Hội chứng ruột kích thích (Viêm đại tràng co thắt) gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, học tập cũng như sinh hoạt của người bệnh. Đau bụng, đi ngoài nhiều lần…khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin mỗi khi ra ngoài và ngại giao tiếp…Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh, giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Vậy người hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
Mục lục
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là rối loạn tiêu hóa rất phổ biến, theo thống kê có ảnh hưởng tới 11% dân số thế giới. Các triệu chứng người bệnh gặp phải như đau, khó chịu ở vùng bụng diễn ra liên tục kèm theo đó là tình trạng đầy bụng, buồn nôn và khó tiêu.
Hội chứng ruột kích thích thường gây ra một số triệu chứng sau:
- Khó chịu ở bụng hoặc đau bụng
- Đầy bụng chướng hơi
- Cảm giác nhu động ruột không đầy đủ
- Đi ngoài cảm giác chưa hết phân
- Dịch nhầy trắng trong phân
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Ăn uống khó tiêu
- Buồn nôn
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Người hội chứng ruột kích thích có thể thấy triệu chứng thuyên giảm nhờ chế độ ăn uống hợp lý, quản lý stress, sử dụng thuốc và các liệu pháp thay thế khác.
Xem thêm thông tin: Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
Vai trò của chế độ ăn với người hội chứng ruột kích thích
Chế độ dinh dưỡng điều chỉnh hợp lý góp phần tới 40% tỷ lệ thành công cho việc điều trị hội chứng ruột kích thích. Ngược lại, nếu ăn uống không hợp lý khiến các triệu chứng của bệnh càng trở nên trầm trọng. Nhưng nếu người bệnh kiêng khem quá mức, chỉ ăn cơm vói thịt nạc, ăn ít rau vì sợ đi ngoài, phân sống… khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng từ đó sức đề kháng kém khiến bệnh càng dễ tái phát hơn.
Do đó, người bệnh cần xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời hạn chế các triệu chứng của bệnh.
Chất xơ
Người bệnh thường được khuyên thay đổi lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của người bệnh. Chất xơ được chia làm 2 loại
- Chất xơ sợi hòa tan
- Chất xơ không hòa tan (không hòa tan trong nước)
Thực phẩm chứa chất xơ hòa tan bao gồm:
Yến mạch, lúa mạch, lúa mạch đen, cám gạo:
Một số người cũng giảm tiêu chảy khi dùng cám gạo nhưng một số khác lại thấy cải thiện hơn nếu áp dụng chế độ ăn ít chất xơ, chính vì vậy cần phải điều chỉnh phù hợp với từng người.
- Trái cây: Những loại trái cây tốt cho người hội chứng ruột kích thích chẳng hạn như chuối và táo: Những loại quả như chuối, táo cung cấp được vitamin, chất dinh dưỡng cần thiết, giúp làm quá trình đi đại tiện trơn tru hơn
- Rau củ: Loại rau củ tốt và cần thiết cho người hội chứng ruột kích thích như cà rốt và khoai tây. Đây là những thực phẩm giàu chất xơ, dễ tiêu hóa
- Hạt lanh vàng: Hạt lanh có tác dụng nhuận tràng rất tốt, sử dụng hạt lanh ở mức độ vừa phải giúp cải thiện cả tình trạng táo bón và tiêu chảy. Tuy nhiên nên sử dụng ở mức độ vừa phải, không nên dùng quá nhiều
- Các loại rau củ quả non, mềm : mùng tơi, rau lang, khoai lang, chuối, bơ, đu đủ cung cấp các loại vitamin tốt cho sức khỏe. Trái cây rau củ quả chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, phục hồi quá trình mất nước do rối loạn tiêu hóa
Thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan bao gồm:
- Bánh mì nhân bánh mì
- Cám
- Ngũ cốc
- Hạt và hạt (trừ hạt lanh vàng)
Khi người bệnh bị tiêu chảy, nên giảm chất xơ dạng không hòa tan trong chế độ ăn. Nhưng nếu bạn bị táo bón tăng lượng chất xơ hòa tan trong chế độ ăn uống và tăng cường lượng nước để giúp cải thiện tình trạng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về lượng chất xơ khuyên dùng.
Thịt nạc, thịt gia cầm
Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn các loại thịt nạc của gia súc, gia cầm, cá đồng… đây là những loại thịt trắng cung cấp thêm những chất đạm cho cơ thể, giúp cung cấp cho cơ thể đủ dưỡng chất, tăng sức
Thực hiện chế độ ăn uống FODMAP thấp
Chế độ ăn FODMAP thấp chủ yếu liên quan đến việc hạn chế ăn nhiều thực phẩm khác nhau có hàm lượng FODMAPs cao như trái cây và rau quả, sữa động vật, các sản phẩm lúa mỳ và đậu.
Nếu người bệnh muốn thử chế độ ăn kiêng FODMAP thấp, tốt nhất nên làm như vậy dưới sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, người có thể đảm bảo chế độ ăn uống của bạn vẫn khỏe mạnh và cân bằng.
Bổ sung đầy đủ nước
Giữ nước cũng có thể giúp chống lại một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Mục tiêu để uống khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Nếu bạn tập thể dục hoặc có một lối sống tích cực, thì bạn có thể cần uống nhiều hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh cần ăn chậm, nhai kỹ giúp giảm đầy bụng, chướng hôi, giảm sự căng giãn đột ngột của ống tiêu hóa từ đó giúp hạn chế kích thích co bóp của ruột nên giảm số lần đi ngoài và giảm đau cho người bệnh.
