Bệnh lao ruột có chữa được không? Có thể lây lan?

Lao ruột là một loại lao phổ biến, xuất hiện ngày càng nhiều ở những nước đang phát triển, ít có triệu chứng lâm sàng điển hình nhưng có thể gây biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Vậy bệnh lao ruột có chữa được không? Có lây lan cho người xung quanh hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bệnh lao ruột có chữa được không? Có thể lây lan?

Lao ruột là bệnh gì?

Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “lao ruột có chữa được không” thì bạn cần nắm rõ những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh này. Lao đường ruột là một bệnh lý lao nằm ngoài hệ tiêu hoá, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hoá khác. Bệnh thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 30-55 tuổi, xuất hiện kèm theo những tổn thương lao khác như lao phổi. 

Các quốc gia đang phát triển có tỷ lệ mắc bệnh lao ruột nhiều hơn so với những nước phát triển. Đây là một trong những bệnh lý ít gặp và rất khó chẩn đoán, điều trị. Đồng thời còn để lại biến chứng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao lên tới 11%. 

Lao ruột có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân khác nhau là nguyên phát và thứ phát. Đối với lao ruột nguyên phát, nguyên nhân được cho là do vi khuẩn ở bò nhiễm vào cơ thể qua thực phẩm trung gian như sữa bò. Ngược lại, lao ruột thứ phát thường xuất hiện nhiều hơn với nguyên nhân là do bệnh nhân tiếp xúc hoặc nuốt phải đờm có vi khuẩn gây bệnh.

Lao ruột ít có biểu hiện điển hình nhưng lại gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Lao ruột ít có biểu hiện điển hình nhưng lại gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Bên cạnh đó, lao ruột có thể bị nhiễm sau khi bệnh nhân mắc phải lao phổi, lao thực quản, lao màng bụng và lao hầu họng. Thông qua đường tiêu hoá, vi khuẩn xâm nhập vào ruột, trú ngụ tại đấy và tiếp tục tấn công những bộ phận khác như mật hoặc máu. Vi khuẩn gây bệnh có thể là vi khuẩn lao người hoặc vi khuẩn lao động vật như trâu, bò, lợn. 

Ở giai đoạn đầu, lao ruột ít có biểu hiện rõ ràng và thường diễn biến âm thầm nên không nhiều trường hợp phát hiện và điều trị được từ sớm. Người bệnh có thể lưu ý một số dấu hiệu sau đây:

  • Buồn nôn, đau bụng toàn phần, đau nhiều nhất ở hố chậu phải.
  • Rối loạn đại tiện, tiêu chảy liên tục hoặc táo bón, phân có thể lẫn máu.
  • Đầy hơi, bụng sôi nhẹ.
  • Đường ruột tắc nghẽn do hẹp sưng, khiến bụng đau quặn.
  • Mệt mỏi, sụt cân, sốt nhẹ, suy nhược cơ thể.

Bệnh lao ruột có chữa được không?

Với tất cả những dấu hiệu và triệu chứng nguy hiểm mà bệnh lao đường ruột gây ra thì câu hỏi được đặt ra là “lao ruột có chữa được không”? Bệnh lao ruột có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Trên thực tế lâm sàng cho thấy, rất nhiều trường hợp lao ruột phát hiện sớm và chữa trị ngay từ giai đoạn đầu, kiên trì tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc, kiểm tra định kỳ mà bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn.

Vấn đề nguy hiểm nhất với lao ruột là biến chứng tắc ruột, cần phải theo dõi và phát hiện kịp thời để phẫu thuật ngay lập tức, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Ngoài ra, có một vài biến chứng khác cũng cần phải được lưu tâm để phẫu thuật kịp thời như: thủng phúc mạc, viêm phúc mạc,...

Lao ruột có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu điều trị kịp thời 

Lao ruột có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu điều trị kịp thời 

Lao ruột có lây không?

Bên cạnh thắc mắc “lao ruột có chữa được không” thì một vấn đề khác cũng được quan tâm đó là “lao ruột có lây không”. Lao ruột là bệnh lý không lây qua đường hô hấp và ăn uống. Tuy nhiên, nếu người bệnh vừa mắc lao ruột vừa mắc lao phổi thì lúc này, lao phổi có thể lây lan qua đường hô hấp. Bên cạnh đó, tiếp xúc với nước tiểu hay phân của người bị lao ruột cũng sẽ không bị lây.

