Bệnh ỉa chảy làm cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như phá vỡ thói quen trong cuộc sống của bạn. Dưới đây là một số mẹo vặt giúp bạn “đánh bay” chứng bệnh này.
Rửa tay bằng xà phòng phòng chống tiêu chảy (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây bệnh ỉa chảy
Cùng điểm qua một số nguyên nhân gây bệnh ỉa chảy như sau:
- Do stress và căng thẳng
- Nhiễm khuẩn bởi vi rút hay vi khuẩn
- Ăn phải thức ăn đã bị ôi thiu
- Sống với nguồn nước bị nhiễm khuẩn
- Sử dụng rượu hoặc chất kích thích
- Ảnh hưởng khi uống quá nhiều thuốc
Mẹo nhỏ trị bệnh ỉa chảy
1. Pha nước ép trái lựu với 1 cốc nước mía, uống thành 4 lần/ngày. Hoặc chỉ đơn giản dùng 1 cốc nước ép lựu chia 3 – 4 lần/ngày
2. Uống 1/2 cốc nước ép bạc hà, cứ 2 giờ/lần
3. Loại bỏ stress và lo lắng, vì chúng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy, nên tạo cảm giác vui vẻ để loại bỏ trạng thái này
4. Ninh nhừ một củ cà rốt, sau đó nghiền nát và ăn mỗi thìa trong vòng 15 phút
5. Ăn món súp khoai tây để loại bỏ chứng tiêu chảy, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn 3 – 4 bát súp khoai tây mỗi ngày.
6. Sữa chua chứa hàng triệu vi khuẩn lên men cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn, vì vậy nên bổ sung sữa chua vào hệ tiêu hóa của bạn. Vì thế chỉ đơn giản bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống thường ngày của bạn sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình hiện tại.
7. Nghệ cũng được xem như vị thuốc giúp điều trị chứng tiêu chảy
8. Sử dụng trà hoặc cà phê đặc sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện được tình trạng bệnh
9. Trà gừng giúp giảm những cơn đau khi tiêu chảy hoành hành
Ngoài ra, bạn có thể nấu cháo với 1/2 chén gạo với 4 cốc nước và 2 thìa bột gừng, có thêm một chút muối. Thêm 1/ 2 cốc nước lựu ép khi cháo còn nóng. Món ăn này có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khử nước trong cơ thể và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
10. Súp cà rốt không chỉ có tác dụng bổ mắt mà còn giúp bạn chữa trị chứng tiêu chảy
11. Uống nhiều nước, vì cơ thể mất nhiều nước do tiêu chảy nên cần phải được bồi đắp lại. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ bị khô đi và dẫn đến một số bệnh khác.
12. Tránh những món ăn gây tiêu chảy nặng hơn như các loại đậu, cải bắp, giá… Ngoài ra tránh các loại cám, khoai hoặc ngũ cốc, ngay đến cả lúa gạo cũng không nên ăn nhiều.
Xem thêm: Thực phẩm điều trị bệnh ỉa chảy
Phòng bệnh ỉa chảy
Không khó để phòng chống căn bệnh này, quan trọng là bạn phải giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách:
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống hoặc các loại gỏi sống
- Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh
- Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nguồn nước sạch để nấu ăn
- Chọn thực phẩm còn tươi sống, chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn, sạch sẽ
Chú ý: Khi sử dụng nhiều cách mà bệnh vẫn không thuyên giảm thì cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị trước khi quá muộn.
Nếu bạn quan tâm: Bị tiêu chảy nên và không nên ăn gì
Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
chi oi em đi cầu nhiều, phân đôi lúc còn dính máu nữa, bị như vậy gần 1 năm nay rồi chị tư vấn giúp em ạ.
Nhức đầu 3 ngày bây giờ mới tiêu chảy chỉ ra nước và triệu chứng muốn ói nhẹ thì có thể uống tra + mật ong+ chanh được không Bác sĩ.
tôi bị tiêu chảy đã ba hôm rồi đi cầu 4-5l/ng, phân ko có nhầy máu, đau bụng từng cơn, ko buồn nôn, chướng bụng.
Hotline miễn cước 18001506
Kênh thông tin sản phẩm
Tư vấn thêm
Hỏi trực tiếp
MUA HÀNG
Áp dụng cho 10 khách hàng mới chưa từng sử dụng sản phẩm.
Để lại thông tin nhanh nhất để được ưu đãi!