Tìm hiểu cách chữa tiêu chảy an toàn ở bà bầu

Trong thời gian mang thai, bà bầu dễ bị các bệnh như cảm cúm, đau lưng, tiêu chảy… Hiện tượng tiêu chảy xảy ra tạo tâm lý khá lo lắng vì không biết có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé hay không. Cùng tham khảo cách chữa trị chứng bệnh này ở bà bầu nhé.

dieu tri tieu chay ba bau

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai

Nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cho bà bầu là do các vi khuẩn ở đường tiêu hóa thâm nhập vào cơ thể thông qua  thức ăn, đồ uống. Những nguyên nhân cụ thể như sau:

  • Nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn trong thức ăn và nước bị ô nhiễm có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.
  • Các virus như Rotavirus, Cyptomegalovirus có thể gây ra tiêu chảy.
  • Các ký sinh trùng có thể nhập vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm và nước uống. Một số ký sinh trùng gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai bao gồm Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.
  • Một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê và thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.
  • Hội chứng kích thích ruột và các bệnh đường ruột như bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy.
  • Hiện tượng tiêu chảy gây ra do sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả (dưa hấu), rau quả và uống quá nhiều nước.
  • Các nguyên nhân khác bao gồm không dung nạp lactose và ngộ độc thực phẩm.

Đọc thêm: Tiêu chảy kéo dài là dấu hiệu bệnh gì?

Ảnh hưởng tới thai nhi không?

Các triệu chứng bà bầu thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Tình trạng đi tiêu nhiều lần có thể làm người bệnh bị nôn mửa. Đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả, số lần đi tiểu và nôn mửa rất nhiều làm cho người bệnh cảm thấy kiệt sức, suy sụp rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm.

Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt, có thể bị suy dinh dưỡng chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.

Điều trị và biện pháp khắc phục

Khi gặp hiện tượng trên người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng để nhanh khỏi bệnh. Không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc dùng các thuốc do mách bảo của người khác vì nhiều loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.

  • Ngoài ra người bệnh nên uống nhiều nước vì tiêu chảy sẽ làm người bệnh mất nước. Tránh các loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… Nước đun sôi để nguội là một giải pháp hợp lý dành cho bạn.
  • Có chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn vì tiêu chảy gây ra khá nhiều phiền toái và khó chịu, cơ thể luôn mệt mỏi.
  • Nếu cơn đau bụng hoặc tiêu chảy kéo dài nhiều giờ đồng hồ, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Các trường hợp tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi. Tuy nhiên nếu tiêu chảy nặng dẫn tới mất nước thì là cả một vấn đề, cần đi khám ngay. Trường hợp cần gặp bác sĩ ngay khi:

  • Tiêu chảy kéo dài trong 2 ngày hoặc lâu hơn
  • Phụ nữ mang thai bị sốt và nôn
  • Phân có chứa máu
  • Bị đau bụng dữ dội
  • Không có nước tiểu trong hơn 5 tiếng

Đọc thêm: Bà bầu bị tiêu chảy uống thuốc gì an toàn?

Mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu

Có một số “cây nhà lá vườn” khá dễ kiếm nhưng lại có hiệu quả tốt điều trị tiêu chảy cho bà bầu khá hiệu quả. Cùng tham khảo một số cách chữa dân gian đơn giản dưới đây:

Nụ sim

nu sim

Nụ sim thu hái khi còn chưa nở, khoảng nửa chén sắc uống. Một ngày uống khoảng 2 lần.

Búp ổi

la oi

Cách 1: Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã.

Cách 2: Búp ổi hoặc lá ổi non 12 – 20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g, vỏ quýt khô 10 – 12g. Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn. Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường, nhất là tiêu chảy do lạnh.

Lá mơ với trứng gà

Lá mơ lông được coi là vị thuốc chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ. Lá mơ lông có vị đắng, tính chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn. Mẹ bầu hái một nắm lá mơ tía khoảng 100g (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước.

Sau đó, rã lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều. Lấy 2 miếng lá chuối tươi bắc chảo lên bếp. Lót 1 miếng lá chuối xuống đáy chảo, đổ hỗng hợp trứng rau mơ vào, lấy miếng lá chuối còn lại đậy lên. Sau đó, trở 2 mặt trứng và rau mơ cho chín đều.

Nếu không có lá chuối thì bạn hấp cách thủy cũng được nhưng làm như cách trên thì dễ ăn hơn vì rau mơ trứng gà có mùi thơm rất hấp dẫn (không được chiên với dầu mỡ vì tiêu chảy kiêng chất béo). Có thể ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3-4 ngày để đường ruột ổn định.

Xem thêm: Mẹ bầu ăn lá mơ được không? 5 tác dụng bất ngờ

Nước gạo rang

gao rang

Bài 1: Gạo tẻ đem sao vàng, sau đó hạ thổ rồi tán nhỏ thành bột mịn khoảng 8- 10 gam với một ít nước cơm hòa lẫn vào uống ngày 2-3 lần.

Chè khô, gạo rang lượng bằng nhau, sắc với 3 lát gừng tươi, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống khi nước thuốc còn ấm nóng.

