứng gây ảnh hưởng tới đường ruột nên chỉ cần ăn uống không cẩn thận, ăn thức ăn lạ, sống là lập tức bị đau bụng đi ngoài.
Căng thẳng, lo lắng khiến bệnh càng trở nặng
Người bệnh thường bị các triệu chứng đeo bám như đi ngoài, chướng hơi, đầy bụng, ăn uống không tiêu, phân lúc lỏng lúc táo, nát, sống,.. Các triệu chứng kéo dài không dứt khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên, tinh thần luôn căng thẳng, lo lắng vì sợ bệnh hiểm nghèo. Chính vì lo lắng khiến tình trạng bệnh ngày một nặng hơn, tạo thành vòng luẩn quẩn mãi không khỏi.
Theo nghiên cứu đã chỉ ra trong đường ruột của con người có khoảng 100 triệu tế bào thần kinh kết nối với não bộ, nên được gọi là hệ trục não – ruột. Khi não bị căng thẳng sẽ tác động xuống làm rối loạn nhu động ruột, co bóp thất thường gây nên các cơn đau dữ dội, đồng thời lợi khuẩn sẽ bị tiêu diệt một lượng lớn nên mỗi khi đau bụng xong là sẽ đau bụng, đi ngoài. Khi não bị căng thẳng sẽ gây tác động xấu làm rối loạn nhu động ruột, co bóp bất thường gây nên những cơn đau dữ dội, đi ngoài. Người bệnh nên có biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng như tập yoga, thiền, khí công, thể dục nhẹ nhàng giúp giảm đi những mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống, tư tưởng thoải mái hơn.
Tập yoga giúp giải tỏa stress, nâng cáo sức khỏe
Không kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh khiến tình trạng chậm tiến triển
Không kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh khiến tình trạng chậm tiến triển. Thói quen ăn uống, sinh hoạt sẽ góp 40% tỷ lệ điều trị thành công. Bởi vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc, người mắc Hội chứng ruột kích thích nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý.
Lời khuyên cho người mắc đại tràng co thắt là: không bỏ bữa, cố gắng ăn đúng giờ mỗi ngày, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, café, thuốc lá…; hạn chế ăn đồ tanh, đồ sống hay các thực phẩm có vị chua, cay; các đồ ăn dễ sinh hơi như khoai sắn, bánh mỳ, bánh kẹo ngọt cũng cần chú ý để tránh bị chướng bụng khó chịu. Tuy nhiên, người mắc cũng không nên kiêng khem quá mức, dẫn đến giảm sức đề kháng khiến hội chứng ruột kích thích dễ tái phát hơn.
Thiếu kiên trì trong điều trị
Người mắc hội chứng ruột kích thường xuyên bị những cơn đau co thắt và tình trạng rối loạn tiêu hóa hành hạ, dẫn đến chất lượng cuộc sống bị giảm sút nghiêm trọng. Vì thế mà họ chỉ muốn mau chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu, nhưng lại ngừng thuốc ngay khi thấy tình trạng đỡ hơn. Chính sự thiếu kiên trì khi điều trị là yếu tố khiến triệu chứng dễ tái phát và diễn biến phức tạp.
Hội chứng ruột kích thích là bệnh mãn tính, hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nên nhiều bệnh nhân lựa chọn các giải pháp từ thảo dược an toàn, ít tác dụng phụ để có thể sử dụng lâu dài mà không ảnh hưởng đến dạ dày.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các sản phẩm thảo dược cần có thời gian để phát huy tác dụng, tối thiểu là 15 ngày đến 1 tháng và liệu trình khuyên dùng tốt nhất là từ 3-6 tháng để ổn định tình trạng. Hãy tuân thủ các hướng dẫn đi kèm về liều dùng, cách dùng sản phẩm để phát huy tối đa tác dụng, như vậy hiệu quả mà bạn nhận được mới cao.
Phong cách sống và biện pháp khắc phục hội chứng ruột kích thích
Trong nhiều trường hợp, việc thay đổi chế độ ăn uống và có lối sống lành mạnh có thể cải thiện tình trạng hội chứng ruột kích thích.
- Tránh các thực phẩm làm cho triệu chứng nặng hơn. Các thực phẩm, đồ uống như rượu bia, sô cô la, đồ uống chứa caffein như cà phê, nước ngọt, chất làm ngọt,…cần thận trọng Các loại đậu, bắp cải, súp lơ, bông cải xanh,…khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Thực phẩm béo cũng có thể là một vấn đề đối với một số người. Nhai kẹo cao su hoặc uống qua ống hút có thể dẫn đến nuốt không khí, gây ra khí nhiều hơn nữa.
- Không nên bỏ bữa, cố gắng ăn cùng một thời gian mỗi ngày giúp điều chỉnh chức năng của ruột. Với người bị tiêu chảy nên chia ăn nhiều bữa nhỏ sẽ tốt hơn. Nếu bị táo bón, ăn số lượng lớn các thực phẩm giàu chất xơ giúp thực phẩm di chuyển dễ dàng qua đường ruột.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể và giúp việc tiêu hóa thuận lợi
- Tập thể dục thường xuyên: giúp giải tỏa stress, giảm trầm cảm, kích thích các cơn co thắt bình thường của ruột. Bạn có thể tập từ từ và tăng dần số lượng thời gian tập thể dục
- Cần sử dụng thuốc chống tiêu chảy và thuốc nhuận tràng cẩn thận cần dưới sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
Một số liệu pháp giúp giảm triệu chứng của bệnh được áp dụng như:
- Châm cứu: Một số người dùng châm cứu giúp thư giãn co thắt và cải thiện chức năng của ruột
- Dùng một số loại thảo mộc: Bạc hà có tá dụng chống co thắt, làm thư giãn cơ trơn trong ruột. Bên cạnh đó, bạc hà cung cấp cứu trợ ngắn hạn triệu chứng ruột kích thích. Lưu ý, bạc hà có thể làm nặng thêm triệu chứng ợ nóng. Hãy thảo luận với bác sĩ để chắc chắn không tương tác hoặc trở ngại với thuốc đang dùng.
- Thôi miên. Thôi miên có thể làm giảm đau bụng và đầy hơi.
- Thường xuyên tập thể dục, yoga, xoa bóp hoặc thiền. Những bài tập có thể có những cách hiệu quả để làm giảm căng thẳng. Có thể học yoga và thiền định hoặc thực hành ở nhà bằng cách sử dụng sách hoặc video.
Sử dụng Tràng Phục Linh Plus đẩy lùi triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Sử dụng Tràng Phục Linh Plus là giải pháp tối ưu cho bệnh đại tràng co thắt giúp ổn định thần kinh đại tràng nhờ 5-HTP trong thành phần, tăng cường chức năng tiêu hóa, từ đó làm giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng của bệnh.
Sản phẩm Tràng Phục Linh Plus giúp hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng co thắt – hội chứng ruột kích thích. Bởi Tràng Phục Linh Plus là sự kết hợp giữa 4 thành phần thảo dược tự nhiên, cùng 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả bởi Đại học Y Hà Nội, nên an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ.
Tràng Phục Linh Plus giúp:
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràng
- Giảm đau bụng quặn thắt
- Khắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Tràng Phục Linh Plus với các thành phần từ thảo dược tự nhiên với các tác dụng nổi bật
– Giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần, trướng bụng sôi bụng, đi ngoài phân sống…
– Giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.
- Tìm nhà thuốc bán sản phẩm ở gần chỗ bạn nhất, hãy click VÀO ĐÂY
- Sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh