Dấu hiệu nhận biết hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (Viêm đại tràng co thắt) là bệnh lý chỉ tình trạng rối loạn chức năng của đại tràng. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Một số triệu chứng phổ biến người bệnh gặp phải như đau bụng, đi ngoài, táo bón, tiêu chảy, phân có nhày hoặc dính máu, người mệt mỏi…

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là rối loạn thường gặp ảnh hưởng tới đại tràng. Hội chứng ruột kích thích thường gây ra các triệu chứng như đau rút bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy và táo bón. Tuy gây ra những dấu hiệu và triệu chứng khó chịu nhưng hội chứng ruột kích thích không gây tổn thương vĩnh viễn tới ruột già.

Hầu hết người hội chứng ruột kích thích cảm thấy các triệu chứng của bệnh được cải thiện khi học cách kiểm soát tình trạng của mình. Chỉ một số trường hợp nhỏ những người bệnh có dấu hiệu nghiêm trọng.

Hội chứng ruột kích thích không giống như các bệnh đường ruột nghiêm trọng khác như bệnh Crohn, bệnh viêm loét đại tràng bệnh không gây ra tình trạng viêm nhiễm hay làm thay đổi trong mô ruột hoặc làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nhiều trường hợp người bệnh có thể kiểm soát hội chứng ruột kích thích bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và quản lý tốt stress.

Hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 nhóm chính là

  • Nhóm 1: có dấu hiệu tiêu chảy
  • Nhóm 2: Có dấu hiệu hay táo bón
  • Nhóm 3: Vừa hay tiêu chảy hay vừa táo bón
  • Nhóm 4: Không tiêu chảy hay không táo bón

Đối tượng dễ mắc hội chứng ruột kích thích

  • Cứ 100 người thì có 10 đến 15 người bị hội chứng ruột kích thích.
  • Theo nghiên cứu, bệnh nhân nữ mắc hội chứng ruột kích thích cao gấp 2 lần bệnh nhân nam giới
  • Hội chứng ruột kích thích thường khởi phát ở lứa tuổi vị thành niên trở lên nhưng không loại trừ khả năng đến khi già, bệnh mới xuất hiện triệu chứng.
  • Nghiên cứu chỉ ra rằng trong gia đình những người có cha mẹ hoặc anh chị em mắc hội chứng ruột kích thích, có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Triệu chứng nhận biết hội chứng ruột kích thích

Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng hội chứng ruột kích thích làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống. Để phát hiện sớm bệnh và có biện pháp điều trị đúng cách người bệnh cần nắm rõ một số dấu hiệu của bệnh dưới đây:

Tình trạng rối loạn đại tiện

Đây là dấu hiệu điển hình của hội chứng ruột kích thích. Người bệnh bị thay đổi số lần đi đại tiện trong ngày, phân táo lỏng xen kẽ với phân bình thường. Tình trạng này tái đi tái lại nhiều lần, phân có dấu hiệu đầu rắn, đuôi nát bên cạnh đó người bệnh có cảm giác đi ngoài không hết phân, đi ngoài xong lại muốn đi tiếp.

Đau bụng

Vị trí đau bụng của loại hình này thường không cố định, lúc đau trên, lúc đau dưới rốn, và có thể đau liên tục hoặc theo từng cơn tùy theo từng thể trạng của bệnh nhân.

Cơn đau thường xuất hiện bất thình lình trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày gây mệt mỏi và đau đớn không đáng có cho người bệnh. Nhiều khi cơn đau đến quá dữ dội khiến phải ngừng hết mọi hoạt động để chịu đựng nó. Cơn đau có thể tăng cường độ lên sau khi ăn, hoặc khi tinh thần căng thẳng, và giảm sau khi đại tiện.

Tuy nhiên, đau bụng là một triệu chứng phổ thông và khó có thể phán đoán rằng có phải bạn đã bị hội chứng ruột kích thích không nên cần tham khảo thêm các triệu chứng đi kèm khác.

Chướng bụng đầy hơi

Người hội chứng ruột kích thích thường gặp phải tình trạng đầy bụng, chậm tiêu, ợ chua… Chính những triệu chứng này, khiến nhiều người nhầm lẫn bệnh viêm đại tràng co thắt với bệnh dạ dày.

