Viêm đại tràng mạn tính là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với mức độ khác nhau. Bệnh nhẹ thì làm niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng thì xuất hiện các vết loét, xung huyết, xuất huyết thậm chí có thể có những ổ áp xe nhỏ. Viêm đại tràng mạn cần phát hiện sớm và điều trị đúng cách để tránh gây tổn thương niêm mạc đại tràng nặng nề. Vậy dấu hiệu nào giúp nhận biết viêm đại tràng mạn?
Nội dung chính trong bài
Đặc điểm của viêm đại tràng mạn
Đại tràng là phần ruột già nơi có chứa nhiều vi khuẩn có lợi và có hại cư trú, với tỷ lệ 85% lợi khuẩn và 15% vi khuẩn có hại. Khi bị viêm đại tràng, ruột già sẽ có những ổ viêm loét là nơi cư trú của các vi khuẩn có hại, khi đó tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn bị mất cân bằng, số lượng lợi khuẩn giảm đi và hại khuẩn tăng lên.
Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng viêm đại tràng kéo dài dẫn tính mãn tính. Tức là khi đó tình trạng viêm nhiễm đại tràng đã ở mức độ nặng và gây tổn thương khu trú hay lan tỏa tới niêm mạc đại tràng. Viêm đại tràng mãn tính ở thể nhẹ có thể khiến niêm mạc đại tràng dễ tổn thương và chảy máu. Khi ở thể nặng xuất hiện vết loét, xung huyết thậm chí là áp xe.
Viêm đại tràng mạn được chia làm 2 nhóm:
- Có nguyên nhân
- Không rõ nguyên nhân
Viêm đại tràng mạn có nguyên nhân xuất hiện sau viêm đại tràng cấp do nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc không được điều trị dứt điểm.
Viêm đại tràng mạn không rõ nguyên nhân bao gồm: Viêm đại tràng mạn không đặc hiệu và bệnh Crohn (bệnh này ít gặp ở nước ta)
Đọc thêm: Nguyên nhân của viêm đại tràng mãn tính
Các biểu hiện của viêm đại tràng mạn
Viêm đại tràng cấp việc điều trị dễ dàng hơn và không gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Viêm đại tràng mãn tính điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Dưới đây là những triệu chứng đặc trưng của bệnh:
Đau bụng kéo dài
Đau bụng kéo dài là triệu chứng phổ biến của người viêm đại tràng mạn
Người bệnh bị đau bụng dọc theo khung đại tràng, vị trí nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu. Đau xuất hiện theo cơn, đau quặn nhiều lần, cơn đau có khi âm ỉ và giảm bớt khi đi đại tiện. Người bệnh có cảm giác bụng căng trướng rất khó chịu nhất là dọc khung đại tràng.
Tình trạng phân bất thường
Những dấu hiệu của bệnh thể hiện rõ nhất ở phân, tính chất phân đa dạng, người bệnh chủ yếu bị đi tiêu phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày. Có trường hợp có thể bị táo bón, đại tiện ra máu trộn với chất nhầy.
Với những người bệnh táo bón thường gặp khó khăn trong việc đi đại tiện do không thể tiêu hóa chất thải ở trong cơ thể khiến cơn đau bụng càng tăng lên. Những triệu chứng này khiến người bệnh khó chịu và đau đớn.
Thậm chí có người bệnh viêm đại tràng mãn tính vừa bị táo báo xen lẫn với tiêu chảy. Nói chung, phân không ổn định khiến người bệnh đi tiêu xong nhưng không có cảm giác thoải mái.
Cơ thể mệt mỏi
Mặc dù gắng sức ăn uống và ngủ đủ giấc nhưng người bệnh viêm đại tràng mãn vẫn luôn cảm thấy mệt mỏi và mất năng lương. Nguyên nhân do tình trạng bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng khiến cơ thể suy nhược và mệt mỏi. Người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn uống kém, toàn thân mệt mỏi, trí nhớ giảm, ăn ngủ kém, hay cáu gắt, lo lắng…
Ăn uống không ngon miệng
Người bệnh có cảm giác ăn uống không ngon miệng do bụng luôn có cảm giác đầy hơi, nặng nề. Người bệnh cảm thấy không thoải mái trong bữa ăn, tình trạng này kéo dài thường xuyên khiến người bệnh biếng ăn dẫn tới sụt cân, cơ thể mệt mỏi do không hấp thụ đủ dinh dưỡng.
Sốt
Một số người bệnh gặp phải tình trạng sốt nhẹ khi bị viêm đại tràng mãn tính. Trường hợp người bệnh bị sốt cao li bì tốt nhất nên đi khám bác sĩ. Vì khi sốt cao có thể hệ miễn dịch của cơ thể phải chịu đựng và hoạt động quá sức để đối phó với tình trạng viêm loét do bệnh gây ra.
