Khi bị tiêu chảy cần tránh những thực phẩm nào?


Nguyên nhân gây tiêu chảy rất đa dạng, do vi rút, do vi khuẩn, chế độ ăn uống, do thuốc men… Tiêu chảy không khó chữa, nhưng nếu chữa không đúng cách hoặc để bệnh kéo dài có thể gây mất nước và điện giải trầm trọng. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao, nhất là đối tượng trẻ em. Tiêu chảy được chữa trị chủ yếu bằng biện pháp bổ sung điện giải kết hợp với chế độ ăn uống. Không phải loại thực phẩm nào cũng dành cho người bị tiêu chảy. Vì thế, mọi người cần nhận biết được những dạng thực phẩm đó để tránh khiến cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

Thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy

Thực phẩm từ bơ, sữa

Hiện tượng tiêu chảy gây ra sự suy giảm về số lượng của enzim lactase trong cơ thể. Enzim lactase là thành phần rất cần tiết để tiêu hóa hàm lượng lactose – một loại đường được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa.

Đường sữa không thể tiêu hóa được gây ra các triệu chứng như: Đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy . Vì vậy, khi bị tiêu chảy thì tốt nhất bạn không nên uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa (bơ, kem, phô mai…)

Có một thắc mắc khá phổi biến đó là tiêu chảy ăn sữa chua được không? bạn vẫn hoàn toàn có thể ăn sữa chua vì các chế phẩm sinh học có trong sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa cân bằng nguồn vi sinh vật, tránh gây loạn khuẩn và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu.

Đồ ăn chứa nhiều chất béo

Thức ăn có chứa hàm lượng chất béo cao làm tăng những cơn co thắt ruột và làm cho triệu chứng của tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy, chúng ta nên tránh các loại đồ ăn như đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ nếu tiêu chảy đang “ghé thăm”.

Thực phẩm gây đầy hơi

Đậu, bắp cải, súp lơ xanh và hành tây là những loại thực phẩm dễ gây tích trữ khí thừa trong đường ruột, nó khiến bạn cảm thấy đầy hơi, khó chịu. Vì vậy, khi bị tiêu chảy cũng cần “gạch bỏ” những loại thực phẩm này khỏi bữa ăn của bạn nhé.

Bên cạnh đó, một số loại trái cây như: đào, lê, mận, các loại trái cây sấy khô (mơ, nho khô, mận khô) cũng nên tránh vì chúng có nguy cơ gây đầy hơi tương tự như những loại rau họ cải và làm nặng hơn bệnh tiêu chảy.

Thức ăn không đường

Một số đồ ăn không đường có thể có tác dụng nhuận tràng, nhưng nó sẽ khiến bạn cảm thấy đầy hơi và khó chịu. Kẹo không đường và kẹo cao su không đường thường có chứa sorbitol không tốt cho tiêu hóa và có thể khiến tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn không nên ăn kẹo cao su không đường hay những chai nước ngọt có gas vào thời điểm này.

Rượu bia, cà phê và nước giải khát có ga

Đối với những người khỏe mạnh thì những đồ uống trên không gây ra chứng tiêu chảy. Nhưng khi bị tiêu chảy nên tránh uống rượu, cà phê, và các loại nước giải khát có ga. Thức uống được khuyên dùng chủ yếu trong thời gian bị tiêu chảy là nước lọc và các loại nước ép hoa quả tự nhiên không thêm đường.

Bị tiêu chảy ăn mì tôm được không?

Trường hợp đã bị tiêu chảy mà ăn mì tôm thì những vấn đề mà nó gây ra sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Trong mì tôm, ngoài thành phần chính là Carbonhydrate thì còn khá nhiều hương liệu, chất phụ gia, chất béo gây ra các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá.

tiêu chảy ăn mì gói được không
tiêu chảy ăn mì gói được không?

