Đại tràng (ruột già) là phần áp cuối trong hệ tiêu hóa có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non. Đại tràng hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân. Khi gặp phải các vấn đề về đại tràng, đại tràng không thực hiện tốt chức năng của mình gây ra những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy khám đại tràng ở đâu tốt và uy tín? Khi nào cần khám đại tràng?
Nội dung chính trong bài
Dấu hiệu viêm đại tràng cần khám
Theo lời khuyên của các bác sĩ, khi có các dấu hiệu dưới đây người bệnh nên đi khám viêm đại tràng ngay để có biện pháp cải thiện đúng cách.
- Đau bụng: Đau âm ỉ ở dưới rốn, đau có thể dọc khung đại tràng. Người bệnh thường xuyên bị đau bụng sau khi ăn, có thể đi ngoài xong đau giảm.
- Đi ngoài nhiều lần: Một số người bệnh viêm loét đại tràng liên tục có cảm giác sôi sục trong ruột và muốn đi ngoài ngay lập tức. Tình trạng rối loạn đại tiện thường xuyên xảy ra như đi tiêu lỏng nhiều lần trong ngày, phân có nhày máu, mót rặn sau khi đi ngoài, đau hậu môn.
- Đầy hơi khó tiêu: Người bệnh thường bị đầy hơi, cảm giác căng tức rất khó chịu, ăn uống khó tiêu
- Sụt cân: Viêm loét gây cản trở hấp thụ dinh dưỡng và calo của cơ thể khiến người bệnh thường bị thiếu hụt dinh dưỡng và gặp khó khăn trong việc duy trì trọng lượng khỏe mạnh.
- Cảm thấy khó chịu ở bụng: Người bệnh có cảm giác nặng bụng, thậm chí có cảm giác có khối đá đè trong bụng. Khi đi đại tiện, trung tiện thì cảm giác này có thể giảm xuống. Còn khi người bệnh bị táo bón thì cảm giác này càng tăng lên.
Viêm đại tràng có biểu hiện khá giống với một số bệnh lý đường tiêu hóa khác. Vì vậy, khi có triệu chứng của bệnh người bệnh nên tới trung tâm y tế tin cậy để thăm khám cũng như có biện pháp điều trị hợp lý.
Chẩn đoán viêm đại tràng bằng những phương pháp nào?
Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm đại tràng, người bệnh cần được thăm khám cụ thể, tiến hành làm các xét nghiệm, thăm dò chức năng của đại tràng. Trong đó, nội soi đại tràng là kỹ thuật quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác viêm đại tràng.
Hiện nay, nội soi đại tràng có các phương pháp cơ bản như sau:
- Nội soi không gây mê: Phương pháp này người bệnh tỉnh táo trong quá trình bác sĩ tiến hành nội soi, do đó người bệnh sẽ có cảm giác đau và khó chịu trong quá trình nội soi.
- Nội soi gây mê: Phương pháp này bác sĩ gây mê để người bệnh không có cảm giác khó chịu. Nhưng để sử dụng phương pháp nội soi gây mê, người bệnh cần phải làm một số xét nghiệm nước tiểu để giúp nội soi an toàn như xét nghiệm máu, điện tim, X-quang tim phổi. Vì thế bạn cần xác định được khám viêm đại tràng ở đâu tốt để đảm bảo an toàn, phòng xử lí các sự cố có thể xảy ra.
Các xét nghiệm, kiểm tra cận lâm sàng khác được sử dụng như:
- Xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá sự tình trạng toàn thể của bệnh nhân và tìm kiếm các vấn đề tiềm ẩn liên quan với viêm đại tràng.
- Công thức máu (CBC) sẽ đánh giá số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu. Số lượng hồng cầu sẽ giúp xác định lượng mất máu qua phân,số lượng tế bào bạch cầu đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể.
- Điện giải đồ: xét nghiệm về các chất vi lượng trong cơ thể: Natri, Kali, Clorua, thường các chất điện giải sẽ giảm nếu xảy ra tiêu chảy.
- Chức năng thận có thể được đánh giá bằng cách đo nồng độ ure và creatinine trong máu.
- Mẫu phân có thể được thu thập để cấy khuẩn tìm kiếm bằng chứng về sự nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra viêm đại tràng. Cấy khuẩn sẽ tìm ra vi khuẩn nào gây ra tình trạng viêm đại tràng.
☛ Tìm hiểu thêm: Kỹ thuật chẩn đoán bệnh viêm đại tràng
Khám viêm đại tràng ở đâu tốt nhất và uy tín?
