Đi ngoài ra máu là hiện tượng sinh lý do rất nhiều nguyên nhân mà ai cũng có thể mắc ít nhất 1 vài lần. Tuy nhiên rất nhiều người lo lắng và hoảng sợ khi đi ngoài ra máu và đặt câu hỏi: Liệu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Và nó là biểu hiện của bệnh gì? Để giải đáp thắc mắc này, các bạn có thể tìm hiểu qua thông tin tin cậy dưới đây nhé.
Mục lục
Thế nào là hiện tượng đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu là hiện tượng máu có lẫn trong phân hoặc phần cuối của phân. Máu kèm theo phân có thể màu đỏ thẫm, đổ tươi hoặc màu thân đen tùy thuộc vào từng nguyên nhân của bệnh. Trường hợp đi ngoài ra máu có rất nhiều nguyên nhân. Nếu do táo bón mà có dính máu kèm phân thì không có j nguy hiểm, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt là khỏi. Tuy nhiên nếu do một số nguyên nhân khác có thể nguy hiểm hơn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đi ngoài ra máu, dưới đây là một số nguyên nhân:
Do bệnh trĩ: Đây là nguyên nhân khá phổ biến, khi đi phân rắn,q úa cứng dễ làm tổn thương vùng niêm mạc hậu môn, khiến hậu môn bị nứt và chảy máu. Những trường hợp nhẹ, chảy máu ít thì ta chỉ có thể biết qua việc để ý phân và giấy vệ sinh. Khi bệnh ở cấp độ nặng hơn, máu có teher chảy thành giọt, thành tia.
Nứt hậu môn: Đây là nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh trĩ. Khi đi phân quá rắn, khiến người bệnh cố rặn khiến người bệnh bị sưng phồng hậu môn, đứt kẽ hậu môn. Cơ bản, triệu chứng của bệnh là đau rát hậu môn, sợ đi đại tiện vì đi đại tiện khiến máu chảy.
Bệnh Polyp: Bệnh polyp hậu mon trực tràng và đại tràng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đi ngoài ra máu, người bệnh mắc polyp hậu môn có các triệu chứng khá rõ ràng như: Đi ngoài ra máu đỏ tươi theo phân, không đau… Chính vì vậy người bệnh khá chủ quan và khó phát hiện ra bệnh.
Bệnh lị, viêm loét kết tràng: Người bệnh thường có hiện tượng đi ngoài ra máu kèm theo dịch nhày hoặc mủ. Bệnh nhân cũng có thể bị sốt cao, đau bụng dưới, đại tiện nhiều lần. Khi bị xuất huyết ống tiêu hóa, người bệnh thường đi ngoài ra máu tươi kèm theo phân có màu đen. Máu có thể có màu đen, đỏ thẫm hoặc hồng tùy vào vị trí xuất huyết
Ung thư trực tràng: Đi ngoài ra máu tươi do ung thư trực tràng có đặc trưng máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ trên phân. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân còn thấy trực tràng bị sa xuống, táo bón hoặc tiêu chảy liên tục, cơ thể suy nhược, sút cân, xanh xao.
Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Hiện tượng đi ngoài ra máu là hiện tượng dễ gặp, chính vì vậy người bệnh thường chủ quan ít đi thăm khám vì nghĩ là bệnh có thể tự khỏi và thường mua thuốc về điều trị. Tuy nhiên, tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài và không có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh sẽ càng diễn biến nặng hơn. Có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh:
- Thiếu máu
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Cơ thể mệt mỏi…
Ngoài ra những trường hợp mất máu nhiều, có thể xảy ra hiện tượng choáng, tụt huyết áp, ngất…
Đi ngoài ra máu thường kèm theo những triệu chứng gây khó chịu tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh: Ngứa và khó chịu vùng hậu môn có thể gây ra nhiễm trùng hoặc những bệnh lý vùng hậu môn, thường có dịch nhầy đi đi ngoài. Khi thấy những hiện tượng này, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tin để được khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị bệnh phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống để bệnh tình nhanh thuyên giảm.
