Phình đại tràng bẩm sinh thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ, có thể gặp cả ở trẻ sơ sinh. Trong đó các bé trai mắc bệnh nhiều hơn các bé gái. Nếu không được can thiệp kịp thời bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Phình đại tràng bẩm sinh là gì?
Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh có thể gặp ở tất cả trẻ nam và nữ. Tần suất mắc bệnh chiếm 15 % các bệnh và dị tật bẩm sinh cần phải mổ. Bệnh gây ra hiện tượng khó hoặc chậm đi tiêu ngay sau khi trẻ được sinh ra. Hoặc tình trạng táo bón kéo dài xen lẫn với ỉa chảy.
Phình đại tràng bẩm sinh gây ra các di chứng cho trẻ như chậm lớn, chậm phát triển thần kinh và gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm ruột nặng hoặc tắc ruột. Cần phẫu thuật thì bệnh mới có thể chữa khỏi được hoàn toàn.
Nguyên nhân phình đại tràng bẩm sinh
Trong quá trình phát triển của bào thai, cùng với sự phát triển của ống tiêu hóa theo hướng từ trên xuống dưới là sự phát triển hệ thống thần kinh chi phối cho ruột.
Hệ thống thần kinh nhân các tín hiệu từ hệ tiêu hóa, nhận cảm giác có thức ăn hay phân ở trong lòng ruột và chuyển thông tin đến các cơ ở thành ruột thông qua hạch ở 2 đám rối thần kinh tên là Aubach và Meissner. Do đó trẻ có thể đi tiêu bình thường. Nếu mà hạch ở đám rối không có ruột không co bóp và làm cho trẻ không đi cầu được.
Đặc điểm của phình đại tràng bẩm sinh
Bệnh phình đại tràng bẩm sinh có những đặc điểm sau đây:
Trẻ mới sinh: Bụng căng trướng, không đi cầu được, chỉ đi cầu khi dùng ống thông đưa vào hậu môn kích thích. Khi được kích thích trẻ đi tiêu ra nhiều phân như “tháo cống”. Có hiện tượng nôn nhiều.
Trẻ lớn: Xuất hiện táo bón nhiều năm xen kẽ với từng đợt ỉa chảy dạng “tháo cống”, phân thối và có màu đen, bụng chướng. Trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và tâm thần.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh phình địa tràng bẩm sinh
Biến chứng phình đại tràng bẩm sinh
Phình đại tràng bẩm sinh nếu không được điều trị kịp thời có thể xảy ra các biến chứng sau:
- Suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và trí tuệ
- Viêm ruột tái đi tái lại, có thể gây nên thủng ruột.
- Tắc ruột
Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán
Đa số các trường hợp phình đại tràng ở nước ta thường được phát hiện muộn. Vì tâm lý của bố mẹ thường nghĩ đó là tình trạng bình thường của trẻ nhỏ.
Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng: Chướng bụng, chậm đi phân su sau 24h đối với trẻ mới sinh và táo bón ở trẻ trên 1 tuổi, cộng với hiện tượng “tháo cống”.
Chụp X- quang bụng cản quang thấy hiện tượng ruột già giãn to. Đây là phương pháp chẩn đoán không đơn giản nên cần được thực hiện tại bệnh viện với trang thiết bị hiện đại.
Điều trị
Vì không có các hạch thần kinh ở đoạn ruột gần phía hậu môn nên đoạn ruột đó không thể co bóp và bị teo nhỏ. Do đó đoạn ruột bình thường sẽ phình to ra. Việc điều trị sẽ bao gồm việc cắt bỏ đoạn ruột teo đi và đưa đoạn ruột bình thường xuống thay thế.
Hiện nay có nhiều cách mổ khác nhau , có thể mổ một hay nhiều lần, có thể mổ ở bụng nhưng phần lớn trường hợp chỉ cần mổ từ dưới hậu môn lên mà không cần mổ bụng.
Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Trẻ sơ sinh tầm 2 tháng và nặng 4kg có thể mổ phình đại tràng cho cháu dc k
Chào bạn Thọ!
Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh có thể gặp ở tất cả trẻ nam và nữ. Tần suất mắc bệnh chiếm 15 % các bệnh và dị tật bẩm sinh cần phải mổ. Bệnh gây ra hiện tượng khó hoặc chậm đi tiêu ngay sau khi trẻ được sinh ra. Hoặc tình trạng táo bón kéo dài xen lẫn với ỉa chảy. Vì không có các hạch thần kinh ở đoạn ruột gần phía hậu môn nên đoạn ruột đó không thể co bóp và bị teo nhỏ. Do đó đoạn ruột bình thường sẽ phình to ra. Việc điều trị sẽ bao gồm việc cắt bỏ đoạn ruột teo đi và đưa đoạn ruột bình thường xuống thay thế. Hiện nay bé nhà bạn nên cố gắng điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ bạn nhé, nên cần phẫu thuận mổ bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể bạn nhé. Hoặc để được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng gọi lên tổng đài 18001506 ( miễn cước) để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp cho bạn bạn nhé. Cảm ơn bạn.
Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
bé 10 tháng tuổi đi phân có máu ngày 1 lần. máu lẫn trong phân. đi khám bác sĩ bảo cháu bị nhiễm khuẩn đường ruột. bác sĩ cho hỏi cháu phải làm sao?
Chào bạn Nga!
Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, trẻ sẽ bị tiêu chảy, phân nhầy, biếng ăn, sút cân, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển về thể chất và cân nặng của trẻ. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ thường do các vi khuẩn dạng campylobacter và vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng gây ra. Vậy hiện nay bạn cố gắng cho bé điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ bạn nhé. Chú ý chế độ ăn uống cho bé như:
– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
– Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây.
– Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ.
– Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.
– Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.
– Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, bù nước nước và điện giải: oresol pha đúng cách.
– Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.
Cần thêm thông tin tư vấn bạn vui lòng gọi lên tổng đài 18001506 ( miễn cước) để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp cho bạn bạn nhé. Cảm ơn bạn.
Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
chăm sóc trước mổ cho trẻ phình đại tràng cần chăm sóc những gì ạ
Chào bạn Thủy!
Phình đại tràng là hiện tượng dãn bất thường của đại tràng nhưng không do nguyên nhân tắc nghẽn. Vì vậy gây ra tình trạng táo bón kinh niên cho người bệnh. Nguyên nhân chính do đoạn ruột bị giãn làm giảm nhu động, phân di chuyển chậm hơn, ruột có thời gian tái hấp thu nước nên phân ngày càng đặc và cứng. Có trường hợp phân tạo thành những khối khô và cứng gây ra hiện tượng tắc nghẽn đường ruột. Trước hết hiện nay điều trị triệu chứng đi táo cho bé trước bạn nhé, bạn bổ sung cho bé ăn nhiều chất xơ như rau xanh, uống thuốc “xổ” để làm mềm phân, thụt tháo hoặc bơm hậu môn. Nhưng hiện nay bạn nên cho bé điều trị theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ bạn nhé. Cần thêm thông tin tư vấn bạn vui lòng gọi lên tổng đài 18001506 ( miễn cước) để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp cho bạn bạn nhé. Cảm ơn bạn.
Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!