Tiêu chảy cấp ở trẻ em - Biểu hiện ra sao? Điều trị thế nào?

Tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em nếu như không điều trị đúng cách và kịp thời. Với những bé dưới 3 tuổi, trung bình mỗi năm có thể mắc 1 – 3 đợt tiêu chảy, chủ yếu là những đợt tiêu chảy cấp. Vì vậy, tìm hiểu những thông tin về chứng tiêu chảy cấp là điều cần thiết, giúp cha mẹ có được những kiến thức hữu ích để phòng ngừa và xử lý khi tình trạng này xảy ra với con.

Tiêu chảy cấp ở trẻ em - Biểu hiện ra sao? Điều trị thế nào?
Tiêu chảy cấp ở trẻ em – Biểu hiện ra sao? Điều trị thế nào?

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em

Hiện tượng tiêu chảy cấp ở trẻ em thường xuất hiện sau khi ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc do tiếp xúc với phân của người bị nhiễm bệnh. Các tác nhân gây hại có thể là vi khuẩn (Shigella, Campylobacter jejuni, Vibrio cholerae 01, Salmonella), virus (Rotavirus, Adenovirus, Norwalk virus), kí sinh trùng (Histolytica, Giardia lambia, Cryptosporidium). Trong đó, tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là Rotavirus (có 80% trẻ bị tiêu chảy cấp bởi nguyên nhân này).

Virus Rota - nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ
Virus Rota – nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ

Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc chứng tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ:

  • Những trẻ dưới 11 tháng tuổi, đang trong thời gian tập ăn dặm
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng sụt giảm
  • Trẻ hay uống thuốc kháng sinh
  • Trẻ bất dung nạp Lactoser
  • Trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân chưa tốt, nhất là thói quen rửa tay trước và sau khi ăn.
  • Do tính chất khí hậu gió mùa ở Việt Nam, vi khuẩn, virus dễ phát sinh và gây bệnh tiêu chảy cho trẻ, đặc biệt là Rotavirus hay hoành hành vào mùa hanh khô.

Các triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Trẻ bị tiêu chảy cấp với đặc điểm đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, tiêu chảy nhiều lần trong ngày có thể từ 10 – 15 lần/ ngày
Trẻ bị tiêu chảy cấp với đặc điểm đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, tiêu chảy nhiều lần trong ngày có thể từ 10 – 15 lần/ ngày

Khi bị tiêu chảy cấp, trẻ thường có một số dấu hiệu như sau:

1/ Chứng tiêu chảy: Trẻ bị tiêu chảy cấp với đặc điểm đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, tiêu chảy nhiều lần trong ngày có thể từ 10 – 15 lần/ ngày, phân có mùi chua, nhầy nhầy, trường hợp bị lỵ phân sẽ có nước lẫn máu.

2/ Buồn nôn và nôn ói: Thường xuyên xuất hiện đầu tiên trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus hoặc do tụ cầu. Trẻ có biểu hiện nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày, cơn buồn nôn thường xảy ra sau khi ăn. Điều này sẽ khiến cho cơ thể của trẻ bị mất nước, H + và clo.

3/ Ăn kém và biếng ăn: Có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày, trẻ thường từ chối các thức ăn thông thường, chỉ thích uống nước (tùy vào từng mức độ của bệnh).

4/ Mất nước: Khi trẻ nôn nhiều hoặc tiêu chảy có thể dẫn tới tình trạng mất nước và chất điện giải. Do đó, cha mẹ cần sớm phát hiện các triệu chứng nôn, sốt cao (39 – 40 độ), tiêu chảy trên 6 lần, phân lỏng toàn nước, ít bù hoặc không bù được bằng nước uống làm nguy cơ mất nước toàn thân tăng thêm

5/ Tinh thần: Trẻ có biểu hiện vật vã, quấy khóc nhiều. Trẻ mệt lả, li bì hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng hoặc sốt do giảm khối lượng tuần hoàn.

6/ Khát nước: Tùy vào mức độ tiêu chảy mà có những biểu hiện khác nhau.

7/ Nước mắt: Hãy xem khi trẻ khóc to có nước mắt không? Trẻ khóc to, không có nước mắt là bị mất nước trung bình. Mắt có thể bình thường, trũng hoặc rất trũng và khô.

8/ Miệng và lưỡi: Nếu cho ngón tay sạch và khô trực tiếp vào trong miệng và lưỡi trẻ mà khi rút ra thấy tay khô thì có nghĩa là trẻ bị mất nước.

9/ Độ chun giãn da: Khi véo da thành nếp bụng và đùi rồi bỏ ra, nếp hằn da thường mất nhanh, khi nếu nếp véo da mất đi chậm hoặc rất chậm trên 2 giây là biểu hiện của mất nước nặng. Một số trường hợp không chính xác lắm.

10/ Thóp trước: Ở trẻ mất nước nhẹ và trung bình, thóp trước lõm hơn bình thường và rất lõm khi mất nước nặng.

11/ Chân tay: Khi bị mất nước nặng và sốc, bàn chân bàn tay thường lạnh, ẩm. Móng tay có thể màu tím hoặc da có nổi vân tím khi trẻ bị sốc nặng gây co giật.

12/ Mạch: Khi bị mất nước nặng mạch đập rất nhanh và yếu.

13/ Thở: Trẻ thở nhanh do tăng chuyển hóa ở những trường hợp mất nước nặng.

14/ Một số biểu hiện về đường hô hấp: Ho, chảy mũi, khám thấy viêm họng cấp, phát ban.

Bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm với trẻ nhỏ gây ra tình trạng mất nước cho cơ thể. Vì vậy, khi thấy trẻ có các triệu chứng trên người nhà nên điều trị kịp thời và đúng cách cho trẻ. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do mất nước nhiều hoặc nhiễm trùng ruột.

Các mức độ tiêu chảy cấp ở trẻ

Mức độ A

Trẻ bị tiêu chảy nhẹ. Trường hợp này, bạn có thể cho con điều trị tại nhà, khi đó bé vẫn tỉnh táo, mất nước nhẹ, khóc có nước mắt, uống nước hoặc bú một cách bình thường, lưỡi ướt. Cho bé uống nước và điện giải nhiều hơn bình thường, có thể dùng các dung dịch: nước cháo muối, nước gạo rang, oresol.

Mức độ B

Khi bị tiêu chảy cấp độ B, trẻ có dấu hiệu mất nước nặng. Biểu hiện chủ yếu là bé hay quấy khóc, không có nước mắt (hoặc ít nước mắt, lưỡi miệng khô khát).

Mức độ C

Ở cấp độ C, trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng. Biểu hiện là cơ thể của bé mệt lả, li bì, khóc không có nước mắt, trũng và khô, uống kém hoặc không bú được.

⯮ Khi tình trạng tiêu chảy diễn biến ở cấp độ BC, bạn cần đưa con tới các cơ sở y tế ngay lập tức để kịp thời xử lý, ngăn chặn biến chứng.

Cách xử lí khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp cần có biện pháp xử lý kịp thời bằng cách:

  • Nếu trẻ có dấu hiệu nhẹ, cần cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất của cơ thể, thậm chí có thể truyền nước.
  • Cho trẻ ăn nhiều hơn, nếu ăn ít hoặc bỏ ăn sẽ làm trẻ sụt cân, sức khỏe yếu đi đồng nghĩa với việc chức năng phục hồi đường ruột cũng tiến triển chậm theo.
  • Khi có các dấu hiệu nghiêm trong như: Đau bụng quằn quại, sốt cao, đại tiện ra máu…cần cho trẻ đến phòng y tế ở gần nhất để điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tăng cường cho trẻ bú mẹ để tránh tình trạng mất nước khi bị tiêu chảy
Tăng cường cho trẻ bú mẹ để tránh tình trạng mất nước khi bị tiêu chảy

Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Bổ sung nước điện giải

Bằng đường uống, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc dùng ống thông mũi – dạ dày. Một số dung dịch dùng để uống như oresol, pha theo hướng dẫn sử dụng bao bì.

Hoặc có thể dùng: 1 thìa cà phê muối (3,5g), 8 thìa cà phê đường (40g) pha vào 1 lít nước hay dùng bột gạo nấu thành nước cháo: bột gạo 50g (5 thìa canh), muối 3,5g (1 thìa cà phê), 1 lít nước; đun sôi 2-5 phút. Cho thêm vài thìa nước quả vào cháo để bổ sung kali.

Một số dung dịch tiêm truyền: Huyết thanh 9%00, glucoza 5%, lactat Ringer…

Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy

Trẻ em bị tiêu chảy cấp nên khả năng hấp thu thức ăn bị giảm hơn bình thường, nhưng các chất dinh dưỡng vẫn có khả năng hấp thu qua đường ruột 60%. Vì vậy, mặc dù bé bị tiêu chảy nhưng vẫn cho bé ăn bình thường, không nên bắt trẻ nhịn ăn, kiêng khem sẽ làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng.

Với những trẻ được nuôi bằng sữa ngoài, sau khi bủ đủ nước, chất điện giải thì cho bé uống sữa loãng hơn bình thường hoặc uống sữa pha với oresol (1/3 sữa pha với 2/3 ORS). Dần dần, có thể cho bé ăn theo chế độ bình thường. Khi đã khỏi bệnh, cho trẻ ăn thêm một bữa trong một tuần để lấy lại sức.

Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy

  • Gạo (bột gạo), khoai tây
  • Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc
  • Sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactose
  • Dầu thực vật
  • Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo

Tùy theo độ tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy mà bố mẹ có chế độ ăn thích hợp:

⯈ Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Vẫn cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày.

⯈ Trẻ từ 6 tháng tuổi: Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa… và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. Khi nấu thức ăn cần mềm, nấu kỹ, loãng hơn bình thường và cho ăn sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm… để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C…

Thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy

Tránh cho bé dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường vì những loại này làm tăng tiêu chảy do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.

Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

Lưu ý:

Nên khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.

Đọc thêm: Trẻ bị tiêu chảy dùng những loại thuốc nào?

Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp

Tình trạng tiêu chảy cấp dễ mắc phải. Bởi vậy, các phụ huynh cần thận trọng hơn trong việc chăm sóc trẻ, nhất là chế độ ăn uống hằng ngày.

Về vấn đề ăn uống:

  • Thực hiện ăn chín uống sôi, sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và không nên sử dụng các đồ ăn lâu ngày.
  • Không sử dụng nguồn nước bẩn, ô nhiễm.
  • Bổ sung sữa chua cho bé hàng ngày.
  • Nếu tiêu chảy do ăn một hay nhiều thức ăn mới hoặc do dùng thuốc kháng sinh thì thường ở dạng nhẹ thì cách phòng ngừa là nên cho trẻ ăn từng ít một thức ăn mới để cơ thể trẻ quen dần, rồi sau đó tăng dần lượng thức ăn lên. Nên cho trẻ ăn thức ăn mới nấu.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ, vì sữa mẹ vô trùng và không bao giờ gây tiêu chảy nhiễm trùng. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa kháng thể, giúp trẻ chống lại vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tiêu chảy. Nếu trẻ còn bú bình thì cần rửa sạch bình sữa, sau đó luộc bình trong nước sôi khoảng 15 phút.

Về thói quen vệ sinh:

  • Đảm bảo vệ sinh ăn uống hàng ngày cho bé, sử dụng nguồn nước sạch để chế biến và tắm rửa cho bé hàng ngày. Bạn cũng không nên cho trẻ chơi ở những vũng nước, vòi nước, hồ nước công cộng, vì ở đó chứa nhiều vật ký sinh.
  • Thường xuyên vệ sinh thân thể cho bé và dạy trẻ cách giữ vệ sinh (dạy bé không đưa tay bẩn vào miệng, đưa đồ chơi vào miệng, rửa tay sạch sẽ sau khi bé đi vệ sinh hoặc được thay tã.)
  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Nên có nhà vệ sinh và giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, không nên phóng uế bừa bãi vì làm ô nhiễm môi trường.
Đảm bảo nhà vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ, tránh mầm mống gây bệnh
Đảm bảo nhà vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ, tránh mầm mống gây bệnh
  • Giữ gìn vệ sinh khi chế biến và cho trẻ ăn uống để vi khuẩn không xâm nhập và gây tiêu chảy cho bé.
  • Khi chế biến món ăn hoặc dọn bàn cần che đậy cẩn thận để tránh ruồi nhặng  và các tác nhân gây bệnh.

Tiêm phòng tiêu chảy:

  • Tiêm  phòng định kỳ cho trẻ, tiêm các loại văcxin phòng ngừa bệnh tiêu chảy.
  • Một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở bé là do virus rota. Một loại văcxin mới có tác dụng ngăn ngừa virus gây bệnh. Văcxin phòng tiêu chảy dạng uống, uống 2-3 liều khi bé được 6 tháng tuổi.

Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Chúc mừng Quốc Tế Hạnh Phúc, từ 20/03-31/03/2024, Tặng ngay 01 hộp Trà Hoa Cúc Táo Đỏ trị giá 180.000Đ khi tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS. Áp dụng đồng thời với chương trình Mua 6 tặng 1 hộp. Chi tiết liên hệ 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...