Khi bé gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm, nhiều cha mẹ bối rối không biết xử lý như thế nào? Trong nhiều trường hợp không xử lý kịp thời khiến tình trạng sức khỏe của các bé càng nguy hiểm hơn. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ và cách xử lý nhanh.
Dấu hiệu bé bị ngộ độc thực phẩm
Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp khi bé gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm:
Nôn liên tục
Sau khi ăn hoặc uống các thực phẩm bị nhiễm độc, sau vài phút, vài giờ hoặc có thể sau 1 ngày trẻ đột ngột có những triệu chứng như: Buồn nôn và nôn ngay, trường hợp nặng có thể nôn ra máu. Sau khi nôn hết các thực phẩm đã ăn trước đó, trẻ vẫn tiếp tục nôn khan liên tiếp sau vài giờ, thậm chí không ăn gì cũng nôn. Hiện tượng trẻ nôn nhiều thường dẫn tới tình trạng rối loạn nước và chất điện giải rất nguy hiểm.
Đau bụng dữ dội kèm tiêu chảy
Khi ăn phải thức ăn nhiễu độc, trẻ bị đau bụng dữ dội, đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Phân có lẫn nước đôi khi có kèm máu. Đây là những dấu hiệu chứng tỏ ruột của trẻ đang bị tổn thương, nhiễm khuẩn.
Có thể bị sốt
Tùy thuộc vào tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng của bệnh nặng hay nhẹ. Có những trường hợp trẻ bị ngộ độc nhưng không sốt, nhưng có những trường hợp sốt cao trên 38độ C.
Trẻ có thể bị sốt khi bị ngộ độc thực phẩm
Cha mẹ cần lưu ý, tình trạng trẻ sốt cao kéo dài đặc biệt nguy hiểm, cha mẹ cần chú ý đến những biểu hiện của trẻ để có phương pháp xử lý kịp thời.
Xử lý khi bé bị ngộ độc thực phẩm
Khi bé gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm, cha mẹ cần có kiến thức để xử lý kịp thời giúp bé thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
1. Gây nôn cho trẻ
Đầu tiên cần cho bé ngưng ngay các món ăn nghi bị nhiễm độc. Nôn là bản năng đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể tức thì. Nếu bé nôn được thì là một dấu hiệu tốt, trường hợp bé không nôn được cha mẹ cần chủ động gây nôn cho bé:
- Tư thế gây nôn: Để bé nằm đầu thấp hơn người, nghiêng đầu sang một bên rồi dùng ngón tay nhấn mạnh vào cuống lưỡi để trẻ nôn thức ăn ra
- Gây nôn cho bé cần nhẹ nhàng tránh làm xây xát họng của trẻ
- Khi gây nôn không cho trẻ nằm ngửa vì tư thế này rất dễ khiến trẻ bị sặc, thức ăn bị trào ngược lên mũi gây ngạt hoặc xuống phổi rất nguy hiểm
- Luôn chuẩn bị khăn sẵn sàng để lau chùi, dùng khăn mềm lau sạch miệng cho trẻ
Sau khi sơ cứu nếu thấy tình trạng của trẻ chưa hồi phục cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được xử lý. Nên mang theo nguồn thức ăn gây ngộ độc để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
2. Bổ sung oresol
Khi nôn trẻ dễ bị mất nước và rối loạn chất điện giải. Nếu không bù nước, điện giải bằng oresol dễ dẫn tới tình trạng mất nước trầm trọng và có thể nguy hiểm tới tính mạng. Khi pha cần nhớ nguyên tắc pha oresol theo đúng hưỡng dẫn, uống từ từ ít một, không uống quá nhiều cùng một lúc
3. Không dùng thuốc cầm tiêu chảy
Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy khi bị ngộ độc thức ăn. Trong nhiều trường hợp gặp phải, uống thuốc cầm đi ngoài càng khiến vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn. Từ đó, gây chướng bụng đầy hơi khiến tình trạng ngộ độc của bé càng trở nên trầm trọng. Mọi thuốc cầm tiêu chảy cần phải có chỉ định của bác sĩ.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho bé
Để phòng ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trẻ em, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần đảm bảo điều kiện vệ sinh tốt cho trẻ
- Cho trẻ uống nước sạch
- Dạy cho trẻ thói quen không tự ý ăn uống thực phẩm lạ
- Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, an toàn khi chế biến thức ăn hàng ngày cho trẻ
- Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thực phẩm
- Giữ môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, ấm về mùa đông mát về mùa hè