Vậy, câu trả lời ở đây là Không nên ăn mì gói khi đang bị tiêu chảy, ngoài ra, mì tôm (mì gói) cũng không nên ăn thường xuyên vì nó còn có thể gây nhiều tác hại đến sức khoẻ như: béo phì, tim mạch, tiểu đường, loãng xương, ung thư, biếng ăn ở trẻ.

Bị tiêu chảy ăn bún được không

Theo các khuyến cáo của các chuyên gia y tế, bún là một loại thực phẩm tương đối an toàn cho người bị tiêu chảy. Bún là một loại thực phẩm giàu tinh bột, dễ tiêu hóa, không chứa chất xơ, không gây kích thích đường ruột. Ngoài ra, bún cũng có thể cung cấp một lượng calo và chất dinh dưỡng nhất định cho cơ thể, giúp người bệnh tiêu chảy tránh bị suy nhược.

Tuy nhiên, khi ăn bún khi bị tiêu chảy, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:

  • Nên ăn bún trắng, không ăn bún trộn hoặc bún được chế biến cùng nhiều thực phẩm khác
  • Tránh ăn bún quá nhiều, chỉ nên ăn một lượng vừa đủ để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Nên ăn bún luộc hoặc bún nước, không ăn bún xào hoặc bún khô.
  • Nên ăn bún kèm với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa khác như thịt gà, thịt lợn nạc, trứng, chuối, táo,...

Bị tiêu chảy nên ăn gì, uống gì?

Bên cạnh những thực phẩm làm cho chứng tiêu chảy của bạn trở nên trầm trọng hơn thì cũng có một số thực phẩm có ích trong việc chữa trị tiêu chảy. Dưới đây là danh sách các thực phẩm được đánh giá là tốt cho người bệnh bị tiêu chảy.

Chuối

Chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn về căn bệnh đường tiêu hóa. Lượng kali trong những trái chuối sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần.

Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Hơn nữa, Inulin (là một loại prebiotic fiber) cũng có trong chuối với số lượng lớn có khả năng khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử.

Thực phẩm giàu tinh bột

Những thực phẩm này sẽ làm giảm và ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy ngay lập tức vì có chứa hàm lượng chất xơ và dễ tiêu hóa.

Khoai tây và cơm chính là những lựa chọn tốt để làm ngưng tình trạng tiêu chảy, giúp cơ thể phục hồi nhanh. Nước gạo nâu cũng rất tốt cho những người bị tiêu chảy và có thể dùng thường xuyên khi cần thiết.

Táo đã được nấu chín

Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo giúp ích rất nhiều cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên, những quả táo sống còn cung cấp nhiều loại chất xơ khác nên sẽ khiến bao tử phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa hết lượng chất xơ dồi dào trong loại trái cây này. Vì vậy, táo đã nấu chín không chỉ dễ tiêu hơn mà còn cung cấp rất nhiều lợi ích từ pectin, các dưỡng chất và lượng đường tự nhiên có trong táo.

Thịt gà

Khi tiêu chảy cơ thể sẽ mất đi lượng protein, chất dinh dưỡng và nước do phải đi vệ sinh thường xuyên. Gà chính là một lựa chọn tuyệt vời để đẩy lùi bệnh tiêu chảy, đồng thời giúp bổ sung dinh dưỡng để cơ thể hồi phục nhanh chóng.

Bột mì đã được chế biến

Bột mì được chế biến sẵn là thực phẩm không tốt cho sức khỏe bằng các loại lương thực khô nhưng với tình trạng tiêu chảy nó lại bị đảo ngược.

Bột mì chế biến sẵn nằm trong danh sách những thực phẩm ưu tiên hàng đầu dành cho người bị tiêu chảy. Vì các sản phẩm làm từ lương thực thô khi được chế biến sẽ bị lột bỏ lớp vỏ bên ngoài nên chúng sẽ dễ tiêu hóa hơn, làm dịu bao tử và hạn chế được những triệu chứng của bệnh.