Dưới đây là một số địa chỉ uy tín khám đại tràng tốt, người bệnh có thể tham khảo:
Tại Hà Nội:
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Viện Y học cổ truyền Quân Đội
- Bệnh viện E
- Bệnh viện Việt Đức
- Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108
- Bệnh viện Bạch Mai,…
Tại TP. Hồ Chí Minh:
- Bệnh viện Chợ Rẫy
- Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn
- Bệnh viện Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh
- Bệnh viện An Sinh,…
Phương pháp nội soi đại tràng và các bước chuẩn bị
Nội soi đại tràng là phương pháp phổ biến để kiểm tra đại tràng. Dưới đây là một số lưu ý về phương pháp này giúp người bệnh có kiến thức chuẩn bị khi khám đại tràng:
Tác dụng của nội soi đại tràng
Phương pháp này có tác dụng đánh giá các vấn đề:
- Mất máu, đau
- Những thay đổi chức năng đường ruột, như tiêu chảy mãn tính hoặc các bất thường có thể đã được phát hiện trước đó bằng xét nghiệm
- Xác định và điều trị chảy máu tiến triển của đại tràng
- Sàng lọc ung thư ruột kết. Nếu đang độ tuổi 50 trở lên và có nguy cơ trung bình của ung thư ruột kết, bác sĩ có thể đề nghị nội soi đại tràng mỗi 10 năm hoặc đôi khi sớm hơn để sàng lọc ung thư ruột kết. Soi ruột già là một trong những lựa chọn cho tầm soát ung thư ruột kết.
Các bước chuẩn bị trước khi nội soi đại tràng
Chuẩn bị: Trước khi nội soi đại tràng người bệnh cần thực hiện một sốxét nghiệm máu cũng như nhậ thuốc làm sạch đại tràng tại nhà. Có 2 phương pháp nội soi đại tràng: gây mê và không gây mê. Nếu chọn gây mê cần phải có người nhà đi cùng và đưa về sau khi nội soi
Chế độ ăn uống: Để giúp đại trực tràng sạch hơn, trước 3 – 4 ngày trước nội soi cần ăn thức ăn nhẹ, dùng thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa chẳng hạn như bánh mì, rau củ quả không hạt, cơm, thịt nạc…Tránh các thực phẩm như thực phẩm giàu chất béo, ngũ cốc, bỏng ngô, trái cây có vỏ, bông cải xanh… Trước nội soi 1 ngày không ăn thực phẩm cứng, rắn, tránh xa các loại nước ngọt có phẩm màu và uống nhiều nước lọc. Trước nội soi 2 giờ không được ăn uống bất cứ thứ gì.
Làm sạch ruột: Bước này khá quan trọng vì nội soi khi đại tràng chưa sạch dẫn tới bỏ sót tổn thương nhất là các polyp nhỏ, thời gian nội soi lâu hơn và người bệnh có thể bị đau đớn thậm chí phải lặp lại nội soi. Bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc nhuận tràng để làm sạch đường tiêu hóa đêm trước khi nội soi.
Quá trình nội soi đại tràng
- Bác sĩ kiểm tra bên trong hậu môn của người bệnh có tổn thương nào không. Nếu xuất hiện bất thường sẽ được xử lý ngay để tránh gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Sau đó, người bệnh được tiêm vào gần hậu môn 1 liều thuốc gây tê có tác dụng giảm cảm giác đau và khó chịu đồng thời giúp quá trình nội soi diễn ra thuận lợi.
- Người bệnh nằm nghiêng bên trái, bác sĩ từ từ luồn một ống mềm từ hậu môn vào trong đại tràng. Tiếp tục bơm khí carbon dioxide để ruột già căng phồng lên, giúp dễ dàng quan sát được bên trong.
- Hình ảnh thu qđược từ camera giúp phản ánh trung thực tình trạng bên trong của đại tràng. Nhờ vậy, các bác sĩ sẽ đánh giá chính xác vấn đề bệnh nhân đang gặp phải. Điểm nội soi sẽ kết thúc khi tới gần khai mạc ruột non. Lúc này bác sĩ sẽ từ từ thu hồi và kéo dây nội soi ra ngoài.
- Lấy mẫu mô bất thường chuyển qua phòng thí nghiệm sàng lọc ung thư hoặc cắt bỏ polyp trong đại trực tràng nếu có.
- Kết thúc quy trình nội soi, người bệnh ở lại viện theo dõi từ 1 – 2 tiếng nếu không có vấn đề gì bất thường có thể về.
Cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình, có bị mắc bệnh gì không, gần đây có sử dụng thuốc gì không. Tuy quá trình nội soi khá an toàn nhưng ở một số cơ thể có thể phát sinh một số biến chứng không mong muốn.
Với người bệnh viêm đại tràng, có thể tham khảo sản phẩm cho bệnh viêm đại tràng:TẠI ĐÂY
Tìm mua sản phẩm cho người bệnh viêm đại tràng:TẠI ĐÂY