Bổ sung đầy đủ nước giảm một số triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Lưu ý khi sử dụng chất xơ:
- Một số người cũng giảm tiêu chảy khi dùng cám gạo nhưng một số khác lại thấy cải thiện hơn nếu áp dụng chế độ ăn ít chất xơ, chính vì vậy cần phải điều chỉnh phù hợp với từng người.
- Nếu bạn bị táo bón, tăng lượng chất xơ hòa tan trong chế độ ăn uống của bạn và lượng nước mà bạn uống có thể giúp bạn.
- Bác sĩ đa khoa của bạn có thể tư vấn về lượng chất xơ được khuyên dùng.
Những thực phẩm người hội chứng ruột kích thích hạn chế
Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với những thực phẩm hợp lý giúp cải thiện tình trạng, người bệnh cần tránh một số thực phẩm sau để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng:
Giảm bia rượu, đồ uống có gas, đồ uống chất kích thích
Rượu bia và đồ uống chứa chất kích thích gây kích ứng hệ tiêu hóa của bạn, chúng có thể gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Do đó, cố gắng giảm hoặc loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
Chất béo động vật
Thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật khiến ruột co thắt nhiều hơn gây ra cảm giác khó chịu ở vùng bụng. Người bệnh nên thay thế bằng chất béo không bão hòa có nguồn gốc từ thực vật.
Tránh các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, patê, thực phẩm nhiều chất béo: bánh quy, mayonnaise, phomai. Hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, béo ngấy.
Đường
Đường có thể gây táo bón, tiêu chảy và đầy hơi ở những người bị hội chứng ruột kích thích, tránh các loại mứt, sirô, bánh kẹo và trái cây hoặc nước trái cây có đường.
Sản phẩm sữa
Một số sản phẩm từ sữa khiến người bệnh khó tiêu hóa ví dụ như sữa, bánh kem, kem chứa các loại đường tự nhiên, trong quá trình tiêu hóa có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, đau quặn bụng hoặc táo bón. Do đó, người bệnh nên tránh những thực phẩm này.
Thức ăn lạ, nhạy cảm
Một số người có tiền sử gia đình hoặc bản thân nhạy cảm với một số loại thực phẩm, cần tránh những thực phẩm này.
Biện pháp kết hợp nâng cao hiệu quả điều trị hội chứng ruột kích thích
Bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, để nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn chặn tái phát hội chứng ruột kích thích người bệnh cần kết hợp các yếu tố:
Sinh hoạt điều độ
Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý. Như vậy hệ miễn dịch mới được nâng cao bạn sẽ kiểm soát được các triệu chứng của bệnh. Do đó, người bệnh cần đảm bảo chế độ sinh hoạt khoa học để đảm bảo sức khỏe giúp điều trị bệnh nhanh hơn.
Chế độ tập luyện
Vận động và tập luyện là giải pháp tốt cho người bị táo bón giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Vận động thường xuyên giúp máu lưu thông tới các bộ phận trên cơ thể giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm đồng thời kích thích các cơn co thắt bình thường của ruột.
Quản lý căng thẳng
Làm giảm stress và những căng thẳng trong cuộc sống vì khi tâm trạng không thoải mái, cơ thể mệt mỏi khiến các triệu chứng của bệnh càng thêm trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh luôn giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan để việc điều trị mang lại hiệu quả tốt.
Lời khuyên của bác sĩ cho người mắc hội chứng ruột kích thích
Ngoài những thực phẩm tốt cho người hội chứng ruột kích thích, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích bằng Đông Y. Hoặc để phòng và ngăn ngừa bệnh hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm có tác dụng làm giảm kích thích lên đại tràng từ đó cải thiện tình trạng bệnh, phòng tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh đó là Tràng phục Linh Plus. Bởi đây là sản phẩm hàng đầu tại Việt Nam dành riêng cho bệnh nhân Đại tràng co thắt và Hội chứng ruột kích thích với những ưu điểm vượt trội:
- Giảm co thắt đại tràng và những cơn đau quặn do co thắt gây nên, từ đó giảm số lần đi ngoài ở người bệnh
- Phục hồi và bảo vệ niêm mạc đại tràng bị tổn thương
- Giảm nhanh các triệu chứng đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát
Bởi trong sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS có những thành phần thảo dược:
Bạch truật, Bạch phục linh, Hoàng bá, Bạch thược là những vị thảo dược quý, có tác dụng rất tốt, đã được chứng minh trong quá trình điều trị các bệnh về rối loạn tiêu hóa, trong đó có hội chứng ruột kích thích. Các sản phẩm này có hiệu quả rõ ràng và lại an toàn, hiện đang được rất nhiều người tin dùng.
Tràng Phục Linh PLUS là sự vận dụng khéo léo của các vị thuốc dân gian với 2 thành phần 5-HTP và ImmuneGamma giúp điều hòa nhu động ruột, giảm tình trạng co thắt đại tràng rõ rệt, đồng thời tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng hiệu quả.
Tùy và tình trạng bệnh mà mỗi người sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Bạn có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách. Rối loạn tiêu hóa để lâu sẽ kéo theo rất nhiều bệnh nghiêm trọng gây nguy hại cho sức khỏe của bạn. Chính vì thế cần thay đổi ngay chế độ ăn uống của mình ngay hôm nay. Khi có triệu chứng của bệnh cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Mong rằng bạn sẽ tìm được cách chữa hội chứng ruột kích thích tốt nhất và hợp nhất cho mình.
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY
– Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.