Bụng có cảm giác khó chịu

Người bệnh cảm thấy khó chịu ở vùng bụng, có thể có các triệu chứng khác như đau âm ỉ không rõ vị trí, thường đau vùng dưới rốn, đau quặn có lúc đau dữ dội rồi trở về bình thường. Khi sờ thấy những u cục nổi lên dọc khung đại tràng.

Phân có lẫn chất nhầy

Một trong những triệu chứng thường gặp khi bị viêm đại tràng co thắt nữa đó là khi đi đại tiện bạn sẽ thấy phân có dính chất nhầy, xuất hiện mùi hôi khó chịu.

Triệu chứng ngoài tiêu hóa

Người hội chứng ruột kích thích gặp một số triệu chứng khác như đau đầu, khó ngủ, mệt mỏi, hồi hộp, tim đập nhanh… Bên cạnh đó, còn gặp một số yếu tố thần kinh như lo lắng, căng thẳng, stress… khiến các triệu chứng của bệnh ngày càng nặng hơn.

Mỗi khi đại tràng co thắt thì các vết loét trong lòng đại tràng sẽ tiết ra nhiều dịch tiết hơn, một số bệnh nhân bị viêm loét nặng có thế bị xuất huyết đại tràng. Các chất nhầy và máu sẽ theo phân đi ra ngoài. Máu chảy ra ngoài nhiều hay ít tùy theo tình trạng của bệnh. Đây là một dấu hiệu viêm đại tràng co thắt mà bạn có thể dễ dàng quan sát được khi đi vệ sinh.

Lo lắng, căng thẳng tâm lý:

Khi bị các triệu chứng trên, người bệnh thường mệt mỏi, stress nên dễ làm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trở nên nặng nề hơn. Từ đó cũng sinh ra cảm giác bất an, mất ngủ liên tục và suy nhược cơ thể.

Ngoài ra một số biểu hiện như:

  • Hồi hộp,
  • Tim đập nhanh,
  • Khó thở cũng có thể được phát hiện ở người bệnh.

Phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

Để khẳng định chắc chắn người bệnh có bị hội chứng ruột kích thích hay không bên cạnh những dấu hiệu xuất hiện người bệnh cần được khám cụ thể. Bệnh lý có thể được xác định thông qua một số kĩ thuật chẩn đoán như sau:

  • Xét nghiệm máu: Chỉ số máu của người hội chứng ruột kích thích không có điểm gì khác lạ
  • Xét nghiệm phân: Không tìm thấy vi khuẩn trong phân của người bệnh, phân có thể có lẫn máu hoặc không
  • Chụp X- quang đại tràng: Có thể thấy hình ảnh rối loạn nhu động co bóp của đại tràng với hình dạng như chồng địa hoặc hình thẳng đuỗn.
  • Nội soi trực tràng sigma hoặc đại tràng: Niêm mạc phía trong của đại tràng màu hồng, nhiều chất nhầy, có thể thấy niêm mạc bị xung huyết ở mức độ nhẹ, hoạt động co bóp tăng, nhu động giảm.
  • Xét nghiệm sinh thiết mô bệnh học niêm mạc hoàn toàn bình thường không có bất thường trong cấu trúc.

Bệnh hội chứng ruột kích thích thường xuyên tái phát và gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó. cần phát hiện sớm bệnh thông qua các triệu chứng và chẩn đoán, xét nghiệm từ đó giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn.

Nhận biết các thể bệnh của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích được chia làm 2 thể chính:

  • IBS-D (IBS với tiêu chảy)
  • IBS-C (IBS có táo bón)

Hội chứng ruột kích thích có tiêu chảy (IBS- D)

Người bệnh có các triệu chứng thường gặp như:

  • Đi vệ sinh thường xuyên.
  • Cảm thấy không thoải mái sau khi đi ngoài
  • Buồn nôn.

Ngoài ra, người bệnh ở thể này còn gặp các triệu chứng như:

  • Đau bụng, bụng khó chịu
  • Ợ hơi
  • Đột nhiên thúc giục có cử động ruột
  • Tiêu chảy.

