Đi đại tiện ra máu ở nữ giới bệnh gì? Điều trị thế nào?

Đại tiện ra máu là hiện tượng gặp khá phổ biến ở nữ giới, phổ biến do bị bệnh trĩ, bệnh viêm loét đại trực tràng, polyp đại trực tràng…Để cải thiện đi ngoài ra máu ở nữ giới cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra giúp điều trị phù hợp cho từng đối tượng.

 

Dấu hiệu đi đại tiện ra máu ở nữ giới

Đại tiện ra máu là tình trạng mà hầu như ai cũng từng gặp phải, triệu chứng này thường xuất hiện một cách đột ngột không có dấu hiệu báo trước. Mỗi lần đi đại tiện phân có lẫn máu với màu sắc khác nhau thường là máu tươi, máu đen đóng thành cục hoặc trộn lẫn vào phân.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà lượng máu ít hay nhiều. Một số người đi ngoài ra máu ít và chỉ phát hiện khi nhìn vào phân hoặc giấy vệ sinh. Tuy nhiên, có những khi máu chảy thành giọt, thành dòng hoặc phun thành tia.

Bên cạnh dấu hiệu đi ngoài ra máu, tùy vào nguyên nhân người bệnh còn có một số dấu hiệu khác đi kèm như:

  • Sốt
  • Táo bón nhiều ngày
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Phân đen, có nhầy
  • Đau bụng
  • Chán ăn, ăn uống khó tiêu
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu ở nữ

Có nhiều nguyên nhân gây đi ngoài ra máu ở nữ giới, phần lớn là do các vấn đề về đường tiêu hóa như:

Táo bón

Nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới đi ngoài ra máu phải kể tới táo bón. Táo bón xảy ra khi bạn đi ngoài ít hơn 3 lần trong tuần, khuôn phân to, phân cứng nên khi đi qua hậu môn dễ gây rách niêm mạc hậu môn và gây ra tình trạng đi ngoài ra máu tươi.

Bệnh trĩ

Trĩ là gì? Bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu không?

Trĩ là tình trạng sưng và phồng lên của mạch máu ở hậu môn. Triệu chứng đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu phổ biến của bệnh trĩ, chiếm 69% số người mắc. Khối phân quá cứng và việc rặn quá mức đã tác động đến bề mặt búi trĩ gây chảy máu. Trong giai đoạn đầu, hiện tượng này thường kín đáo, chỉ nhìn thấy trên phân hoặc các vệt nhỏ ở giấy vệ sinh. Càng về sau, lượng máu nhiều hơn sẽ chuyển nhỏ từng giọt, thậm chí là bắn thành tia khi đi đại tiện. Những trường hợp nặng chảy máu ngay cả khi bệnh nhân ngồi xổm hoặc thậm chí là đi lại bình thường.

Nguyên nhân đi cầu ra máu tươi do bệnh trĩ là do tình trạng táo bón kéo dài, phân khô cứng, khó đi cầu. Khi đi cầu ra máu tươi. Máu tươi có thể chỉ dính phân nhưng thường chảy nhỏ giọt hoặc bắn thành tia. Đi ngoài ra máu do trĩ có các dấu hiệu phân biệt sau: Đi ngoài ra máu tươi ngay sau khi đi ngoài. Máu này như máu gà cắt tiết hoặc phủ lên trên phân.

Ngoài ra, những biểu hiện khác có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ như:

  • Cảm thấy ẩm ướt xung quanh khu vực hậu môn.
  • Đau, rát, sưng và ngứa hậu môn: có thể âm ỉ suốt cả ngày hoặc dữ dội trong và sau khi đi vệ sinh.
  • Sa búi trĩ: là hiện tượng búi trĩ bị sa ra ngoài lúc đi cầu hoặc làm việc nặng.

Cách điều trị

Trĩ gây chảy máu khi đi ngoài với lượng ít thường tự cải thiện theo thời gian, tuy nhiên nếu thực hiện thêm một số biện pháp tại nhà có thể đẩy nhanh quá trình lành và làm dịu những cơn đau rát gây khó chịu.

Khi trĩ kèm theo triệu chứng ngứa hoặc đau, bạn nên bắt đầu bằng cách làm sạch nhẹ nhàng vùng hậu môn và giảm viêm như sau:

  • Ngâm mình trong bồn tắm giúp giảm đau.
  • Sử dụng khăn ẩm: giấy vệ sinh thô ráp có thể gây khó chịu sau khi đi ngoài, thay vào đó nên sử dụng khăn ẩm, mềm.
  • Túi chườm lạnh: quấn xung quanh một túi lạnh bằng khăn và sau đó ngồi lên sẽ làm giảm viêm và dịu vùng da hậu môn. Áp dụng không quá 20 phút/lần.
  • Tránh rặn hoặc ngồi đại tiện quá lâu do làm tăng áp lực cho búi trĩ.
  • Sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như kem bôi trĩ, thuốc đạn…

Tiếp theo là làm mềm phân để giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt và giảm nguy cơ kích ứng thêm hoặc tổn thương búi trĩ đang chảy máu:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao như rau xanh, trái cây tươi…
  • Uống thuốc làm mềm phân không kê đơn.
  • Duy trì tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày.

