Nguy hiểm khôn lường khi tự chữa bệnh sa trực tràng tại nhà

Sa trực tràng là một căn bệnh trực tràng – hậu môn có thể gặp ở mọi đối tượng. Có nhiều cách chữa trị bệnh nhưng chữa trị sa trực tràng tại nhà bằng các mẹo dân gian thì tuyệt nhiên không có. Trên thực tế đã có rất nhiều người bệnh tự “nhận biết” các triệu chứng bệnh sa trực tràng và “phán” rằng đó là bệnh trĩ, để rồi tự áp dụng các cách chữa bệnh trĩ đối với bệnh sa trực tràng. Từ đó làm gây ra những hậu quả đau đớn nặng nề.

Câu chuyện xót xa của cô Bùi Thị H. bị sa trực tràng nhưng lại lầm tưởng mắc trĩ và tự điều trị tại nhà

Có mặt tại khoa tiêu hóa của Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi có cuộc trò chuyện ngắn với cô Bùi Thị H. 45 tuổi, quê ở Nam Định hiện đang chờ xếp hàng để điều trị sa trực tràng. Đây có thể coi là một trong rất nhiều trường hợp đáng tiếc do việc tự ý đoán bệnh và chữa bệnh khi chưa đủ hiểu biết về bệnh, từ đó gây hiểu nhầm giữa 2 loại bệnh sa trực tràng sang bệnh trĩ, gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo lời kể của cô, cách đây hơn 3 tháng cô phát hiện mình bị “cái cục chỉ lòi ra nhỏ nhỏ thôi rồi lại tự co vào” khi đi đại tiện. Được nhiều người “mách bệnh” là: “chắc bác bị bệnh trĩ rồi. Trĩ cũng có cái cục lòi ra như thế, bệnh này tự chữa ở nhà được đó bác à”. Cô H nghe và làm theo các mẹo dân gian tìm ăn lá rau diếp cá, dùng lá trầu không, lá vông, lá bỏng… đắp búi trĩ nhằm chữa trị trĩ tại nhà. Không chỉ vậy, cô H còn được bà thông gia mang tặng cho lọ thuốc thoa làm rụng trĩ nghe nói “hiệu quả lắm”.

Sau khi dùng thuốc thoa, cô H thấy vết thương bị đau nhiều, ớn lạnh, sốt và không ngủ được. Nhưng nghe theo lời dặn của bà thông gia phải kiên trì thoa thêm sáu ngày nữa thuốc mới có tác dụng, cái “cục hồng” kia mới đen cứng và rụng đi được nên cô H vẫn kiên trì thực hiện mặc dù rất đau đớn.

cach-chua-benh-tri-13

Cùng là bệnh hậu môn khiến cô H bị nhầm bệnh trĩ với sa trực tràng

Kết quả thu được sau 7 ngày điều trị là: khối thịt sa ra ngoài ban đầu vẫn có thể co vào được nếu dùng tay nhét vào nhưng sau này thì không thể nữa. Cục thịt màu hồng mềm mềm giờ trở thành một khối đen cứng. Cô chỉ có thể nằm nghiêng, nằm sấp và ngồi một bên mông. Cảm giác đau đớn kéo dài không dứt.

Sau 2 tuần “chờ đợi mãi” nhưng bệnh không nhẹ đi, các triệu chứng nặng dần, bị mất ngủ và sự bất tiện trong sinh hoạt cô H quyết định đi ra bệnh viện Bạch Mai khám. Sau khi được các bác sĩ khám lâm sàng,  khám nội soi và các chẩn đoán hình ảnh, cô có kết quả chẩn đoán bị bệnh sa trực tràng. Hiện tại, cô H đang tiến hành kiểm tra nốt các xét nghiệm để chuẩn bị tiến hành phẫu thuật mổ sa trực tràng.

Vì sao người bệnh hay bị nhầm lẫn bệnh trĩ với sa trực tràng?

Do sự chủ quan của người bệnh

Sự nhầm lẫn bệnh trĩ và bệnh sa trực tràng đầu tiên là do sự chủ quan của người bệnh. Mặc dù không nắm chắc được các triệu chứng bệnh nhưng nhiều người bệnh vẫn “chẩn đoán bệnh” và “thử chữa trị ở nhà trước”. Đây là trường hợp không hiếm gặp và nguyên chủ yếu do người bệnh có tâm lý ngại đi khám bệnh ở vùng nhạy cảm.

Do biểu hiện chứng sa búi trĩ ở bệnh trĩ rất giống với sa trực tràng

Hai triệu chứng này có thể nói có sự phát triển tương đối giống nhau. Cụ thể:

sa-truc-trang-tri

Hai triệu chứng sa trực tràng và sa búi trĩ dễ gây nhầm lẫn

Sa búi trĩ ở bệnh trĩ: Triệu chứng sa búi trĩ ở bệnh trĩ hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn nhưng giai đoạn đầu búi trĩ khu trú tại đường lược – là nơi “giao cắt” giữa trực tràng và hậu môn với kích thước còn nhỏ nên không xảy ra hiện tượng sa búi trĩ, người bệnh không thể phát hiện bệnh trĩ bằng mắt thường ở giai đoạn đầu. Bắt đầu từ giai đoạn 2, các búi trĩ có kích thước to dần và lòi ra bên ngoài gây ra chứng sa búi trĩ – triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Ở các giai đoạn sau, quá trình phát triển sa búi trĩ ở bệnh trĩ cũng tương đối giống với sa trực tràng khiến người bệnh rất dễ bị nhầm lẫn.

