Đi ngoài ra máu ăn gì kiêng gì mau khỏi?

Đi ngoài ra máu là tình trạng mà nhiều người gặp phải gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân gây ra đa dạng, có thể do bệnh lý như trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại tràng, ung thư đại trực tràng…Bên cạnh điều trị người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng. Cùng tìm hiểu những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi đại tiện ra máu qua những thông tin sau đây.

Đi ngoài ra máu do bệnh gì?

Nhiều người cho rằng đi ngoài ra máu là một bệnh nhưng thực tế đây là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể. Đi ngoài ra máu là tình trạng mỗi khi đi đại tiện có lẫn máu trong phân. Lượng máu có thể ít chỉ vài giọt thấm vào giấy vệ sinh nhưng cũng có thể chảy thành dòng, thành tia…Các biểu hiện kèm theo như đau rát, ngứa ngáy hậu môn, sốt cao…tùy thuộc vào bệnh lý mắc phải.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến người bệnh đi ngoài ra máu:

Bệnh trĩ

Đại tiện ra máu là triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ, bệnh hình thành do sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn. Bệnh ở thể nhẹ, người bệnh bị đại tiện ra máu nhưng chảy ít, chỉ nhận thấy có chút máu thấm vào giấy vệ sinh sau mỗi lần đi cầu. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn có thể bị chảy máu bất cứ lúc nào khi người bệnh chuyển động, ngồi xổm, hậu môn ẩm ướt, lở loét, máu chảy thành tia, thành dòng.

Bệnh trĩ có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, có một vài yếu tố nguy cơ như mang thai, táo bón kéo dài, stress, tiêu chảy mạn tính, đi tiêu rặn mạnh, béo phì, chế độ ăn uống ít chất xơ…Điều trị chủ yếu nội khoa, khi điều trị nội khoa không có hiệu quả có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ bệnh trĩ.

Táo bón

Tình trạng này hầu như ai cũng đã từng gặp phải, mỗi lần đi cầu khó khăn do phân khô cứng, buồn đi vệ sinh mà không đi được. Mỗi lần đi vệ sinh phải ngồi thật lâu, rặn thật mạnh mới đi tiêu được. Do đó, vùng niêm mạc ở hậu môn dễ bị tổn thương, trầy xước dẫn tới chảy máu lúc đi ngoài. Cần cẩn trọng với bệnh lý này vì táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bệnh trĩ.

Nứt kẽ hậu môn

Táo bón kéo dài khiến mỗi lần đi vệ sinh người bệnh đều phải rặn mạnh khiến vùng hậu môn bị sưng và phù nề. Các triệu chứng gặp phải là đau rát ở vùng hậu môn kèm tình trạng đi ngoài ra máu. Lượng máu của người bệnh thường không nhiều, có màu đỏ nhạt.

Viêm loét đại tràng

Là bệnh lý về đại tràng gặp khá phổ biến hiện nay, bệnh gây viêm loét dẫn tới tổn thương niêm mạc đại tràng. Người bệnh có các dấu hiệu như đau bụng, rối loạn đại tiện, phân có thể có lẫn máu nhầy và mủ, cơ thể mệt mỏi, sút cân nhanh chóng.

Đọc thêm: Viêm loét đại tràng – triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

Polyp đại trực tràng

Polyp là khối u lồi vào trong lòng ruột kết, hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết. Một số polyp bám vào thành đại trực tràng gây ra các triệu chứng buồn đại tiện, đi đại tiền nhiều lần gây chảy máu hậu môn. Trong nhiều trường hợp cần loại bỏ polyp để kiểm tra dấu hiệu ung thư, giảm nguy cơ mắc ung thư.

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại tràng hoặc trực tràng là bệnh lý nguy hiểm, khối u có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu. Một số trường hợp ung thư được phát triển từ các polyp lành tính ban đầu. Trường hợp mắc ung thư dạ dày – ruột đều cần phải điều trị ngay lập tức để kéo dài tuổi thọ của người bệnh, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Quan hệ tình dục không an toàn có thể gây ra nhiều bệnh lý, đặc biệt quan hệ qua đường hậu môn. Nguy cơ gây viêm vùng hậu môn, trực tràng và làm tăng nguy cơ chảy máu.