Khi phương pháp tại nhà không giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh, lượng máu chảy càng nhiều thì cần sự can thiệp của bác sĩ. Lúc này tùy theo mức độ của bệnh mà có phương pháp xử lý cho phù hợp như:

  • Chích xơ búi trĩ.
  • Thắt dây cao su vào gốc của búi trĩ làm hạn chế lưu lượng máu và giúp chúng co lại, cuối cùng là rụng đi.
  • Tiêm dung dịch thuốc vào búi trĩ.
  • Kỹ thuật quang đông hồng ngoại.
  • Phẫu thuật cắt búi trĩ bao gồm cắt từng búi trĩ, cắt khoanh niêm mạc, phẫu thuật bằng phương pháp Longo…

Xuất huyết đường tiêu hóa

Nếu xảy ra xuất huyết ở dạ dày, đại tràng hay bất cứ vị trí nào ở đường ống tiêu hóa khiến nữ giới đi ngoài ra máu. Máu có đặc điểm khác nhau, có thể màu đen, đỏ thẫm, đỏ tươi hoặc đóng cục. Có trường hợp máu trộn lẫn vào trong thức ăn khiến phân có màu đen và mùi hôi khắm.

Nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân khiến nhiều chị em đi ngoài ra máu phải kể tới bệnh nứt kẽ hậu môn. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh do táo bón lâu ngày với biểu hiện đặc trưng là vết nứt ở hậu môn khiến hậu môn sưng tấy, rướm máu, đau dữ dội đặc biệt khi ngồi hoặc lúc đi cầu.

Nứt hậu môn thường xảy ra ở những người bị táo bón kinh niên, khuôn phân to, phân thô cứng nên khó di chuyển trong đường ruột và gây sức ép lớn lên ống hậu môn khiến người bệnh phải dùng sức rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài.

Một số dấu hiệu khác giúp chẩn đoán nứt kẽ hậu môn bao gồm:

  • Ngứa ngáy xung quanh vùng hậu môn.
  • Đau nhói vùng hậu môn, tình trạng nặng hơn khi hoạt động mạnh hoặc ngồi.
  • Sốt do nhiễm khuẩn đang hình thành ổ áp xe.
  • Xì hơi qua lỗ rò, phân dính máu hoặc cả chất nhầy, dịch mủ.
  • Một số trường hợp đi ngoài không tự chủ do ảnh hưởng đến cơ co thắt hậu môn.

Triệu chứng của nứt hậu môn rất dễ nhầm với bệnh trĩ, tuy nhiên trĩ có đặc trưng giúp dễ dàng phân biệt đó là không gây đau khi đi tiêu.

Cách điều trị

Hầu hết các vết nứt hậu môn không cần điều trị. Tuy nhiên, một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể cải thiện tình trạng bệnh chỉ bằng những thay đổi nhỏ dưới đây:

  • Uống nhiều nước.
  • Bổ sung nhiều chất xơ.
  • Hạn chế thức ăn cay nóng, đồ uống có cồn, gas.
  • Tắm bồn để thư giãn các cơ ở hậu môn, giảm kích ứng và tăng lưu lượng máu đến khu vực hậu môn trực tràng.
  • Luôn giữ khô hậu môn.
  • Làm sạch hậu môn bằng xà phòng nhẹ và nước ấm mỗi khi đi ngoài.
  • Mặc quần áo rộng, thoải mái giúp tránh các dịch nhầy, máu thấm vào trong.
  • Sử dụng thuốc làm mềm phân không kê đơn, thuốc mỡ nitroglycerin để thúc đẩy lượng máu đến hậu môn hoặc một số thuốc giảm đau tại chỗ nếu cần.

Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng hai tuần điều trị, hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán thêm. Tùy theo tình hình bác sĩ có thể sử dụng:

  • Thuốc tiêm ngăn chặt co thắt ở hậu môn bằng cách tạm thời làm tê liệt cơ. Biện pháp này giúp vết nứt hậu môn lành lại và ngăn ngừa vết nứt mới hình thành.
  • Phẫu thuật cắt cơ vòng hậu môn.

Áp xe hậu môn

Là tình trạng có ổ nhiễm trùng bị mưng mủ nằm gần hậu môn. Khi ổ áp xe bị vỡ ra, hậu môn có hiện tượng bị chảy nhiều dịch mủ, máu đặc biệt khi đại tiện. Với nữ giới bị áp xe hậu môn có các triệu chứng khác như sốt cao, ớn lạnh, đau nhức dữ dội ở khu vực bị bệnh.