Tóm lại, nếu chỉ bị lao ruột đơn thuần, tức là không mắc thêm một bệnh lao tại cơ quan nào khác thì sẽ không có khả năng lây lan cho những người xung quanh. Nhưng trên thực tế cho thấy, các trường hợp lao ruột thường đi kèm đồng thời lao ở các cơ quan khác nên khả năng vi khuẩn lao lây lan từ người bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra. Chính vì vậy, khi điều trị lao ruột, người bệnh cần cẩn thận trong các thói quen sinh hoạt hàng ngày, ví dụ như ho hay khạc đờm để tránh lây lan cho người xung quanh.

Lao ruột không lây qua đường hô hấp và ăn uống

Lao ruột không lây qua đường hô hấp và ăn uống

Các phương pháp điều trị bệnh lao đường ruột

Như vậy, lao ruột có chữa được không thì hoàn toàn CÓ THỂ. Có 2 hướng điều trị lao ruột là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Thông thường, bệnh lao ruột thường được điều trị nội khoa. Phương pháp phẫu thuật chỉ dành cho các trường hợp có biến chứng. 

Điều trị nội khoa

Điều trị bệnh lao đường ruột bắt đầu bằng việc sử dụng các loại thuốc điều trị lao ruột bao gồm isoniazid (300mg) và rifampin (600g) mỗi ngày trong vòng 18-24 tháng. Khi trong đờm xuất hiện lượng lớn các trực khuẩn háo axit, bạn nên dùng 1g streptomycin/ngày trong 2-3 tháng. Với bệnh nhân lao phúc mạc, hãy bổ sung steroid để giúp ngăn ngừa tình trạng.

Phẫu thuật được áp dụng khi bệnh đã gây tổn thương nguy hiểm

Phẫu thuật được áp dụng khi bệnh đã gây tổn thương nguy hiểm

Điều trị ngoại khoa

Trong một số trường hợp, điều trị bằng thuốc không đủ hoặc bệnh đã gây tổn thương nghiêm trọng cho ruột, có thể cần phải thực hiện phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, phần ruột bị tổn thương hoặc bị tổn thương nặng có thể được loại bỏ.

Vậy lao ruột điều trị bao lâu? Nếu có thể chẩn đoán được lao ruột trước phẫu thuật thì phương pháp điều trị tối ưu bao gồm hoá trị tiền phẫu trong 4-6 tuần, sau đó phẫu thuật. Sau phẫu thuật, tiếp tục hoá trị trong 18 tháng nữa.

Cách phòng ngừa bệnh lao ruột

Phòng ngừa bệnh lao đường ruột là một phần quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh lao đường ruột:

  • Không uống sữa bò tươi khi chưa tiệt trùng hoặc chưa qua xử lý.
  • Tiêm chủng là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa bệnh lao. Các loại tiêm phòng chống lao đường đang được phát triển và cung cấp tùy theo vùng và quốc gia. 
  • Nếu nghi ngờ các biểu hiện của bệnh, hãy đi thăm khám và xét nghiệm từ sớm, tránh chủ quan làm lây nhiễm bệnh ra cộng đồng và để lại biến chứng nguy hiểm về sau.
  • Dinh dưỡng cân đối và một chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. 
  • Lao ruột nên ăn gì? Hãy ăn nhiều rau củ, trái cây và thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt là chất đạm, vitamin và hạn chế ăn những thức ăn dạng bột
  • Duy trì lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng ở mức hợp lý, hạn chế hút thuốc lá hoặc tiêu thụ quá nhiều cồn.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh lao.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, nếu bắt buộc thì phải mặc đồ bảo hộ, che chắn cẩn thận để bảo vệ phổi.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp hạn chế bệnh lao đường ruột

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp hạn chế bệnh lao đường ruột

Tóm lại, lao ruột có chữa được không thì câu trả lời là CÓ, trong trường hợp được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, hãy đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Xem thêm: 

Cập nhật lúc: 17/01/2024
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn 100% tiền nếu không hiệu quả sau 2 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1506 (miễn cước gọi ) để được hướng dẫn chi tiết.
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...