Ngứa và khó chịu vùng hậu môn có thể gây ra nhiễm trùng
Bệnh đi ngoài ra máu khi nào cần đi khám bác sĩ
Bệnh đi ngoài ra máu là bệnh thường gặp, đó là biểu hiện thường thấy và không cần điều trị, chỉ cần căn chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi là triệu chứng thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu người bệnh thấy tình trạng chảy máu nhiều, kéo dài và gây đau đớn ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và có phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, nếu gặp những trường hợp dưới đây, người bệnh nên đi khám bác sĩ sớm:
- Sức khỏe suy giảm, sụt cân, người xanh xao mệt mỏi
- Đau bụng, sưng bụng, sờ thấy cục cứng nổi trong bụng
- Đi ngoài ra máu kéo dài trên 2 tuần
- Hình dạng kết cấu phân thay đổi bất thường kéo dài trên 3 tuần
- Đi ngoài, đi tiểu không kiểm soát
Xem thêm thông tin: Đi ngoài ra máu ở nữ – Nguyên nhân và cách khắc phục
Các phương pháp điều trị bệnh đi ngoài ra máu
Điều trị bằng Tây Y
Để điều trị bệnh đi ngoài ra máu bằng phương pháp Tây y, trước hết bệnh nhân sẽ được thăm khám xem tình trạng bệnh như thế nào, khi đó bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bệnh cho phù hợp
Điều trị bệnh đi ngoài ra máu bằng thuốc Tây y cũng là một trong những phương pháp được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên không phải ai bị đi ngoài ra máu cũng có thể sử dụng phương pháp Tây y điều trị bệnh, có nhiều bệnh nhân bị chứng đi ngoài ra máu mà không dám sử dung thuốc Tây vì lo ngại thuốc gây tác dụng phụ.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp bằng cách bổ sung những thức ăn nhuận tràng, có lợi cho tiêu hóa
- Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày
- Ăn nhiều các loại rau củ: Dưa chuột, cải bắp, mướp đắng, vừng đen…
- Ăn đúng giờ, đủ bữa, không nên bỏ bữa.
- Bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất
Chế độ sinh hoạt khoa học
Duy trì lối sống lành mạnh bằng các cách sau đây:
- Nên duy trì thể dục thể thao hằng ngày phù hợp với sức khỏe
- Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ tránh lo lắng hay căng thẳng quá mức
- Không làm việc quá sức hay đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu
- Duy trì tâm trạng ổn định bởi lo lắng quá mức sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa, niêm mạc ruột non co bóp không đều máu và khí huyết kém lưu thông…
- Tạo thói quen đi đại tiện vào 1 thời điểm cố định trong ngày
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần đi để tránh viêm nhiễm hậu môn.
Sử dụng phương pháp dân gian
Phương pháp dân gian điều trị đi ngoài ra máu là phương pháp khá quen thuộc với những người đang mắc tình trạng bệnh khó chịu này. Trên thực tế, rất nhiều ebnehj nhân đã thử các phương pháp điều trị khác nhau nhưng đều không mang lại hiệu quả như móng muốn, khiến người bệnh chan nản, buông xuôi. Cho đến khi thử với phương pháp dân gian cực kì đơn giản và hiệu quả. Bởi đây là những bài thuốc có thành phần từ thiên nhiên, giúp hạn chế sự phát tác của triệu chứng an toàn và hiệu quẩ
Một số bài thuốc thông dụng:
1.Sử dụng rau diếp cá
Theo y học cổ truyền, rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, có tính mát, giải độc, sát khuẩn, sát trùng, tiêu thủng, lợi tiểu mạnh làm bền mao mạch (do có hợp chất flavonoid), từ đó phòng bệnh nhiễm trùng hậu môn.
- Người dùng có thể ăn rau diếp cá sống
- Xay rau má thành khoảng 1 cốc nước và uống trước khi ăn 1 tiếng. Uống 3 ngày liên tiếp
- 30g lá diếp cá khô (khoảng 20g lá tươi) đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun trong vòng 15 phút sau đó đem ra xông vào vùng vết thương ở dưới hậu môn. Xông tới khi nào nước ấm lấy bã của rau diếp cá ra rửa, lặp lại mỗi ngày.
2.Cách chữa đi ngoài ra máu tươi bằng lá ngải cứu
Ngải cứu là vị thuốc quý trong dân gian bởi nó có khả năng chữa các bệnh tiêu hóa như: Táo bón, trĩ, đi ngoài ra máu… Trong Đông Y lá ngải cứu có vị đắng, tính ấm, khả năng kháng viêm nhiễm, nhuận tràng cần có thể điều trị chứng đi ngoài ra máu.
- Lá ngải cứu rán với trứng và ăn như món ăn bình thường
- Lá ngải cứu tươi giã nát đắp vào hậu môn. Nên thực hiện rất hay hàng ngày giúp đến khi chứng đi cầu ra máu chuyển biến tốt.
3.Chữa chứng đi cầu ra máu bằng rau sam
Rau sam có tác dụng kháng viêm nhiễm, nhuận tràng, kích thích lưu thông máu, thường được sử dụng trong việc điều trị những chứng căn bệnh liên quan đến hậu môn – trực tràng như: sỏi thận, kiết lỵ, bao gồm cả chứng đại tiện ra máu.
- Giã nát nước rau sam để chắt lấy nước, pha thêm lượng đường hay mật ong vừa đủ để uống khi đói. Mỗi ngày uống một lần, uống đến khi nào tình trạng thuyên giảm thì ngưng.
Nếu bạn đang phải chịu đựng bởi sự hành hạ của tình trạng đi ngoài ra máu, bạn có thể giảm bớt khó chịu bằng cách áp dụng một số biện pháp hữu ích tại nhà. Gợi ý chi tiết được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sau đây, cùng xem: Cách chữa đi ngoài ra máu đơn giản tại nhà.
Tôi là Bình .ăn uống đồ cay hay đi ngoài ra máu tôi muốn hỏi đấy là hiện tượng của bệnh gì