Bệnh polyp đại trực tràng

Polyp xuất hiện do sự tăng sinh quá mức ở lớp niêm mạc trực tràng tạo thành các khối u nhỏ có cuống hoặc không cuống phát triển trong lòng trực tràng. Ngoài dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi người bệnh không có triệu chứng nào khác. Polyp đa phần lành tính nhưng nếu chị em bị bệnh do di truyền thì polyp tiềm ẩn ác tính khá cao và là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư đại trực tràng.

Viêm đại tràng

Là bệnh lý phổ biến đường tiêu hóa gây viêm nhiễm dẫn tới tổn thương niêm mạc đại tràng. Nữ giới bị viêm đại tràng có các triệu chứng như đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn dọc khung đại tràng, tiêu chảy hoặc táo bón,  phân có lẫn máu kèm theo dịch nhầy giống như mũi

☛ Thông tin chi tiết: Viêm đại tràng là gì?

Bệnh ung thư dạ dày

Nếu gặp phải tình trạng đi cầu ra máu đen kèm theo một số dấu hiệu khác như đau thượng vị, ăn uống kém, sụt cân nhanh cần thận trọng vì đây là triệu chứng của ung thư dạ dày. Triệu chứng đại tiện ra máu ở nữ chỉ xuất hiện khi bệnh ung thư đã ở giai đoạn cuối do khối u bị vỡ. Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần đi khám để kiểm tra sức khỏe ngay.

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác như viêm đại tràng, trĩ…Đây là căn bệnh nguy hiểm vì có khả năng di căn và gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, người có chức năng đường ruột kém, polyp đại trực tràng lâu năm hoặc do di truyền…Triệu chứng đặc trưng của bệnh phải kể tới như đi ngoài ra máu đen và máu tươi, phân lúc lỏng lúc rắn, đau bụng thường xuyên, sụt cân không rõ nguyên nhân, cơ thể luôn mệt mỏi…

Bệnh lý khác

Đại tiện ra máu còn là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm loét dạ dày – tá tràng, nhiễm vi sinh vật gây bệnh như lỵ amip, trực khuẩn Shigella…

➤ Xem thêm: Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu ở nữ có nguy hiểm không?

Hiện tượng đi ngoài ra máu kéo dài khiến cơ thể bị mất máu từ đó dẫn tới nguy cơ thiếu máu rất cao. Người bệnh luôn trong trạng thái hoang mang, lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình. Đi cầu ra máu còn tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí đe dọa tính mạng đặc biệt là ung thư.

Vì vậy, cho dù là đối tượng nào khi gặp triệu chứng đi ngoài ra máu cần phải thận trọng. Cần theo dõi sức khỏe của bản thân và sớm thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đó có biện pháp điều trị đúng cách.

Điều trị đại tiện ra máu ở nữ giới

Điều trị đi cầu ra máu ở nữ giới chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có nhiều biện pháp cải thiện tình trạng, người bệnh có thể sử dụng thuốc tây hoặc mẹo dân gian để cầm máu. Một số trường hợp đi cầu ra máu có liên quan tới bệnh lý nguy hiểm cần phải làm phẫu thuật.

Phương pháp Tây y

Khi nữ giới bị đại tiện ra máu, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc tây sau:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm dạng uống hoặc đặt hậu môn: Aspirin,Sulfasalazine, Balsalazide, Ibuprofen, Corticosteroid, Acetaminophen…
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong các trường hợp có nhiễm trùng đường ruột, chẳng hạn như viêm loét đại tràng, viêm loét dạ dày gây chảy máu.
  • Thuốc làm bền thành mạch cho bệnh nhân nữ mắc trĩ đi cầu ra máu: Zinc oxide hay Resorcinol.
  • Các thuốc khác: Thuốc cầm máu, hóa chất trị liệu cho bệnh nhân bị ung thư

Trường hợp được chỉ định phẫu thuật:

  • Bị bệnh trĩ ở mức độ 3, 4
  • Viêm loét đại trực tràng ở giai đoạn nặng
  • Xuất huyết tiêu hóa gây chảy máu ồ ạt cần phẫu thuật cấp cứu để cầm máu
  • Ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng

Cách dân gian cầm máu khi đại tiện ra máu ở nữ

Dưới đây là một số mẹo dân gian có thể giúp cầm máu và giảm các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa của nữ giới.

Hoa hòe

Theo y học cổ truyền hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt nên được dùng để chữa đi ngoài ra máu ở nữ hoặc bệnh trĩ. Cách thực hiện như sau: Hoa hòe 15g nấu chung với ruột già lơn 250g thành canh dùng trong bữa cơm. Sử dụng món ăn bài thuốc này vài lần mỗi tuần cho tới khi hết đi ngoài ra máu.

