Bạn cảm thấy rất khó chịu mỗi khi bị đau bụng quặn từng cơn và lo lắng không biết mình có gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không. Tình trạng này gặp ở rất nhiều người với mọi lứa tuổi khác nhau. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới đau bụng quặn từng cơn đi ngoài.
Mục lục
Nguyên nhân gây đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoài
Dấu hiệu của đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoài liên quan tới nhiều bệnh lý khác nhau. Mỗi vị trí đau là biểu hiện cho dấu hiệu của một cơ quan trong ổ bụng có vấn đề. Nhiều người chủ quan nghĩ đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy thông thường nên tự ý mua thuốc về điều trị. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là nguyên nhân dẫn tới đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy:
1. Bệnh tiêu chảy
Người bệnh bị đau bụng quặn từng cơn đi ngoài, đôi lúc có đau âm ỉ có thể bị bệnh tiêu chảy cấp hoặc mãn tính. Các dấu hiệu: Người bệnh đi ngoài liên tục, phân lỏng, lượng phân nhiều có thể có kèm máu. Kèm theo đó là các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, ăn uống không ngon, khát nước, sốt,… Dấu hiệu trên có thể kéo dài trong 1 tuần (tiêu chảy cấp) đến 4 tuần (tiêu chảy mãn tính)
2. Tình trạng rối loạn tiêu hóa
Hiện tượng rối loạn tiêu hóa gặp khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày khi người bệnh ăn phải đồ lại hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Các biểu hiện của tình trạng này:
- Đau bụng dưới, có trường hợp đau cả vùng bụng trên
- Đau âm ỉ, đau từng cơn kèm với đi ngoài nhiều lần
- Đau giảm sau khi đi ngoài
3. Bệnh polyp đại trực tràng
Với triệu chứng đau quặn bụng từng cơn kèm tiêu chảy không thể xác định ngay bạn mắc polyp trực tràng mà cần làm thêm một số xét nghiệm.
Nhưng cũng cần lưu tâm vì bệnh lý này cũng có biểu hiện đau quặn bụng từng cơn đi ngoài.
4. Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột
Các dấu hiệu thường gặp khi bị rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột gần giống với tình trạng rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, ở trường hợp này người bệnh đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát hoặc sống.
Nguyên nhân gây nên là do cơ thể mất đi sự cân bằng của hệ vi khuẩn trong đường ruột làm cơ thể chịu áp lực lớn gây nên những cơn đau ở vùng bụng dưới kèm với hiện tượng đi ngoài.
5. Ung thư trực tràng
Bệnh ung thư trực tràng có dấu hiệu đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoài ra máu. Bên cạnh đó, còn xuất hiện tình trạng buồn nôn, tức bụng, đi tiểu nhiều lần trong ngày, cơ thể bất ổn, mệt mỏi.
Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm và gây tử vong cao.
6. Viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý đường tiêu hóa gặp khá phổ biến ở nước ta hiện nay và ngày càng có xu hướng gia tăng. Bệnh viêm đại tràng mãn tính là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau. Trường hợp nhẹ thì niêm mạc kém bền vừng và dễ chảy máu. Những trường hợp nặng xuất hiện các vết loét, sung huyết, xuất huyết thậm chí có những ổ áp xe nhỏ.
Bệnh có một số dấu hiệu như sau:
- Đau bụng dọc theo khung đại tràng, thưởng ở vị trí nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu, đau quặn từng cơn và tái đi tái lại nhiều lần, có khi đau âm ỉ. Sau khi đi tiêu cảm giác đau giảm bớt.
- Rối loạn đại tiện với các biểu hiện đa dạng, phần lớn là đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Người bệnh hay mót răn, phân có thể có nhầy, có máu, bị táo bón kèm nhầy mũi. Đôi khi táo bón xen lẫn với tiêu chảy. Tình trạng phân không ổn định, người bệnh có cảm giác không thoải mái sau khi đi tiêu, đi rồi lại muốn đi nữa.
- Cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém, giảm trí nhớ, tính tình thay đổi, thường hay cáu gắt, lo lắng thái quá. Trường hợp nặng, cơ thể gầy sút, hốc hác.
- Bụng trướng hơi, khu trú dọc khung đại tràng, người bệnh cảm thấy căng tức bụng rất khó chịu.
Điều trị viêm đại tràng bên cạnh sử dụng thuốc cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, cần sử dụng sản phẩm có tác dụng giúp tái tạo niêm mạc đại tràng, phục hồi chức năng của đại tràng. Hiện nay, được nhiều người ưa chuộng và sử dụng là TRÀNG PHỤC LINH.
Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng
Tràng phục linh giúp người bệnh giải quyết triệt để các vấn đề:
- Giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương và cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Giúp khắc phục nhanh những triệu chứng của bệnh như: tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần, sống phân, rối loạn tiêu hóa…
- Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính.