Sữa chua

Tuy là sản phẩm chế biến từ sữa nhưng sữa chua lại có tác dụng chữa tiêu chảy hiệu quả. Những lợi khuẩn probiotic hiện diện trong sữa chua có thể khắc phục được những triệu chứng khó chịu ở bao tử một cách hiệu quả, bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn xấu và phát tán nguồn lợi khuẩn có sẵn trong sữa chua để cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc có tác dụng làm dịu cơ thể và tinh thần. Để làm giảm và loại trừ bệnh tiêu chảy, hãy chú ý đến tác dụng làm dịu và giảm đau của bạc hà và hoa cúc. Bạc hà là một phương thuốc trị co thắt đồng thời còn giúp làm thư giãn, xoa dịu các cơ bên trong ruột. Hoa cúc có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm và các cơn co thắt trong thành ruột.

Việt quất

Nhờ vào đặc tính làm se, dùng một vài quả việt quất sẽ làm giảm tình trạng viêm trong bao tử và kết dính các tế bào bên trong thành ruột, hạn chế sự bài tiết chất nhầy và các chất lỏng. Việt quất cũng là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.

Tiêu chảy ăn xôi được không

Gạo nếp hay các món xôi thường được dùng để chữa các triệu chứng tiêu chảy, hư lao, thiểu năng tuần hoàn não nhất là ở phụ nữ có thai. Bởi trong Y học cổ truyền, gạo nếp có tính ấm, vị ngọt.
Tuy nhiên, người bệnh tiêu chảy nên ăn một lượng xôi nếp vừa phải vì xôi có tính dẻo nên gây cảm giác khó tiêu, đầu bụng, nóng trong người.

Tiêu chảy ăn xôi được không?
Tiêu chảy ăn xôi được không?

Thực đơn cho người bị tiêu chảy

Cháo rau sam

  • Rau sam 90g
  • Búp ổi non 20g
  • Quả hồng xiêm non 10g
  • Gạo 30g
  • Bột gia vị vừa đủ

Tất cả cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, bỏ bã. Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bột gia vị. Ăn khi cháo còn nóng, ăn liền 2 – 3 ngày.

Cháo cà rốt, ô mai

  • Cà rốt 50g
  • Ô mai mơ 5 quả
  • Gạo 50g

Mài cà rốt thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.

Cháo hạt sen

  • Hạt sen 100g
  • Củ mài 50g
  • Quả hồng xiêm non 15g
  • Đường phèn 20g

Cách làm như sau: Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài, sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ, cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được. Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng, ăn liền trong 2 – 3 ngày.

Cháo gừng

  • Gạo trắng 50g
  • Gừng tươi 50g

Gạo nấu cháo chín cho gừng vào. Ăn nóng trong ngày.

Cháo gạo, sơn dược

  • Gạo 50g
  • Sơn dược 10g
  • Thịt quả vải khô 50g
  • Hạt sen 10g

Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín ăn trong ngày.

Cháo khiếm thực, phục linh

  • Bột khiếm thực 60g
  • Bột phục linh 20g
  • Gạo lức 100g

Gạo lức nấu thành cháo, cho hai thứ bột trên vào đun sôi lên là ăn được. Ăn trong ngày.

Cháo khương, tra, củ cải

  • Gừng tươi 20g
  • Sơn tra 20g
  • Củ cải 15g
  • Đường đỏ 15g
  • Gạo lức 250g

Cho tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun trong 40 phút, bỏ bã, lấy nước nấu với gạo vo sạch thành cháo rồi cho đường. Ngày ăn 3 lần, liền 5 ngày.

Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả

  • Để phòng ngừa hiệu quả bệnh tiêu chảy và không làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn thì nên ăn các loại thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, rửa thật sạch để đảm bảo sức khỏe.
  • Rửa tay thật sạch trước khi chế biến hoặc ăn bất kỳ loại thực phẩm nào.
  • Không ăn các loại thực phẩm đã ôi thiu, ẩm mốc, quá hạn sử dụng
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước, trong và sau khi ăn.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng giúp phục hồi và tái tạo niêm mạc đại tràng.

Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc điều trị tiêu chảy

Lời khuyên dành cho bạn

Nếu bạn bị tiêu chảy kéo dài do viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích thì bạn nên đi khám và điều trị từ sớm, để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Cùng với việc uống thuốc theo phác đồ của bác sĩ, bạn có thể sử dụng Tràng Phục Linh để tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Thành phần “chủ chốt” của Tràng Phục Linh chính là ImmuneGamma với 3 công dụng:

  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc
  • Cân bằng vi sinh đường ruột
  • Tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa.
ImmuneGamma® là chế phẩm điều biến miễn dịch tự nhiên, phát minh mới của công nghệ sinh học Hoa Kỳ. ImmuneGamma® được chiết tách từ thành vách vi khuẩn Lactobacillus fermentum, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nhiều công dụng quý khác cho cơ thể con người.

Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính.

Về chế độ ăn: bạn nên sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tập ăn dần những thức ăn mà mình không quen ăn. Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao, giảm bớt áp lực cuộc sống bạn nhé.

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Xem thêm: 

Cập nhật lúc: 15/12/2023
⭐ Chúc mừng Quốc Tế Hạnh Phúc, từ 20/03-31/03/2024, Tặng ngay 01 hộp Trà Hoa Cúc Táo Đỏ trị giá 180.000Đ khi tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS. Áp dụng đồng thời với chương trình Mua 6 tặng 1 hộp. Chi tiết liên hệ 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • trang anh đã bình luận

    22/06/2018 12:59

    bác sĩ ơi, cho em hỏi ạ, em năm nay 22 tuổi, 3 ngày gần đây em đau vùng trên rốn, đau thắt theo từng cơn, em co ra hiệu ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      22/11/2022 14:57

      Chào bạn! Đau thắt bụng theo từng cơn là dấu hiệu trong nhiều bệnh khác nhau như rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, tăng nhu động ruột... Bạn vui lòng ...[Xem thêm]
  • Trần Tấn Đạt đã bình luận

    04/03/2018 09:40

    em đang bị tiêu chảy gần 1 tuần rồi, bây giờ em nên tránh ăn và uống nhựng gì ạ ?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      30/11/2022 13:59

      Chào bạn! Bạn nên tránh các loại đồ ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chua cay, nhiều gia vị, các loại đồ ăn chế biến sẵn... Tránh uống rượu ...[Xem thêm]
  • tinh đã bình luận

    16/10/2017 15:40

    chào bác sĩ bé nhà mình 16 tháng, hiện đi cầu phân sống, nát, ko nhầy máu.
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      20/10/2017 08:48

      Chào bạn Tình! Qua triệu chứng bạn miêu tả trên rất có thể bé nhà bạn đang gặp vấn đề về bệnh rối loạn tiêu hóa bạn nhé. Hệ vi sinh ...[Xem thêm]
  • Hoài thương đã bình luận

    15/09/2017 17:28

    Bé nhà mình 9 tuổi, vừa rồi bé có bị Viêm tai giữa và có dùng kháng sinh điều trị 3 ngày, mấy hôm nay bé đi ngoài 3 ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      18/09/2017 14:40

      Chào chị Thương! Triệu chứng của bé có thể là Rối loạn tiêu hóa do ảnh hưởng của điều trị Viêm tai giữa gây ra chị nhé! Chị có thể cho ...[Xem thêm]
  • Việt Cường đã bình luận

    10/09/2017 06:21

    Cho cháu hỏi: sau khi ăn chè bắp, sữa, cháo gà, mít thì một lúc sau cháu thấy hơi đau bụng và đi ngoài tiêu chảy. Không biết cháu ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      15/09/2017 13:58

      Chào bạn Cường! Theo như triệu chứng bạn chia sẻ thì tình trạng của bạn có thể do Rối loạn tiêu hóa gây ra bạn nhé! Rối loạn tiêu hóa là ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...