Mộc nhĩ trắng và táo đỏ

Mộc nhĩ trắng hầm với táo đỏ có tác dụng cải thiện đi ngoài ra máu, ngăn ngừa thiếu máu ở người bị mất máu quá nhiều. Cách thực hiện như sau: Mộc nhĩ trắng 10g đem hầm chung với táo đỏ 15g cho tới khi cả hai chín mềm. Dọn ra ăn một lần và dùng liên tục từ 5 – 10 ngay thấy được hiệu quả.

Kết hợp a giao với dấm ăn

Bài thuốc này sử dụng khi nữ giới bị đi ngoài ra máu nhiều do trĩ nặng hoặc nứt kẽ hậu môn. Cách thực hiện: Lấy 1 miếng keo a giao cho vào chén, thêm dấm ăn vào để đến khi a giao tan hoàn toàn. Đun nóng hỗn hợp rồi đem xông hậu môn mỗi ngày 2 lần.

Nước ép bắp cải

Theo nghiên cứu nước ép bắp cải giúp làm lành các vết loét ở dạ dày, đại tràng đồng thời bổ sung chất xơ giúp kích thích hệ tiêu hóa giúp người bệnh đi ngoài đều đặn, cải thiện đi ngoài ra máu.

Cach thực hiện như sau: Lấy 250g bắp cải cắt nhỏ, bỏ vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng 500ml nước, lọc qua rây lấy nước cốt bắp cải uống làm 2 đến 3 lần mỗi ngày. Trường hợp bị nữ bị đi vệ sinh ra máu có kèm tiêu chảy thì không nên uống nước ép bắp cải sống.

Trà cam thảo

Rễ cam thảo có chứa thành phần acid glycyrrhizic có tác dụng cầm máu, kháng viêm, xoa dịu tổn thương đường tiêu hóa. Ngoài ra, khoa học hiện đại chứng minh hoạt chất này có khả năng chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của khối u và tế bào ung thư.

Cách dùng như sau: Lấy vài lát rễ cam thảo khô bỏ vào ấm hãm với nước sôi, ủ khoảng 15 phút trà chuyển sang màu vàng nhạt. Sau đó, rót ra để nguội uống hoặc pha thêm chút mật ong để tăng hương vị của trà và mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp giảm thiểu tình trạng đi ngoài ra máu. Cần tuân thủ một số vấn đề sau:

  • Bổ sung chất xơ vào trong thực đơn hàng ngày, chất xơ có tác dụng duy trì sự ổn định của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Chị em bị đi ngoài ra máu bổ sung thực phẩm chứa sắt như thịt đỏ, rau dền, rau lá xanh…đề phòng biến chứng thiếu máu
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, đồ uống có ga, bia rượu, cà phê…
  • Những người phải làm việc trong môi trường ngồi hoặc đứng yên một chỗ quá lâu nên thay đổi tư thế thường xuyên nhằm tránh áp lực lên vùng hậu môn, ngăn ngừa bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn ở nữ giới
  • Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, không nên nhịn đại tiện, mỗi lần đi đại tiện không nên rặn quá mạnh. Sau khi đi vệ sinh xong nên rửa hậu môn sạch sẽ bằng nước và thấm khô
  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh lý gây đại tiện ra máu
  • Không quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc quan hệ tình dục thô bạo vì những va chạm trong lúc quan hệ có thể gây ảnh hưởng xấu tới hậu môn, thậm chí khiến niêm mạc trực tràng bị xung huyết gây chảy máu.
Các biện pháp trên có khả năng làm giảm nhẹ triệu chứng, với trường hợp đại tiện ra máu do bệnh lý cần phải có phương pháp đặc trị. Nếu chị em bị đi ngoài ra máu do bệnh lý cần thăm khám, xác định chính xác vấn đề đang gặp phải để có biện pháp điều trị phù hợp.

☛ Thông tin cần biết: Mách bạn 5 cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả

Giải pháp khi bị đi ngoài ra máu do viêm đại tràng

Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu ở nữ giới phải kể tới bệnh viêm đại tràng gây nên. Để điều trị bệnh, bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống – sinh hoạt hàng ngày người bệnh nên sử dụng sản phẩm chuyên biệt dành cho người bệnh đại tràng. Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng

Dành cho các đối tượng:

  • Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,…
  • Người mắc bệnh Viêm đại  tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa
  • Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em

Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng.

Không những thế, Tràng  Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.

Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:

  • Người  có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
  • Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích  thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại  tràng cấp và mãn tính
  • Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
  • Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện

Xem thêm: Đi ngoài ra máu ở nam giới – Nguyên nhân và cách trị

Cập nhật lúc: 24/10/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn 100% tiền nếu không hiệu quả sau 2 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1506 (miễn cước gọi ) để được hướng dẫn chi tiết.
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...