Xem thêm: Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu ăn gì cải thiện?

Bổ sung nước đầy đủ

Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, ruột già sẽ tăng cường hấp thu nước từ phân vào máu khiến phân càng trở nên thô cứng hơn. Từ đó, người bệnh dễ bị táo bón, nguy cơ cao mắc các bệnh lý trực tràng – hậu môn như trĩ, polyp, viêm nhiễm hậu môn…Khi niêm mạc đường ruột bị cọ xát khiến chảy máu càng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, cần uống nước đầy đủ, tối thiểu 2 lít mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe ổn định, giảm thiểu tình trạng đi ngoài ra máu.

Bổ sung thực phẩm giàu magie

Maige là khoáng đa lượng tối  phải cho cơ thể vì góp mặt trong nhiều chuyển hóa cần thiết của cơ thể. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ giúp tăng cường nhu động ruột, giúp đại tràng thực hiện khả năng tiêu hóa trơn tru hơn.

Những thực phẩm có hàm lượng magie cao phải kể tới như các loại rau xanh, các loại họ đậu ( ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân), hải sản, thịt, sữa.. thậm chí là nguồn “nước cứng” cũng cung cấp cho cơ thể một phần magie đáng kể rất tốt cho sức khỏe của người bệnh.

Thực phẩm giàu chất xơ

Đối với người bệnh bị đi ngoài ra máu chất xơ có vai trò rất quan trọng. Các loại rau củ quả không chỉ giúp nhuận tràng, giảm táo bón khá tốt như rau diếp cá, mồng tơi, khoai lang, rau máu…Bổ sung chất xơ thường xuyên vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.

Thực phẩm giàu chất xơ phải kể tới như khoai lang, củ cải, cà rốt, bơ, đu đủ, bưởi, thanh long, hạt đậu đen, vừng đen… sẽ hỗ trợ tốt cho người bị táo bón, trĩ, giúp đại tiện dễ dàng hơn.

Thực phẩm giàu rutin

Để cải thiện tình trạng đại tiện ra máu không nên bỏ qua nguồn thực phẩm giàu rutin. Rutin là một hợp chất flavonoid tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức bền tĩnh mạch rất tốt. Với những trường hợp mạch máu suy yếu, chảy máu, tổn thương niêm mạc…được khuyến cáo nên sử dụng thực phẩm giàu rutin.

Các thực phẩm giàu rutin phải kể tới như lúa mạch, kiều mạch, tam giác mạch, bưởi, diếp cá, rau máu…Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn quá nhiều một lần mà hãy sắp xếp thực đơn sao cho phù hợp hoặc thay đổi thực đơn liên tục để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có vai trò quan trọng đối với cơ thể, là chất chống oxy hóa tuyệt vời giúp cơ thể thanh nhiệt, tăng sức đề kháng đặc biệt rất cần thiết khi bị rách niêm mạc hay chảy máu hậu môn, trực tràng.

Người bệnh có thể bổ sung vitamin C qua những thực phẩm như cam, chanh, quýt, lê, mận, bưởi…Tuy nhiên, cần lưu ý khi ăn trái cây giàu vitamin C nên ăn khi bụng no, không nên ăn lúc đói. Đặc biệt với người có tiền sử bệnh đau dạ dày thì không nên ăn các thực phẩm này quá nhiều. Lượng axit có trong loại quả giàu vitamin C có thể khiến đau dạ dày càng nặng hơn.