Dành cho các đối tượng:
- Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,…
- Người mắc bệnh Viêm đại tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa
- Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em
– Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY
7. Bệnh trĩ
Khi người bệnh bị trĩ thường có dấu hiệu: đi ngoài khó khăn mặc dù buồn đi đại tiện đặc biệt mỗi lần đi ngoài thường kèm máu tươi.
8. Nhiễm trùng hậu môn
Hay còn gọi là áp xe hậu môn. Bệnh này khiến người bệnh thường xuyên đau quặn bụng dưới, hay đi ngoài khiến cho hậu môn sưng tấy, đỏ rát, hình thành rãnh mủ.
Xử trí khi bị đau bụng quặn từng cơn đi ngoài
Khi gặp phải tình trạng này điều đầu tiên bạn nên nhớ là không được tự ý mua thuốc điều trị khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh. Tốt nhất nên tới các trung tâm y tế uy tín để xét nghiêm, chẩn đoán chính xác bệnh từ đó có biện pháp điều trị tốt nhất.
Nếu đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoài phân lỏng nhiều lần khiến người bệnh mất nước nên uống nhiều nước đặc biệt là các loại nước có chất điện giải để tránh làm cơ thể mất nước trầm trọng có thể dẫn tới tử vong. Không nên tự ý sử dụng thuốc cầm đi ngoài khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh.
Khi điều trị mỗi người bệnh được chỉ định phác đồ điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, mỗi người bệnh cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi để cải thiện tình trạng bệnh bằng cách:
- Cần bù nước và điện giải cho cơ thể vì tiêu chảy khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Bù nước đầy đủ hàng ngày là cách tốt nhất để cấp nước và thanh lọc đường ruột.
- Sử dụng các thực phẩm đảm bảo vệ sinh, giàu khoáng chất và lợi khuẩn giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Rau xanh, trái cây tươi, sữa chua…là những thực phẩm được ưu tiên hơn cả. Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm tải gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Ăn thực phẩm dê tiêu như cháo/súp, tránh ăn đồ dầu mỡ, hải sản…
- Có chế độ vận động và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, sớm chấm dứt tình trạng đau bụng đi ngoài.
Trên đây là giải đáp thắc mắc về tình trạng đau bụng quặn từng cơn đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì. Cần lưu ý không nên tự chẩn đoán bệnh và tự ý mua thuốc điều trị để tránh tiền mất tật mang.
☛ Tìm hiểu thêm: Đau bụng đi ngoài ở trẻ em cần làm gì?
Cách dân gian trị đau bụng đi ngoài
Đau bụng đi ngoài là dấu hiệu thường gặp khi hệ tiêu hóa bị tổn thương. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước và suy nhược gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, cần cải thiện tình trạng này càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số cách dân gian giúp bạn chữa đau bụng đi ngoài hiệu quả.
Lá ổi
Lá ổi chữa đau bụng đi ngoài khá hiệu quả
Lá ổi là nguyên liệu khá dễ kiếm trong tự nhiên, trong lá ổi có chứa chất tannin có tác dụng làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và kháng khuẩn nên giúp giảm đau bụng đi ngoài hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
Chọn lá ổi vừa lá non và già sau đó rửa sạch và sắc nhỏ lửa với 2 bát nước. Đun sôi trong khoảng 15 – 20 phút, để nguội và lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ, ngày uống nhiều lần.
Gừng tươi
Gừng tươi là gia vị được sử dụng nhiều trong món ăn hàng ngày. Không chỉ vậy, đây là còn là vị thuốc với nhiều công dụng với sức khỏe. Để cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài bạn cần chuẩn bị gừng tươi 20g và vài miếng vỏ quất sau đó sắc với 1 lít nước. Đun sôi trong khoảng 15 phút, thực hiện từ 4 – 5 ngày.
Quả sung
Được sử dụng để ăn kèm với một số món ăn nhưng không ai biết rằng quả sung còn được sử dụng là vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài hiệu quả. Các thành phần trong quả sung như saccarose, glucose, các acid shikimic acid, malic acid, oxalic acid, quinic acid, citric acid, vitamin B1, C và các khoáng chất như canxi, kali, photpho…được đánh giá có tác dụng điều hòa huyết áp, giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn chặn tế bào ung thư một cách hiệu quả.
Để cải thiện đau bụng đi ngoài bằng quả sung thực hiện như sau:
- Chọn quả sung còn bánh tẻ, xanh tươi sau đó rửa sạch, xắt thành lát mỏng hoặc đập dập. Đem phơi khô, tán thành bột mịn sau đó cho vào lọ thủy tinh để bảo quản và sử dụng lâu dài.