Bài 2:

  • Gạo: 10g sao vàng.
  • Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ: 10g.

Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.

Vỏ măng cụt

vo mang cut

Sắc với nước đặc uống.

Lá củ cải

  • Lá củ cải tươi: 120g
  • Trần bì: 30g

Hai thứ lá này bỏ đun chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Uống 2 -3 ngày bệnh sẽ khỏi.

Lá lựu

  • Lá lựu tươi: 30g
  • Gừng tuơi: 12g
  • Muối ăn: 3g

Sắc lấy hai bát con nước rồi chia uống hai lần/ ngày.

Đường đỏ

Đường đỏ hòa tan trong nước ấm, uống với 4 hạt tiêu. Uống trong 2-3 ngày, mỗi ngày 3 lần bệnh sẽ thuyên giảm.

Trà gừng

uống trà gừng

  • Gừng tươi: 100g (hoặc gừng khô 30 g)
  • Lá chè khô: 5 g

Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày. Sau khi dùng 1- 2 liều sẽ khỏi ngay.

Lưu ý: Những biện pháp dân gian trên khá hữu hiệu cho mẹ bầu bị tiêu chảy giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh. Nhưng nếu như có biểu hiện của tiêu chảy cấp mẹ bầu không nên áp dụng những biện pháp trên mà đến ngay cơ sở y tế để điều trị dứt điểm, bảo vệ bản thân và bé yêu nhé.

Chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai khi bị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, chế độ ăn uống không những góp phần hỗ trợ điều trị bệnh, giúp bệnh mau lành hơn. Dưới đây là một số chú ý về chế độ ăn cho các mẹ bầu bị tiêu chảy:

  • Tránh các thức uống không lành mạnh như nước sô-đa và nước ngọt.
  • Bạn có thể ăn uống các loại thực phẩm như bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, carrot nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch.
  • Sữa chua là thực phẩm khá tốt để giúp loại bỏ tiêu chảy. Sữa chua tốt cho bạn khi bạn bị tiêu chảy, bởi vì nó có chứa một số vi khuẩn tiêu hóa.
  • Không ăn sản phẩm sữa, trừ sữa chua trắng (không thêm hoa quả).
  • Không ăn thực phẩm có dầu hoặc bơ.
  • Không ăn thực phẩm nhiều gia vị, hoa quả khô và nước sốt cho đến khi giảm tiêu chảy

Xem chi tiết: Dinh dưỡng cho bà bầu bị tiêu chảy

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Chúc mừng Quốc Tế Hạnh Phúc, từ 20/03-31/03/2024, Tặng ngay 01 hộp Trà Hoa Cúc Táo Đỏ trị giá 180.000Đ khi tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS. Áp dụng đồng thời với chương trình Mua 6 tặng 1 hộp. Chi tiết liên hệ 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • Nguyễn thi hong đã bình luận

    15/07/2019 15:14

    Dạ e co thai tuan thu 29 ma hai hom nay e đi ngoài có ng mách e uống betberin vay bs cho e hoi bầu cống uống dc K ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      15/07/2019 15:22

      Chào chị. Bên em sẽ liên lạc với chị sớm nhất để tư vấn kĩ hơn về tình trạng tiêu hóa chị đang gặp phải. Chị chú ý điện thoại ...[Xem thêm]
  • loan đã bình luận

    29/11/2018 08:11

    e khám bị viêm đại tràng, em dùng loại nào đc ậ?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      29/11/2018 09:44

      Chào Loan! Với viêm đại tràng bạn nên dùng Tràng Phục Linh New giúp tái tạo niêm mạc đại tràng và hỗ trợ tiêu hóa giúp bệnh nhanh ổn định. ...[Xem thêm]
  • huong đã bình luận

    26/06/2018 18:38

    Em đang mang thai được hơn 3 tháng, bị <a href="https://trangphuclinh.vn/bi-tieu-chay-keo-dai-do-dau-17168/" rel="noopener" target="_blank">tiêu chảy</a> đi ngoài 3 lần rồi mà giờ vẫn đau bụng lại mệt mỏi nữa. Bác sĩ ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      22/11/2022 14:18

      Chào bạn! Giai đoạn mang thai rất nhạy cảm, bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc hay truyền gì khi chưa có sự chỉ định của bác ...[Xem thêm]
  • Van đã bình luận

    12/04/2018 09:33

    Bác sĩ cho em hỏi,em có thai 6 tuần,ăn hay bị sôi bụng, đi ngoài phân không lỏng nhưng đi 2-3lần/ngày, đi nhiều hơn khi uống sữa bầu,không biết như ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      25/11/2022 14:48

      Chào bạn! Dấu hiệu bạn mô tả rất có thể bạn bị rối loạn tiêu hóa. Giai đoạn mang thai khá nhạy cảm nên bà bầu dễ gặp các vấn đề ...[Xem thêm]
  • Duoc đã bình luận

    09/04/2018 15:58

    A lô?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      18/04/2018 16:00

      Chào bạn Duoc! Bạn hay người thân có gặp bệnh lý đại tràng cần tư vấn không? Bạn có thể chia sẻ tình trạng bệnh bạn đang gặp phải hoặc vui ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...