Ngộ độc thức ăn thường tấn công đối tượng là trẻ nhỏ. Do hệ tiêu hóa còn non nớt nên khi ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn thường dẫn đến tình trạng tiêu chảy, nôn mửa… Nếu không được quan tâm đúng cách trẻ có thể bị rối loạn điện giải, sốt, co giật…
Đặc điểm nhận biết ngộ độc thức ăn
Khi xảy ra hiện tượng ngộ độc thức ăn thường có một số biểu hiện sau:
- Nôn ói
- Đau bụng
- Tiêu chảy
Những triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Khi đó trẻ có thể bị nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Tiêu chảy, đau bụng dữ dội, đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng của bệnh nặng hay nhẹ.
Khi trẻ bị nôn nhiều thường dẫn đến tình trạng rối loạn nước và chất điện giải. Sốt, đi ngoài phân nhày máu là những dấu hiệu nhiễm khuẩn gây tổn thương ruột. Hơn nữa, trẻ bị ngộ độc thức ăn có thể biểu hiện nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não…
=> Sơ cứu trẻ khi bị ngộ độc thức ăn
Chăm sóc bé bị ngộ độc thức ăn
Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn nếu được chăm sóc tốt trẻ bị ngộ độc thức ăn tại nhà thì tình trạng bệnh có thể thuyên giảm và ngăn ngừa các biến chứng về sau cho trẻ.
Khi trẻ bị nôn nên cho trẻ nằm, nghiêng đầu qua một bên để tránh hít sặc. Do bị tiêu chảy nhiều trẻ dễ bị mất nước do đó cần bù lượng nước và chất điện giải. Đồng thời có chế độ ăn thích hợp sẽ làm giảm các triệu chứng và thúc đẩy sự hồi phục cho trẻ.
Tăng cường bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, chất điện giải bằng cách sử dụng dung oresol (ORS), viên hydrite. Lưu ý sử dụng loại oresol có nồng độ thẩm thấu thấp để hạn chế thời gian tiêu chảy ở trẻ. Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, nếu trẻ bị nôn ngay sau khi uống, cho trẻ tạm nghỉ trong 5-10 phút.
Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, không nên cho trẻ ăn kiêng. Đối với những trẻ lơn cho ăn cháo, cơm, súp nghiền để ruột mau hồi phục và hệ men tiêu háo sớm hoạt động bình thường. Trẻ còn đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú, lượng sữa được tăng so với trước khi trẻ ốm. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường sau 24 giờ.
Cha mẹ phải theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần và tính chất của dịch nôn, phân và nước tiểu. Khi trẻ có những dấu hiệu nặng như nôn nhiều, không thể uống hoặc bỏ bú, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh cần đưa ngay đến cơ sở y tế. Ngoài ra còn có thêm một số dấu hiệu khác như sốt cap, khát nước, đau bụng nhiều,bụng trướng, đau đầu, phân có máu…
Phòng ngừa ngộ độc thức ăn cho trẻ
Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc thức ăn là đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh. Chọn thức ăn phải được chế biến an toàn và tránh ăn thức ăn ô nhiễm. Thức ăn phải được nấu chín kỹ, bảo quản thức ăn cẩn thận, tốt nhất là để trong tủ lạnh và không nên để quá 2 giờ.
Trước khi ăn nên hâm lại thức ăn để tiêu diệt các vi khuẩn làm ô nhiễm thức ăn. Tạo cho trẻ thói quen cho trẻ và chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn. Khi đi du lịch các bạn nên chuẩn bị oresol để phòng tránh trường hợp ngộ độc thức ăn.
Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…