Hiện tượng ngộ độc thực phẩm không còn xa lạ với chúng ta, nguyên nhân do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc, ôi thiu… Vậy cần phòng tránh hiện tượng này như thế nào? Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm
Bạn nên áp dụng những biện pháp dưới đây để phòng ngừa hiệu quả và có một cuộc sống an toàn:
1. Khi đi chợ
Cần đi chợ sớm và chọn những loại thực phẩm còn tươi sống. Nên mua ở những cửa hàng tin cậy hoặc nên bảo quản hoặc trữ lạnh. Như vậy bữa cơm hàng ngày của bạn mới an toàn ở bước đầu tiên, đó là khâu chọn thực phẩm tốt.
2. Khi bảo quản thực phẩm
Để phòng tránh hiện tượng ngộ độc thực phẩm xảy ra, thì khi bảo quản thực phẩm cần chú ý những điều sau đây:
- Thực phẩm nếu không sử dụng ngay và cần lưu trữ từ 2 – 3 ngày thì cần chọn những thực phẩm còn tươi sống. Sau đó cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt.
- Thực phẩm cần có bao bì hoặc hộp có nắp đậy trước khi cho vào tủ lạnh
3. Khâu chuẩn bị nấu nướng
- Trước khi chế biến cần phải rửa tay sạch với xà bông và nước sạch và lau khô
- Các dụng cụ trong nhà bếp phải đảm bảo sạch sẽ, tránh gián và chuột
- Nấu chín kỹ thức ăn, không nên sử dụng các món ăn sống hoặc tái
- Không nên sử dụng dầu mỡ nhiều lần khi chiên rán
4. Trong bữa ăn
- Không dùng bát đĩa để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín
- Sau khi vừa nấu xong nên dọn ăn ngay
- Thức ăn còn thừa thì sau 2 giờ sau khi nấu nướng cần cho vào tủ lạnh ngay. Khi muốn sử dụng cần hâm lại kỹ
5. Vệ sinh nhà bếp
- Phải thường xuyên giữ nhà bếp sạch sẽ, giặt khăn lau tay và lau bếp
- Sau khi sử dụng xong thì cần rửa sạch kệ bếp và các dụng cụ làm bếp với xà bông
Điều trị ngộ độc thực phẩm
Khi ngộ độc thực phẩm ở dạng nhẹ thì có thể có các biện pháp như sau: Bù nước, uống nhiều nước sạch và ăn nhẹ. Nếu các triệu chứng nặng hơn thì cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời.
Nhưng điều quan trọng là phòng bệnh hơn chữa bệnh để tránh những rủi ro đáng tiếc.