Hội chứng ruột kích thích có táo bón (IBS- C)

Hội chứng ruột kích thích có táo bón có các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Đi vệ sinh không thường xuyên
  • Ổn trong ruột
  • Trong thời gian chuyển động ruột cảm thấy không thể để trống hoàn toàn ruột
  • Muốn phải có một chuyển động ruột nhưng không thể
  • Đau bụng
  • Đầy bụng chướng hơi, ợ hơi

Biện pháp đẩy lùi hội chứng ruột kích thích?

Chế độ ăn

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đặc biệt là trong việc phòng ngừa và điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý những lọa thực phẩm nên và không nên ăn giúp đường ruột khỏe hơn và tránh được triệu chứng của bệnh:

  • Người hội chứng ruột kích thích cần ăn đủ bữa, đúng giờ, đủ chất dinh dưỡng.
  • Chú ý không ăn quá no, nên chia nhỏ bữa để cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng dễ dàng, giúp đường ruột thoải mái hơn.
  • Tăng cường bổ sung những thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa, hạn chế các thực phẩm khiến các triệu chứng của bệnh càng thêm nặng.
  • Bổ sung những loại thực phẩm giàu tinh bột: Cung cấp dinh dưỡng và bổ sung năng lượng cho cơ thể, người bệnh bổ sung thực phẩm nhiều chất bột như ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, bột yến mạch.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Có tác dụng điều hòa chức năng ruột và chống táo bón đồng thời hỗ trợ trong chữa hội chứng ruột kích thích. Chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón nhưng lại có thể gây đau bụng khi sử dụng quá nhiều. Tùy thuộc tình trạng của người bệnh mà điều chỉnh lượng chất xơ cho phù hợp.
  • Luyện tập chế độ đi đại tiện một lần trong ngày vào thời gian cụ thể. Xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy để tạo cảm giác muốn đi đại tiện
  • Chế độ luyện tập thư giãn ít nhất 30 phút mỗi ngày như đi bộ, tập khí công, yoga… giúp cải thiện bộ máy tiêu hóa phòng chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả.
  • Bên cạnh đó, cần đảm bảo chế độ ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong ăn uống và chế biến

Người bệnh không nên:

  • Nên tránh các loại thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi khi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Một số thực phẩm dễ gây đầy hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường…
  • Nên tránh đồ uống có ga, nhiều đường, đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê…
  • Hạn chế căng thẳng, lo âu trong cuộc sống, tạo tâm lý thoải mái, lạc quan trong cuộc sống giúp tăng cường sức khỏe đường ruột.

=> Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ Tràng Phục Linh PLUS

Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm dành riêng cho người hội chứng ruột kích thích với 3 cơ chế tác dụng:

  • Giúp giảm đau, giảm co thắt vùng bụng: tác dụng lên thần kinh trung ương của Hoàng bá và 5-HTP kết hợp với Bạch thược làm giảm đau nội tạng sẽ làm bệnh nhân giảm đáng kể cảm giác đau đớn do co thắt.
  • Giảm tiêu chảy và táo bón: 4 loại cao thảo dược giúp ổn định nhu động ruột, hỗ trợ chức năng đại tràng nên giảm chứng tiêu chảy, táo bón ở bệnh nhân hiệu quả, an toàn.
  • Giảm đầy bụng chướng hơi: Bạch Phục Linh có tác dụng bổ tỳ vị, các thành phần thảo dược làm giảm hiện tượng đầy hơi nhanh chóng và hiệu quả vì tác động theo hai cơ chế khác nhau.
Để biết cách giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, mời bạn hỏi ý kiến chuyên gia thông qua tổng đài miễn cước 18001506  để được giải đáp thắc mắc nhé!
Cập nhật lúc: 05/02/2024
⭐ Chúc mừng Quốc Tế Hạnh Phúc, từ 20/03-31/03/2024, Tặng ngay 01 hộp Trà Hoa Cúc Táo Đỏ trị giá 180.000Đ khi tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS. Áp dụng đồng thời với chương trình Mua 6 tặng 1 hộp. Chi tiết liên hệ 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...