Đau khớp
Là triệu chứng riêng biệt của người bệnh viêm đại tràng mãn đi cùng với tình trạng sưng và viêm khớp. Viêm khớp thường giảm dần và không để lại tổn thương lâu dài đối với sức khỏe. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết viêm đại tràng mãn làm đau khớp có thể liên quan tới các yếu tố do di truyền.
Thiếu máu
Viêm đại tràng mãn tính khiến người bệnh bị tiêu chảy, đi ngoài ra máu, chảy máu ở bộ phận khác trên cơ thể nên có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu. Đây là triệu chứng khá phổ biến ở người bệnh nên người bệnh viêm đại tràng cần phải thường xuyên bổ sung chất sắt để có thể tránh được các biến chứng về sau.
Biện pháp chẩn đoán viêm đại tràng mãn tính
1. Khám sơ bộ
Một vấn đề quan trọng là liệu có máu trong phân không? Điều này có thể gợi ý tới chẩn đoán viêm đại tràng và nghiêm trọng hơn là ung thư đại tràng , đó là lý do mà triệu chứng này không nên bỏ sót.
Một số câu hỏi thường sử dụng trong việc chẩn đoán nguyên nhân viêm đại tràng như:
- Thời điểm khởi phát của các triệu chứng,
- Thời gian đau bụng
- Tần số của tiêu chảy
- Có triệu chứng bất thường nào khác.
Câu hỏi khác có thể bao gồm: như chế độ sinh hoạt, đặc biệt là nếu một nguyên nhân truyền nhiễm đang được xem xét như : gần đây có đi du lịch , hay vào vùng có ố dịch hay không , chế độ ăn uống bất thường, hoặc sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh có thể gợi ý chẩn đoán nhiễm khuẩn như Shigella , Campylobacter , Yersinia ; hoặc nhiễm ký sinh trùng như giardia.
Tiền sử sử dụng thường xuyên các chất kích thích hoặc bệnh mãn tính gây biến chứng xơ vữa động mạch cũng nên cung cấp cho bác sĩ như: hút thuốc lá , huyết áp cao , cholesterol cao , và bệnh tiểu đường điều này giúp bác sĩ định hướng nguyên nhân do đại tràng thiếu máu cục bộ như là nguyên nhân gây viêm đại tràng.
Các bác sĩ khám sơ bộ để đánh giá tình trạng của người bệnh
Khám thực thể bác sĩ sẽ tập trung chủ yếu là vùng đau bụng, sờ nắn để loại trừ đau bụng gây nên bởi các tạng khác gây nên như: gan, lách, thận..từ đó mới nghĩ tới đau do nguyên nhân đại tràng vì đại tràng là ống rỗng, khó để xác định điểm đau thực sự.
Trong khi chắc chắn rằng các triệu chứng theo đúng hướng chẩn đoán, việc kiểm tra trực tràng là vô cùng quan trọng. Sử dụng một ngón tay, thầy thuốc khám trực tràng, để tìm xem trong trực tràng có khối u hay khối bất thường nào khác không( trĩ). Tiếp đến là quan sát màu sắc và tính chất của phân có máu,có mủ hay nhầy không, việc quan sát đại thể có thể chưa tìm thấy( không quan sát được bằng mắt thường) thì phân được đem đi xét nghiêm xem có máu hay bạch cầu trong phân không
2. Các xét nghiệm
Xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá sự tình trạng toàn thể của bệnh nhân và tìm kiếm các vấn đề tiềm ẩn liên quan với viêm đại tràng.
Công thức máu(CBC ) sẽ đánh giá số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu . Số lượng hồng cầu sẽ giúp xác định lượng mất máu qua phân,số lượng tế bào bạch cầu đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể . Tiểu cầu đóng vai trò đông máu, vì vậy biết số lượng tiểu cầu sẽ rất hữu ích trong việc đánh giá bất thường trong việc chay máu của bệnh nhân.
Điện giải đồ: xét nghiệm về các chất vi lượng trong cơ thể: Natri, Kali, Clorua, thường các chất điện giải sẽ giảm nếu xảy ra tiêu chảy. các triệu chứng do giảm Natri, Kali hay Canxi gây ra có thể làm nhiễu thông tin làm cho việc chẩn đoán viêm đại tràng khó khăn hơn.
Chức năng thận có thể được đánh giá bằng cách đo nồng độ ure và creatinine trong máu .
Mẫu phân có thể được thu thập để cấy khuẩn tìm kiếm bằng chứng về sự nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra viêm đại tràng. Cấy khuẩn sẽ tìm ra vi khuẩn nào gây ra tình trạng viêm đại tràng.
