Ngộ độc thức ăn - Cách xử lý và phòng ngừa

Ngộ độc thức ăn thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, chủ yếu do chúng ta ăn phải những món ăn không đảm bảo vệ sinh, đã bị nhiễm vi trùng, virus, nấm mốc hoặc các chất độc hại. Khi đó người bệnh thường có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, sốt… Vậy bệnh gây nên do đâu? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Mời các bạn theo dõi những thông tin dưới đây.

Ngộ độc thức ăn - Cách xử lý và phòng ngừa
Ngộ độc thức ăn – Cách xử lý và phòng ngừa

Nguyên nhân gây bệnh

Ngộ độc thức ăn chủ yếu do những nguyên nhân dưới đây:

  • Thức ăn thường bị nhiễm vi khuẩn, siêu vi hoặc ký sinh trùng
  • Thực phẩm có chứa độc chất phụ gia thêm như hóa chất bảo quản, hóa chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị…
  • Trong thực phẩm chứa một số chất độc tự nhiên do hiện tượng ô nhiễm môi trường

Khi có hiện tượng ngộ độc thức ăn chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác và tìm xem chất độc là gì thì mới có biện pháp xử lý kịp thời được.

Triệu chứng ngộ độc thức ăn

Triệu chứng của bệnh thường là:

Triệu chứng ngộ độc thức ăn
Triệu chứng ngộ độc thức ăn
  • Xảy ra hiện tượng nôn ói, đau quặn bụng, tiêu chảy. Nặng dẫn đến rối loạn nước, điện giải nhất là trẻ em, người già.
  • Sốt, đi ngoài ra máu, phân chứa bạch cầu khi bị nhiễm khuẩn nhiều
  • Hiện tượng nhiễm trùng toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn Escheria Coli, Samonella, Shigella, Listeria.
  • Nhiễm Listeria có thể gây nhiễm trùng toàn thân nặng, gây viêm màng não nhất là ở người già, giảm sức đề kháng. Phụ nữ có thai có thể gây nhiễm trùng cho thai nhi dẫn đến chết thai, viêm não cho thai nhi.
  • Nhiễm Shigella và E. Coli 0157H7dẫn đến viêm xuất huyết đại tràng

Hướng dẫn chi tiết các bước sơ cứu ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất cứ ai. Do vậy, mọi người cần trang bị cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm để nhanh chóng giúp đỡ bản thân hoặc ai đó không may gặp phải tình trạng này. Dưới đây là cách sơ cứu khi bị ngộ độc thức ăn:

Gây nôn

Gây nôn là phương pháp được áp dụng đối với những người có biểu hiện muốn nôn ói ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc hoặc chưa có triệu chứng ngộ độc, vẫn còn tỉnh táo. Lúc này, người bị ngộ độc thực phẩm cần nhanh chóng dùng mọi biện pháp để nôn hết những thức ăn đã ăn vào cơ thể.

Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm
Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Cách thức để áp dụng như uống 1 ly nước muối pha loãng (0,9%) rồi dùng ngón trỏ móc, ngoáy (dân gian thường gọi là móc họng) vào vị trí góc cuống lưỡi gần họng nhằm kích thích cảm giác nôn ở người bệnh. Do vậy, người bệnh nôn được càng nhiều sẽ càng tốt. Điều này hạn chế chất độc có trong thực phẩm ngấm vào cơ thể, phát tán và gây hại.

Lưu ý trong lúc gây nôn:

  • Nếu người bệnh nằm nôn, cần để người bệnh nằm nghiêng, kê cao đầu để chất độc không bị trào ngược vào phổi, hạn chế nguy cơ tử vong do sặc hoặc ngạt thở.
  • Đối với trẻ em, người hỗ trợ cần thực hành động tác gây nôn khéo léo, tránh gây trầy xước cổ họng trẻ
  • Đối với người đã rơi vào trạng thái hôn mê thì không nên kích nôn, dễ gây sặc hoặc ngạt thở.

Bù nước

Người bị ngộ độc thực phẩm có thể nôn, tiêu chảy nhiều lần dẫn đến mất nước. Do vậy, người bệnh cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi, có thể bù nước cho người bệnh bằng dung dịch oresol được pha theo chỉ dẫn. Lưu ý, nếu sử dụng dung dịch oresol cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, dùng đúng liều lượng chỉ định như không pha quá nhiều hoặc quá ít nước, không dùng dung dịch đã pha quá 24 tiếng, không đun sôi dung dịch.

Bù nước cho cơ thể
Bù nước cho cơ thể
  • Nếu trẻ bị nôn, hãy cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ để bù nước cho trẻ.
  • Nếu người bệnh có kèm theo tiêu chảy hoặc chỉ bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là cố gắng thay thế chất lỏng và lượng muối đã mất. Lúc này, có thể sử dụng dung dịch nước bù điện giải Oresol.

Đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế

Trường hợp người bệnh có triệu chứng bất thường như co giật, rối loạn ý thức, suy hô hấp không được gây nôn. Bởi nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, kể cả khi đã thực hiện các bước sơ cứu kể trên và người bệnh vẫn có nguy cơ gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Vì vậy, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và hướng điều trị kịp thời.

Mẹo dân gian chữa ngộ độc thức ăn tại nhà

Với một số triệu chứng ngộ độc thức ăn nhẹ, mọi người có thể áp dụng một số mẹo chữa ngộ độc thức ăn dưới đây:

Trà gừng

Một ly trà gừng ấm khiến tình trạng của bạn tốt hơn, có thể làm dịu các triệu chứng ngộ độc thức ăn đồng thời ngăn chặn vi khuẩn tấn công. Bạn cũng có thể ngậm một lát gừng trong miệng để ngăn buồn nôn.

Mẹo dân gian chữa ngộ độc thức ăn tại nhà bằng trà gừng
Mẹo dân gian chữa ngộ độc thức ăn tại nhà bằng trà gừng

Húng quế

Húng quế là giải pháp hữu hiệu giúp bạn trị chứng ngộ độc thực phẩm. Đây là loại thảo mộc tuyệt vời giúp chữa nhiễm trùng cổ họng và dạ dày. Bạn có thể uống như nước trái cây bình thường bằng cách pha với một muỗng canh mật ong hoặc một ít nước. Có thể uống cả ngày để loại bỏ nhiễm trùng. Sử dụng húng quế, các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm biến mất trong một vài giờ.

Nước chanh

Uống nước chanh có tác dụng diệt vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, dùng chanh vì chúng có thành phần chống viêm, kháng khuẩn, virus hỗ trợ cơ thể khi bị ngộ độc.

Tỏi

Tỏi được mệnh danh là vị thuốc kháng sinh tự nhiên. Các hoạt chất trong tỏi có tác dụng làm giảm và ngăn chặn ngay những triệu chứng ban đầu của ngộ độc thức ăn đồng thời giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Với đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, đặc tính kháng virus mà tỏi được cho là một trong những loại thuốc trị ngộ độc thực phẩm tốt.

Dùng tỏi giảm triệu chứng ngộ độc thực phẩm gây ra
Dùng tỏi giảm triệu chứng ngộ độc thực phẩm gây ra

Trà bạc hà

Đây là cách khá đơn giản mà hiệu quả giúp đẩy lùi các triệu chứng mệt mỏi, mất nước và căng thẳng thần kinh do nôn hoặc tiêu chảy. Uống từng ngụm trà bạc hà sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Sữa chua

Trong sữa chua có các men vi sinh giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa bình phục và hoạt động tốt hơn, giúp diệt bớt các vi khuẩn gây hại nhờ lượng lớn các lợi khuẩn.

Biện pháp phòng ngừa ngộ độc thức ăn

Chúng ta hoàn toàn có thể tránh được hiện tượng ngộ độc thức ăn, đảm bảo sức khỏe tốt bằng cách thực hiện theo những điều dưới đây:

Biện pháp phòng ngừa ngộ độc thức ăn
Biện pháp phòng ngừa ngộ độc thức ăn
  • Sử dụng thực phẩm đảm bảo còn tươi sống như cá tươi sống, rau quả tươi, trứng còn nguyên vẹn
  • Không nên ăn đồ hộp đóng gói, nếu ăn cần phải nấu chín kĩ
  • Không nên ăn các thực phẩm bơ sữa đã để quá lâu
  • Bảo quản thịt cá tươi cần bỏ vào bao sạch bỏ vào ngăn tủ lạnh
  • Thức ăn khi đã bảo quản trong tủ lạnh thì nên để 1 – 2 ngày, không nên để quá lâu vì vi khuẩn có thể sinh sản và phân hủy trong đó
  • Những thức ăn khi đã có mùi lạ phải bỏ đi, thực phẩm bị ôi thiu không nên sử dụng nữa
  • Đối với những người đi du lịch không nên ăn thức ăn dọc đường để bảo đảm sức khỏe.

Với tình trạng ngộ độc thực phẩm nhẹ hoặc xảy ra với người có sức khỏe tốt có thể áp dụng các cách chữa ngộ độc tại nhà để điều trị. Tuy nhiên, với tình trạng ngộ độc với biểu hiện nghiêm trọng hoặc đối tượng là người già trên 65 tuổi, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh dưới 6 tuổi, mẹ bầu,… cần nhanh chóng đưa tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhất.

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn 100% tiền nếu không hiệu quả sau 2 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1506 (miễn cước gọi ) để được hướng dẫn chi tiết.
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • hồng Phấn đã bình luận

    17/07/2018 09:05

    cho hỏi rối loạn tiêu hóa với ngộ độc thực phẩm có gì khác nhau không ạ?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      16/08/2018 10:18

      Chào chị Hồng Phấn! Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm ...[Xem thêm]
  • Thuong đã bình luận

    19/03/2017 19:42

    E bi ngo doc thuc pham , dau hieu non, tieu chay , sot , dau bung . Co duoc cho e be u ti k ah ? E be ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      24/03/2017 13:48

      Chào bạn Thuong Với tình trạng ngộ độc thực phẩm bạn đang gặp phải bạn nên tạm ngừng cho bé bú nhé. Bạn có thể sử dụng kèm Tràng Phục ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...