Đi ngoài ra máu không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bệnh cần tránh một số thực phẩm để tình trạng đi ngoài ra máu không chuyển biến xấu hơn. Hãy loại bỏ những thực phẩm sau ra khỏi thực đơn hàng ngày của bạn:

  • Đồ ăn cay nóng: Như mù tạt, tiêu, ớt…là những thực phẩm làm gia tăng nguy cơ táo bón khiến đi ngoài ra máu nặng hơn.
  • Sữa tươi, pho mát…hạn chế sử dụng vì lượng đường lactose có trong sữa cao khiến người bệnh khó tiêu, đầy bụng. Do đó, nếu đang gặp phải vấn đề đi ngoài ra máu do trĩ, táo bón…nên hạn chế tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói có chứa hương liệu tổng hợp không tốt cho quá trình tiêu hóa
  • Socola không nên sử dụng vì chúng làm chậm quá trình tiêu hóa, gia tăng tình trạng táo bón gây đi ngoài ra máu
  • Không nên ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê…do có chứa hàm lượng protein cao gây khó khăn cho tiêu hóa dẫn tới táo bón, đi ngoài ra máu.
  • Không nên uống rượu bia, đồ uống có cồn vì chúng làm tăng nguy cơ mất nước, gây táo bón và đi ngoài ra máu

Loại bỏ thực phẩm cay nóng ra khỏi thực đơn hàng ngày cải thiện đi ngoài ra máu

Trong quá trình điều trị và sau điều trị, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý giúp chữa trị nhanh chóng và phòng ngừa đi ngoài ra máu quay trở lại.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Một số trường hợp đại tiện ra máu không cần phải điều trị. Nhưng đi ngoài ra máu do nguyên nhân bệnh lý, lượng máu nhiều và kéo dài cần gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp. Người bệnh cần đi khám khi có triệu chứng:

  • Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần
  • Đi đại tiện phân đẫm máu ở trẻ nhỏ
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Sức khỏe suy giảm
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Đau bụng, sưng bụng
  • Sốt cao
  • Buồn nôn, nôn
  • Sờ thấy cục khối nổi lên trong bụng
  • Kết cấu và hình dạng phân thay đổi bất thường và kéo dài hơn 3 tuần
  • Đi đại tiện hoặc đi tiểu tiện không kiểm soát

Làm gì khi bị đi ngoài ra máu?

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý kể trên, người bệnh cần thăm khám tìm nguyên nhân cụ thể và có biện pháp điều trị đúng cách. Không tự ý mua thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân để lại nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp điều trị tại nhà bằng cách:

Chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu, một số điều cần lưu ý trong việc ăn uống như sau:

  • Bổ sung thực phẩm lành mạnh có chứa nhiều chất xơ, vitain giúp giải nhiệt, giảm táo bón từ rau củ quả
  • Hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ, chất kích thích
  • Bổ sung đủ nước
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ

Không nhịn đi đại tiện

Khi có nhu cầu đi đại tiện không nên nhịn lâu. Nên tập thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, tốt nhất vào buổi sáng. Ngoài ra, sau mỗi lần đi đại tiện cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối ấm.

Thói quen vận động tích cực

Hạn chế ngồi lâu, thường xuyên vận động mỗi ngày bằng cách chạy bộ, tập yoga, đạp xe…Hoạt động thường xuyên giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, lưu thông máu giúp tiêu hóa tốt hơn.

Tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng

Lo lắng, căng thẳng làm niêm mạc ruột co bóp nhiều gây khó khăn cho tiêu hóa và dễ dẫn tới táo bón. Người bệnh luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, sức khỏe phát triển toàn diện.

Giải pháp nào khi bị đi ngoài ra máu do viêm đại tràng?

Để cải thiện tình trạng viêm đại tràng người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra, kết hợp sử dụng những sản phẩm có tác dụng tái tạo niêm mạc đại tràng. Trong đó, Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng

Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng

Công dụng:

  • Giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột.
  • Giúp hỗ trợ giảm những triệu chứng: đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng.
  • Giúp tăng cường tiêu hóa

Dành cho các đối tượng:

  • Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,…
  • Người mắc bệnh Viêm đại  tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa
  • Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em

– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY

– Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY

Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng.

Không những thế, Tràng  Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.

Công dụng:

  • Hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:

  • Người  có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
  • Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích  thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại  tràng cấp và mãn tính
  • Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
  • Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện

– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY

– Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn 100% tiền nếu không hiệu quả sau 2 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1506 (miễn cước gọi ) để được hướng dẫn chi tiết.
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...