- Mỗi lần sử dụng lấy tầm 8 – 10g bột quả sung và pha với nước sôi uống, ngày uống 3 lần để mang lại hiệu quả tốt.
Lá mơ lông
Lá mơ lông là vị thuốc khá dễ kiếm, chúng thường mọc ở trong vườn nhà hoặc mọc hoang ở những bụi cây. Thông thường, nhiều người sử dụng lá mơ lông để ăn kèm với một số món ăn. Các chất có trong lá mơ lông như protein, caroten, vitamin C, tinh dầu…có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy bụng, chống co thắt hồi tràng.
Cây mơ lông mọc phổ biến trong tự nhiên
Dùng lá mơ lông cải thiện đau bụng đi ngoài như sau:
- Lá mơ lông từ 30 – 50g
- Lòng đỏ trứng gà 2 quả
Lá mơ lông rửa sạch sau đó thái nhỏ và trộn đều với lòng đỏ trứng gà. Lấy một miếng lá chuối rửa sạch và cho vào chảo. Đổ hỗn hợp lá mơ lông và lòng đỏ trứng vào để nướng. Dùng ngày ăn 3 lần.
Hạt vừng đen
Vừng đen có chứa hàm lượng chất xơ cao, axit béo chưa bão hòa. Dầu chứa trong loại hạt này còn có tác dụng bôi trơn ruột, kích thích hình thành dịch mật tiêu hóa thức ăn, chất xơ có tác dụng giúp chuyển động ruột. Hạt vừng đen có tác dụng làm sạch sâu đường ruột và cải thiện đường tiêu hóa.
Sử dụng vừng đen cải thiện đau bụng đi ngoài như sau:
Vừng đen 40g nướng trong nồi nóng cho tới khi có hương vị sau đó trộn 1 muỗng canh tầm 15g vừng đen với 1/3 muỗng canh (5ml) mật ong. Ngày uống 2 lần
Hồng xiêm xanh
Sử dụng hồng xiêm xanh thành vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài và kiết kị khá hiệu quả do vị chát đặc trưng của loại quả này. Người bệnh chỉ cần thực hiện như sau:
- Hồng xiêm thái lát mỏng, phơi khô và sao vàng, cho vào hũ dùng dần.
- Lấy 10 lát hồng xiêm và đổ ngập nước, sắc lấy nước chia 2 lần uống
- Đối với đối tượng là trẻ em nên nấu lỏng và uống từng ít một
Rau sam
Rau sam được sử dụng điều trị đau bụng đi ngoài do có chứa chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống nhiễm trùng và tiêu diệt vi khuẩn trong đường ruột. Cách thực hiện như sau:
- Rau sam 100g
- Cỏ sữa tươi 50g
Đi ngoài ra máu thêm:
- Nhọ nồi 20g
- Rau má 20g
Đem sắc lấy nước đặc uống, dùng liên tục vài ngày có kết quả tốt.
Trường hợp sử dụng một số bài thuốc trên không có tác dụng, tình trạng đau bụng đi ngoài vẫn tiếp diễn người bệnh cần đi khám cụ thể để có biện pháp điều trị phù hợp.
Thời gian gần đây, cứ 2 hoặc 3 ngày thì mình đi cầu. Khi đi cầu lúc đầu đi phân khuôn bình thường, sau đó lại đau bụng rồi tiếp tục đi cầu phân lỏng hơn, đi khoảng 3 lần hết phân thì hết đau bụng. Bị nặng thì thấy phân nó còn có màu đen nữa. Xin bác sĩ tư vấn.
Chào chị Đỗ Thị Linh.
Theo những thông tin chị cung cấp, rất có thể chị đang có dấu hiệu viêm đại tràng chị nhé!
Niêm mạc đại tràng đang có tổn thương viêm, loét nên khi phân đi qua gây cọ xát, vết viêm khó lành, làm thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đau bụng và rối loạn đi cầu. Trong trường hợp này, chị có thể sử dụng sản phẩm Tràng Phục Linh (xanh) với thành phần ImmueGamma giúp tái tạo niêm mạc đại tràng, giúp bổ sung tốt lợi khuẩn và tăng cường sức đề kháng hệ tiêu hóa, từ đó giúp giảm các triệu chứng của bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát.
Để được tư vấn cụ thể hơn chị vui lòng gọi lên tổng đài miễn cước 1800.1506 từ thứ 2 đến chủ nhật!
Chúc chị sức khỏe!
Em bị đau bụng râm ran, phân lẫn máu, đi cầu xog vẫn đau, em dùng tràng phục Linh được không ?
Chào Huy! Em đang có triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, em dùng Tràng Phục Linh được, giúp ổn định vết tổn thương niêm mạc đại tràng. Để được chuyên gia tư vấn thêm, em vui lòng liên hệ tổng đài 18001506( miễn cước) để có thêm thông tin về sản phẩm và bệnh lý.