1 ngày đi đại tiện 3 lần có sao không? Có tốt hay không?
Một số bạn đọc thắc mắc liệu 1 ngày đi đại tiện 3 lần có sao không. Để trả lời câu hỏi này, trước tiên cần biết tình trạng đại tiện có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin rõ hơn về dấu hiệu này, các nguyên nhân phổ biến và những lưu ý cần thiết.

Trả lời
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tần suất đi ngoài
- Ngày đi đại tiện 3 lần có sao không?
- Khi nào thì ngày đi cầu 3 lần là dấu hiệu bất thường?
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu bệnh gì?
- Đi cầu nhiều lần trong ngày do ngộ độc thực phẩm
- Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày do dị ứng thức ăn
- Đi đại tiện nhiều lần trong ngày do hội chứng ruột kích thích
- Đi vệ sinh nặng nhiều lần trong ngày do viêm loét dạ dày
- Đi nặng nhiều lần trong ngày do viêm đại tràng
- Làm gì khi đi cầu 3 lần một ngày?
- Tràng Phục Linh PLUS - Hỗ trợ giảm triệu chứng đại tràng
Các yếu tố ảnh hưởng đến tần suất đi ngoài
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tần suất đi đại tiện của bạn, có thể kể đến như:Chế độ ăn uống
Cả chất xơ hòa tan và không hòa tan ở dạng ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây đều có thể làm tăng khối lượng phân của bạn và thúc đẩy nhu động ruột. Bên cạnh đó, các chất lỏng cũng giúp phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn. Đây là lý do tại sao nhiều bác sĩ khuyên bạn nên tăng lượng nước uống nếu bạn thường xuyên bị táo bón.Độ tuổi
Càng lớn tuổi, bạn càng dễ bị táo bón hơn do nhiều yếu tố như hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, giảm khả năng vận động, cũng như việc uống nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột.Hoạt động thể chất
Các hoạt động thể chất ảnh hưởng rất lớn đến tần suất đại tiện vì nó giúp kích thích nhu động ruột. Nhu động ruột là chuyển động bên trong ruột để di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa, phần bã thức ăn được chuyển tới trực tràng và hậu môn để thải ra ngoài. Bạn có thể hỗ trợ chuyển động này thông qua một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chơi cầu lông, tập yoga…
Bệnh lý đường ruột
Một số bệnh cấp tính và mãn tính tại đường ruột sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tần suất đại tiện. Chẳng hạn như bệnh viêm ruột (bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng), có thể gây ra các đợt tiêu chảy hay táo bón xen kẽ. Chi tiết sẽ được chúng tôi trình bày trong các phần sau đây.Ngày đi đại tiện 3 lần có sao không?
Theo nhiều nghiên cứu, tần suất đại tiện bình thường được xác định từ 3 lần mỗi ngày cho tới 3 lần mỗi tuần. Số lần đi ngoài có thể thay đổi tùy vào cơ địa từng người, vấn đề cần quan tâm không phải tần suất nào là tốt nhất, mà là liệu việc đi ngoài diễn ra có đều đặn hay không. Một người đi ngoài đều đặn 3 lần một ngày, cũng tốt như người đi đều đặn 2 ngày một lần. Miễn là nhất quán đều đặn thì bạn đọc không cần phải quá lo lắng.Khi nào thì ngày đi cầu 3 lần là dấu hiệu bất thường?
Tuy nhiên, nếu như hiện tượng đi ngoài nhiều lần mới xuất hiện gần đây, thay đổi đặc điểm phân (như phân lỏng, phân sống, phân có màu sắc khác thường…) cùng với các triệu chứng khác như đau bụng, chướng bụng, buồn nôn… thì đây là dấu hiệu bất thường. Trong đó, tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần/ngày trở lên. Tùy vào thời gian mắc bệnh, có thể chia làm 2 dạng chính là:- Tiêu chảy cấp tính: Tình trạng diễn ra trong một thời gian ngắn, khoảng một vài ngày đến một tuần. Nguyên nhân gây bệnh thường là dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột…
- Tiêu chảy mạn tính: Tình trạng kéo dài hơn 4 tuần và thường xuyên tái phát. Nguyên nhân thường liên quan đến các bệnh lý mãn tính trên hệ tiêu hóa.
- Xuất hiện máu trong phân, có thể có màu đỏ hoặc đen, phân sệt như bã cà phê.
- Nôn ra máu, nôn ra chất giống bã cà phê.
- Đau bụng dữ dội như dao đâm.
- Có dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng, khát nước, mạch nhanh, thở nhanh).
- Trụy mạch và co giật.
Đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu bệnh gì?
Đi cầu nhiều lần trong ngày do ngộ độc thực phẩm

- Đau quặn bụng từng cơn vùng thượng vị, vùng quanh rốn.
- Đi cầu phân lỏng nhiều lần, đôi khi trong phân có lẫn máu.
- Buồn nôn và nôn.
- Sốt, vã mồ hôi, lạnh đầu ngón tay chân.
Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày do dị ứng thức ăn

