Trong quá trình thai kỳ có khá nhiều bà mẹ mắc chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống, ợ hơi… Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu những lời khuyên từ bác sĩ.
Mục lục
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng không bình thường diễn ra ở hệ tiêu hóa. Một số triệu chứng xuất hiện khi bị rối loạn tiêu hóa như: Buồn nôn và nôn, đau bụng âm ỉ, có khi từng cơn, có khi đau quặn, đi lỏng phân lúc nhão lúc rắn, bí trung tiện, bí đại tiện…
Hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi mang thai khá thường gặp, đây là tình trạng hệ tiêu hóa gặp bất thường khiến cho việc hấp thu và tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa khi mang thai:
- Táo bón, tiêu chảy
- Buồn nôn, nôn
- Đau bụng
- Ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu
- Chán ăn
Tuy là là những triệu chứng thông thường nhưng nó ảnh hưởng khá nhiều đến cuốc sống và sức khỏe của mẹ bầu.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở bà bầu
1. Nội tiết tố thay đổi
Nội tiết tố trong cơ thể chị em khi mang thai là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiêu hóa. Khi mang thai, hormone trong cơ thể thay đổi, nồng độ progesterone tăng cao khi bắt đầu mang bầu sẽ thay đổi chức năng nhu động ruột. Hệ tiêu hóa bà bầu gặp vấn đề, thức ăn tiêu hóa chậm dễ gây táo bón.
Ngoài ra, nồng độ progesterone tăng, các tế bào liên kết giữa dạ dày và thực quản sẽ giảm khiến cho mẹ bầu dễ gặp triệu chứng đầy bụng, ợ hơi…
2. Thay đổi thể chất bên trong khi tử cung
Khi thai nhi phát triển to lên đồng nghĩa với việc kích thước tử cung cũng tăng lên. Kích thước tử cung tăng lên sẽ chèn ép lên các cơ quan nội tạng khác. Khi đó, ruột già bị chèn ép, ruột non bị đẩy lên khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa của thai phụ càng trầm trọng, thai phụ có thể tăng nguy cơ táo bón, nhất là ở 3 tháng cuối thai kì. Tuy không gây nguy hiểm nhưng lại khiến các bà bầu cảm thấy rất khó chịu.
3. Cơ thể thai phụ nhạy cảm
Khi bắt đầu mang thai, giai đoạn 3 tháng đầu thai kì, nội tiết tố thay đổi cơ thể mẹ bầu nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài. Cơ thể mẹ bầu có thể nhạy cảm với thức ăn, nhất là các loại thức ăn bị nhiễm khuẩn khiến cơ thể mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, biểu hiện rõ nhất là tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó, một số loại sữa bầu chứa actose – một số mẹ bầu không hấp thu được nên bị tiêu chảy.
4. Sử dụng thực phẩm hỗ trợ
Trong suốt thai kì, thai phụ thường được yêu cầu sử dụng thêm một số thực phẩm hỗ trợ để hỗ trợ sức khỏe cho mẹ bầu và cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi: sắt, canxi… đây cũng là một trong những nguyên nhân chính tác động lên hệ tiêu hóa của bà bầu khiến bà bầu bị táo bón.
5. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, không thể không kể đến thói quen ăn uống, dinh dưỡng hằng ngày ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mẹ bầu: chế độ ăn ít chất xơ, thiếu vitamin, khoáng chất, ít vận động, sinh hoạt không điều độ…
Rối loạn tiêu hóa ở bà bầu khi nào cần gặp bác sĩ?
Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa diễn ra vài ngày thì mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này diễn ra nhiều lần trong vài tuần không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đi khám bác sĩ. Bởi để lâu, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó, một mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa kéo dài kèm theo dấu hiệu bất thường:
- Đi ngoài ra máu
- Phân lỏng, cứng kèm chất nhầy
- Người mệt mỏi, mất nước
- Ăn uống không ngon
- Sụt cân nhanh
Khắc phục rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Để khắc phục các tình trạng trên, lời khuyên cho các bà bầu là tuân thủ một chế độ ăn và hoạt động khoa học:
1. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Chế độ ăn cung cấp nhiều chất xơ như trái cây tươi ví dụ như bưởi, cam… rau quả, ngũ cốc vì có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột.
- Uống nhiều nước ( 8-10 cốc/ngày ).