3. Nội soi đại tràng
Nếu việc tìm nguyên nhân viêm đai tràng trở nên khó khăn các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn xét nghiệm nôi soi đại trực tràng. ống nội soi mềm có gắn camera có thể được đi từ miệng hay hậu môn để quan sát tình trạng trong lòng đại tràng cho phép phát hiện ra các tổn thương của đại tràng như viêm, u, polyp, nếu quan sát đại thể không thấy thì việc cần thiết là sinh thiết niêm mạc đại tràng (nhỏ mẩu mô) nghi ngờ có tổn và được kiểm tra bởi một bác sĩ giải phẫu bệnh để giúp xác định chẩn đoán. viêm đại tràng (lymphocytic và collagenous) chỉ có thể được chẩn đoán bằng sinh thiết làm giải phẫu bệnh.

Nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng được chỉ định trong các trường hợp:
- Đau bụng
- Xuất hiện máu trong phân hoặc phân có màu đen giống bã cà phê
- Thói quen đại tiện bị thay đổi
- Thiếu máu nhược sắc
- Người có tiền sử polyp hoặc ung thư đại tràng trước đây
- Mắc bệnh viêm ruột, viêm loét đại trực tràng
Quá trình nội soi đại tràng khoảng 30 – 60 phút, bác sĩ chèn ống nội soi và thổi khí vào đại tràng của bạn. Đại tràng phồng lên giúp nhìn rõ hơn niêm mạc đại tràng, trực tràng thông qua màn hình kết nối với camera được gắn ở đầu ống nội soi. Trong trường hợp có sự tăng trưởng bất thường, hoặc polyp xuất hiện trong đại tràng của bạn, bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ ở cuối ống nội soi để loại bỏ nó hoặc thực hiện sinh thiết.
Nội soi là một xét nghiệm sàng lọc ung thư cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân có máu trong phân mà không tìm được nguyên nhân hợp lý.
4. Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Có thể được sử dụng để xem xét hình ảnh của đại tràng và các tạng khác ở trong bụng. CT-scan có sử dụng thuốc cản quang barium đường uống hay thụt có thể đánh giá tình trạng lưu thông cũng như hình ảnh của đại tràng giúp cho việc chẩn đoán.
Điều trị viêm đại tràng mạn như thế nào?
Nguyên tắc điều trị: Khi nghi ngờ cơ thể có các triệu chứng của bệnh cần đi khám bệnh để xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp. Không nên tự chẩn đoán và tự mua thuốc điều trị.
Áp dụng biện pháp Tây y chữa bệnh
Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ chỉ định các loại thuốc chữa viêm đại tràng mạn tính hợp lý. Một số thuốc tây thường được sử dụng điều trị như:
- Các loại thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống ký sinh trùng, chống viêm…
- Giảm đau, chống co thắt, giảm nhu động ruột
- Cầm tiêu chảy, chống loạn khuẩn
- Thuốc an thần kinh
Công dụng của các loại thuốc trên chủ yếu tiêu diệt vi khuẩn, chữa trị tổn thương thành đại tràng, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe đặc biệt là gan, thận, dạ dày…Vì vậy, sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh.
☛ Tìm hiểu thêm: Thuốc điều trị viêm đại tràng
Chế độ ăn uống và sinh hoạt
- Không ăn các thực phẩm như rau sống, tiết canh, nem chua, gỏi cá….
- Nếu bị táo bón cần giảm chất béo, tăng chất xơ và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Khi bị tiêu chảy hạn chế ăn chất xơ, đối với trái cây tươi cần gọt vỏ hoặc xay nhừ, không ăn trái cây khô, đóng hộ.
- Tránh sử dụng chất kích thích như: cà phê, rượu, bia, thuốc lá…
- Hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa, đồ ngọt bởi chúng gây khó tiêu, chất đạm trong sữa cũng có thể gây dị ứng.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào cần hạn chế
- Hạn chế stress kéo dài và lo lắng thái quá khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng. Cần quản lý tốt stress, thư giãn và có luôn có suy nghĩ lạc quan
- Cần tích cực vận động, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng giúp phục hồi bệnh tốt hơn. Một số bộ môn thể dục được khuyên chọn cho bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính gồm: đi dạo, bơi lội, nhảy múa, leo cầu thang, yoga, đạp xe…
Giải pháp mới cho người viêm đại tràng
Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng. Trong đó:
Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng
Dành cho các đối tượng:
- Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,…
- Người mắc bệnh Viêm đại tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa
- Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY
– Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY
Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng.
Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:
- Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
- Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính
- Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
- Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY
– Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY