Lý do thường hay sôi bụng về đêm và cách khắc phục
Thưa bác sĩ.
Cháu cứ thường thấy bụng kêu ọc ọc vào ban đêm nhưng không đói, nhất là sau khi ăn đồ nhiều mỡ hay uống sữa, đôi khi thì bị đi ngoài ra nước. Vậy triệu chứng như của cháu có phải là do bệnh viêm đại tràng hay không ạ. Xin cho cháu lời khuyên nên uống thuốc gì thì thích hợp?
Trả lời
Chào bạn! Theo thông tin bạn cung cấp thì các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (RLTH) như bụng kêu ọc ọc vào ban đêm nhưng không đói bạn mắc phải có thể là của bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích hoặc chứng không dung nạp lactose.Đối với bệnh viêm đại tràng
Ngoài tình trạng sôi bụng về đêm hay đi ngoài sau khi ăn đồ dầu mỡ, uống sữa, nếu có những biểu hiện như dưới đây thì rất có thể bạn đang bị viêm đại tràng:- Đau bụng: Vị trí đau rất đa dạng, lúc đau ở hạ sườn trái/phải dọc theo khung đại tràng, lúc lại đau ở dưới rốn. Người bệnh thường cảm thấy đau nhiều hơn sau khi ăn hoặc trước khi đi đại tiện.
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh thường bị mót đại tiện. Đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón xen kẽ nhiều lần trong ngày (2 - 6 lần), phân không thành luôn. Sau khi đại tiện hay bị đau rát hậu môn. Phân có thể lẫn nhầy hoặc máu.
- Triệu chứng khác: Người bệnh luôn cảm thấy chướng bụng, căng tức bụng, sôi bụng sau ăn do thức ăn khó tiêu hóa. Lúc ngủ dậy không bị nhưng triệu chứng tăng dần lên trong ngày.
- Nguyên nhân phổ biến nhất đến từ chế độ sinh hoạt kém điều độ, ăn uống không hợp vệ sinh khiến cho đại tràng bị nhiễm khuẩn, kí sinh trùng.
- Một số người do bị rối loạn thần kinh thực vật hoặc là yếu tố tự miễn.
- Lạm dụng kháng sinh, căng thẳng, stress kéo dài cũng là một trong những lý do gây ra căn bệnh này.
- Thuốc giảm đau và co thắt vùng bụng: Spasfon, Duspatalin, No – spa, Mebeverin…
- Thuốc trị táo bón: Normacol, Forlax, Macrogol, Sorbitol ... Thuốc có tác dụng làm mềm phân giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng táo bón.
- Thuốc trị tiêu chảy: Imodium, Smecta, Actapulgite…Những loại thuốc này có tác dụng sẽ tạo màng bọc lớp niêm mạc, giảm nhu động ruột để cầm tiêu chảy.
- Thuốc tiêu diệt vi khuẩn: Những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kí sinh trùng gây viêm nhiễm trong niêm mạc đại tràng. Lưu ý rằng nhóm thuốc này chỉ sử dụng từ 5 – 7 ngày, không được dùng lâu.
- Thuốc giảm chướng bụng, đầy hơi: Debridat, Carbophos, Duspatalin, Motilium – M, Sorbitol,..
Đối với hội chứng ruột kích thích
Triệu chứng như bạn mô tả ở trên cũng rất có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt). Bệnh lý này với viêm đại tràng thường có nhiều điểm giống nhau nên nhiều người hay nhầm lẫn. Để giúp bạn hiểu thêm về hội chứng ruột kích thích, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau: HCRKT được hiểu là một rối loạn cơ năng đại tràng mà không phải bệnh lý thực thể. Khi siêu âm đại tràng hay xét nghiệm đều cho kết quả bình thường, không thấy dấu hiệu tổn thương trên niêm mạc đại tràng, soi phân không tìm thấy vi khuẩn gây bệnh. Trong khi bệnh viêm đại tràng hình thành chủ yếu do tác động của vi khuẩn, kí sinh trùng làm niêm mạc bị tổn thương, thì hội chứng ruột kích thích lại bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi yếu tố thần kinh (nghĩa là cứ căng thẳng, stress là lại phát bệnh) Chính vì thế việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào triệu chứng và thời gian xuất hiện của triệu chứng, cụ thể là: Bụng bị đau, bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên, thời gian kéo dài ít nhất là 3 tháng. Người bệnh có 2 hay nhiều trong những dấu hiệu dưới dây:- Đại tiện nhiều lần trong ngày: Số lần đi đại tiện nhiều hơn ở những người bị viêm đại tràng, đại tiện xong lại muốn đi tiếp, cứ ăn vào là muốn đại tiện.
- Tiêu chảy và táo bón xen kẽ.
- Tình trạng đầy hơi chướng bụng dữ dội hơn so với viêm đại tràng, đặc biệt là sau khi ăn, chỉ khi nào đại tiện - trung tiện xong thì đỡ hơn.
- Đau quặn bụng, có khi đau dữ dội
- Nếu sờ nắn bụng có thể thấy các cục cứng nổi lên (đặc điểm này không có ở người bị viêm đại tràng)
- Thay đổi hình dạng khối phân (phân lúc lỏng, lúc nát, không thành khuôn).
- Phân có thể đi kèm với chất nhầy nhưng không có máu.
- Bụng dạ thường xuyên căng tức, đầy hơi, sôi bụng.
- Trong khi viêm đại tràng tập trung vào các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, thì người bị hội chứng ruột kích thích thường xuyên gặp phải các triệu chứng toàn thân khác như là đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh.
Đối với hội chứng không dung nạp lactoser
Không dung nạp Lactose là một vấn đề tiêu hóa phổ biến. Cụ thể là, ruột non không thể hấp thu được lacoser trong các loại sữa nên gây ra các triệu chứng như là:- Đầy hơi, sôi bụng, chướng bụng
- Đau bụng
- Buồn nôn

TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!


Tư vấn miễn cước gọi
18001506Loading...