- Tránh các đồ uống có tính kích thích như cà phê, trà, sô đa vì chúng có thể làm cơ thể mất nước
- Đi bộ hoặc di chuyển nhẹ nhàng
Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ mang thai. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Đối với trường hợp tiêu chảy
- Cần tránh hiện tượng mất nước và chất điện giải
- Uống nhiều nước để bù lại lượng nước cho cơ thể, uống nước trái cây hoặc nước muối đường, Oresol.
- Chế độ ăn uống bình thường nhưng lưu ý hơn về thành phần thức ăn. Nên ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo, khoai tây, táo, cà rốt, bánh mì, chuối… Thận trọng với các sản phẩm từ sữa nhưng có thể sử dụng sữa chua (vì có chứa các vi khuẩn có lợi ). Tránh ăn thức ăn có dầu mỡ, hoặc bơ.
- Nếu có thêm các triệu chứng buồn nôn, nôn và một số triệu chứng mất nước như khô miệng, tiểu ít, vàng đậm, tinh thần mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt…cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi.
- Nếu kèm theo ói mửa, buồn nôn, nôn và các triệu chứng mất nước như khô miệng, tiểu ít, vàng đậm, tinh thần mệt mỏi, đau đầu hoặc chóng mặt…. cần đến cơ sở y tế theo dõi truyền dịch.
Với trường hợp ợ hơi, đầy bụng…
- Cần lưu ý tránh các thức ăn có nhiều dầu ăn, đồ chiên rán…
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (6 – 8 bữa/ngày)
- Ăn kỹ, nhai chậm.
- Dùng một số thuốc kháng acid (theo chỉ dẫn của nhân viên y tế)
Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở bà bầu, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng. Chị em cần xây dựng cho mình một thực đơn lành mạnh giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa và bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách:
- Ưu tiên sử dụng các loại thịt trắng trong bữa ăn hàng ngày như thịt gia cầm. Các loại thịt này có nhiều đạm, có khả năng cung cấp ứng chất vôi cần thiết để chống dị ứng tuyến thượng thận
- Ăn trứng, cá nước mặn 3 lần/tuần để bổ sung vitamin D cần thiết cho cơ thể.
- Bổ sung nhiều trái cây để cung cấp vitamin C cho cơ thể
- Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc giúp kích thích hệ vi khuẩn đường ruột phát triển
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày
- Tránh sủ dụng đồ uống kích thích như rượu bia, cà phê, trà, sođa…
- Bà bầu cần ăn chậm nhai kĩ, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày đồng thời hạn chế tối đa đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ để tránh đầy bụng và ợ hơi
Phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở bà bầu cần đảm bảo những nguyên tắc trong chế độ ăn uống của bản thân, cụ thể:
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh
- Rõ nguồn gốc
- Thực hiện ăn chín uống sôi
- Không nên ăn đồ tái sống, các loại gỏi,.. vì những thực phẩm này có chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho thai nhi.
2. Vận động thường xuyên
Vận động thường xuyên là một trong những cách tốt nhất giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Nhất là phụ nữ có thai càng cần vận động nhẹ nhàng để cải thiện nhu động ruột và quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn bằng các môn thể thao như: đi bộ, yoga…
Theo nghiên cứu, những người tập luyện thể dục vừa phải phù hợp với sức khỏe giúp thời gian vận chuyển đường ruột tăng lên gần 30%, cải thiện đáng kể các triệu chứng táo bón mãn tính. Bên cạnh đó, tập luyện thể dục thể thao còn giúp chống viêm, giảm các hợp chất gây viêm trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm ruột.
Trên đây là thông tin về rối loạn tiêu hóa do mang thai, hiện tượng này tuy phổ biến nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Cần hết sức theo dõi các triệu chứng, nếu có những dấu hiệu bất thường như trên cần đến gặp bác sĩ ngay để được khắc phục vì rất có thể sẽ diễn biến nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu nhé.
Giá?
Chao bs a. E bầu 6 tuan nhưng hay bị ra phân sống vẫn có đồ ăn làm thế nào để khắc phục ạ
Em chao BS. Em mang thai được 13tuần.. Nhưng em không hiểu sao 1 tuần không đi cầu được.
Hotline miễn cước 18001506
Kênh thông tin sản phẩm
Tư vấn thêm
Hỏi trực tiếp
MUA HÀNG
Áp dụng cho 10 khách hàng mới chưa từng sử dụng sản phẩm.
Để lại thông tin nhanh nhất để được ưu đãi!