Để tìm hiểu chi tiết các dấu hiệu bệnh trĩ cũng như chứng sa búi trĩ thay đổi qua 4 giai đoạn bệnh khác nhau như thế nào so với sa trực tràng, mời bạn xem:

Sa trực tràng: hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn từ nhẹ đến nặng là sa trực tràng không hoàn toàn, sa trực tràng hoàn toàn và sa nặng. Các mức độ sa trực tràng được biểu hiện từ nhẹ đến nặng thông qua khối sa trực tràng ban đầu sa ít và có thể tự co vào, sau đó là sa nhiều hơn và không thể co lại trong hậu môn, người bệnh phải tác động mới khiến khối sa co vào trong. Giai đoạn nặng nhất là các khối sa trực tràng bị sa toàn bộ ra bên ngoài hậu môn.

Do không để ý các dấu hiệu khác đi kèm ở từng bệnh

Các dấu hiệu khác đi kèm cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp người bệnh cũng như bác sĩ chuyên khoa phát hiện đó là bệnh trĩ hay là sa trực tràng. Một số dấu hiệu đi kèm có thể kể đến như:

Sa trực tràng kèm theo các biểu hiện rối loạn đại tiện, có cảm giác không đại tiện hết, bị chảy máu trực tràng, có dịch nhầy ở hậu môn do khối sa tiết ra. Nhưng điều khác biệt so với bệnh trĩ là người bệnh sa trực tràng không bị cảm giác đau rát, sưng phồng khó chịu ở vùng hậu môn.

benh-sa-truc-trang-kieu-tui

Sa trực tràng không gây cảm giác đau đớn cho người bệnh

Bệnh trĩ bên cạnh triệu chứng sa búi trĩ cũng có những biểu hiện đi kèm khác như: chảy máu khi đi đại tiện, xuất hiện dịch nhầy ở hậu môn, có cảm giác đau rát hậu môn, thậm chí là sưng phồng khó chịu (ở cấp độ trĩ nặng). Ban đầu các dấu hiệu bệnh trĩ biểu hiện ít với mức độ bệnh nhẹ. Tuy nhiên các triệu chứng bệnh trĩ sẽ nặng dần lên với tần suất dày hơn khi giai đoạn bệnh trĩ phát triển nặng dần.

Phương pháp điều trị sa trực tràng

Không giống như bệnh trĩ, các phương pháp dân gian với các loại cây cỏ thường không có tác dụng điều trị dứt điểm sa trực tràng, thậm trí trong một số trường hợp chúng còn gây tác dụng ngược khiến bệnh trầm trọng hơn. Để điều trị sa trực tràng hiện nay ngành Y khoa thường áp dụng một số phương pháp mổ sa trực tràng như:

2 phương pháp chính là mổ sa trực tràng qua đường bụng treo trực tràng và ụ nhô, mổ qua đường tầng sinh môn

Mổ qua đường bụng treo trực tràng và ụ nhô

Phương pháp này thực hiện bằng cách:

  • Treo trực tràng vào ụ nhô nhờ 2 dải dọc nhỏ (làm từ chất dẻo tổng hợp có chiều dài 8cm – 10cm và rộng 1 cm).
  • Khâu 2 dải này vào mặt trước của trực tràng với khoảng cách thật thấp với 6 – 8 mũi khâu bằng chỉ không tiêu vào lớp cơ nhằm kéo căng trực tràng.
  • Phía đầu trên của 2 dải dọc khâu vào dây chằng chung trước cột sống ở ụ nhô (Promontoire).
  • Cố định đại tràng vào bờ trên chậu hông nhỏ chỗ bóc tách ổ bụng (phúc mạc) ra để giải phóng phần sa trực tràng ra ngoài ổ bụng.

phau-thuat-cat-tri

Tiến hành phẫu thuật sa trực tràng qua đường bụng treo trực tràng và ụ nhô

Mổ qua đường tầng sinh môn

Phương pháp này được thược hiện qua hậu môn và không cần mở ổ bụng. Nó được áp dụng nhiều trong trường hợp phẫu thuật cắt đại tràng sigma trực tràng qua tầng sinh môn (phẫu thuật Altemeier).

Phần trực tràng sa ra ngoài được can thiệp từ hậu môn với đường cắt mở. Phần trên trực tràng và đại tràng được kéo xuống và tách rời bằng một đường cắt trọn các lớp của đại trực tràng. Phần đại tràng còn lại kéo xuống và tiến hành khâu đính vào ống hậu môn.

Phương pháp này không có đường mổ ở bụng, ít đau, thời gian nằm viện ngắn nên phù hợp với người bệnh cao tuổi, người sa trực tràng nhỏ hoặc bệnh nhân với khối sa bị nghẹt trực tràng, trực tràng hoại tử…

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Chúc mừng Quốc Tế Hạnh Phúc, từ 20/03-31/03/2024, Tặng ngay 01 hộp Trà Hoa Cúc Táo Đỏ trị giá 180.000Đ khi tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS. Áp dụng đồng thời với chương trình Mua 6 tặng 1 hộp. Chi tiết liên hệ 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...