- Nổi mẩn ngứa toàn thân hoặc ngứa trong miệng, nổi mề đay, phát ban, chàm, sưng môi, sưng mặt, lưỡi, cổ họng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
- Khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở.
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn.
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Đi đại tiện nhiều lần trong ngày do hội chứng ruột kích thích
Đi ngoài nhiều lần trong ngày cũng có thể là triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Đây là bệnh lý mãn tính đặc trưng bởi sự rối loạn chức năng của đại tràng, tái đi tái lại nhiều lần và gây nhiều phiền toái đến đời sống người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các triệu chứng thường gặp của hội chứng ruột kích thích:- Đau bụng: là triệu chứng chủ yếu và thường gặp nhất, xuất hiện sau khi ăn, hay đau vùng bụng dưới và hố chậu trái. Giảm đau sau khi đại tiện hoặc trung tiện. Đau dữ dội, đau quặn, có thể đau âm ỉ nhưng không nhiều, thỉnh thoảng có thể sờ thấy những cục rắn nổi lên dọc khung đại tràng.
- Đại tiện lỏng: 3-5 lần/ngày, phân lỏng hoặc nát, phân có thể lẫn nhầy nhưng không bao giờ có máu theo phân.
- Táo bón: đại tiện phân rắn, lượng ít, có thể lẫn nhầy và xuất hiện xen kẽ với đại tiện lỏng.
- Chướng bụng: Thường nặng về ban ngày, đặc biệt sau buổi trưa, giảm về ban đêm sau khi ngủ.
Đi vệ sinh nặng nhiều lần trong ngày do viêm loét dạ dày

- Đau bụng vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu chính của bệnh, cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc theo từng cơn đi kèm cảm giác bỏng rát. Cơn đau xuất hiện vào lúc đói hoặc vào ban đêm có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
- Ợ hơi, ợ chua, ợ rát, buồn nôn, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Mất ngủ, ngủ chập chờn, gián đoạn, chủ yếu do nguyên nhân viêm loét dạ dày gây đau.
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón thất thường.
Đi nặng nhiều lần trong ngày do viêm đại tràng
Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc ruột già. Các tổn thường này ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của đại tràng, dẫn tới rối loạn đại tiện (đi tiêu trên 2 lần/ngày) và thay đổi đặc điểm của phân. Các triệu chứng đặc trưng của viêm đại tràng mãn tính là:- Đau bụng: Cơn đau thường ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái, cơn đau lan dọc theo khung đại tràng. Đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ.
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài ngày: đau bụng muốn đi ngoài, khi đi xong cảm giác bớt đau hơn. Đi đại tiện trên 2 lần/ngày, phân lúc lỏng, lúc táo, phân sống, luôn có cảm giác mót rặn.
- Đầy bụng, trướng hơi: Bụng thường xuyên có biểu hiện căng tức, ăn khó tiêu, đầy hơi
- Khuôn phân thay đổi: phân ít thành khuôn, bề mặt phân không mịn, khi táo bón khi lỏng. Nếu bị viêm nặng sẽ có lẫn máu hoặc dịch nhầy.
- Nhiều trường hợp đặc biệt, bệnh nhân bị rối loạn đại tiện kèm theo triệu chứng sốt, nôn, đi ngoài ra máu
- Chán ăn, mệt mỏi và sụt cân nhanh
Làm gì khi đi cầu 3 lần một ngày?
Uống nhiều nước
Đi ngoài 3 lần một ngày có thể khiến người bệnh bị mất nước nghiêm trọng. Do đó, để bù lại lượng nước đã mất này, bạn nên uống thật nhiều nước, tốt nhất là nước ấm hoặc oresol (dung dịch bù nước và điện giải). Ngoài ra, các loai nước ép trái cây cũng sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe.Ăn uống khoa học
Sau đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống khi bạn bị tiêu chảy:- Nên ăn cháo, súp hoặc canh nóng để vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa có thể bù nước cho cơ thể.
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan hấp thu nước trong ruột, vì vậy làm cứng phân và giảm đi ngoài. Chất xơ hòa tan có nhiều trong hoa quả, rau xanh, ngũ cốc, bánh mì...
- Tránh sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng vì có thể làm triệu chứng ngày càng nặng hơn.
- Chia nhỏ bữa ăn: nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 2 đến 3 bữa lớn.
- Nghỉ ngơi sau khi ăn: Thư giãn sau bữa ăn giúp làm chậm quá trình di chuyển thức ăn qua đường ruột, điều này giúp giảm tần suất đi tiêu.
Cân nhắc sử dụng thuốc trị tiêu chảy
Một số thuốc không kê đơn trị tiêu chảy phổ biến hiện nay:- Loperamide: Thuốc làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa, và tăng trương lực cơ thắt hậu môn, dẫn tới làm cứng phân và giảm tần suất đi ngoài.
- Bismuth subsalicylate: Thuốc giúp bao phủ đường ruột và tiêu diệt một số vi khuẩn gây tiêu chảy.
Tràng Phục Linh PLUS - Hỗ trợ giảm triệu chứng đại tràng
Nếu bạn bị đi ngoài nhiều lần trong ngày do hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh lý viêm đại tràng, bạn có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) - một sản phẩm uy tín được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội.
- Hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
- Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa
- https://www.healthline.com/health/how-many-times-should-you-poop-a-day#factors
- https://emedicine.medscape.com/article/928598-overview
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/how-to-stop-diarrhea-fast
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!


Tư vấn miễn cước gọi
18001506Loading...