Trong đời sống thường ngày, đau bụng là hiện tượng rất dễ gặp. Đó có thể là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa hoặc là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho bạn khi gặp phải tình trạng đau bụng.
Đau bụng, theo chuyên khoa được chia làm 2 dạng:
- Đau bụng cấp tính: Dạng xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 2 tuần
- Đau bụng mãn tính: Thường là các dạng nhẹ, kéo dài trên 2 tuần
Trường hợp cần gặp bác sĩ
Đau bụng cấp tính
Trở nên nguy hiểm và cần gặp bác sĩ khi có các triệu chứng kèm theo những triệu chứng đi kèm như: Sốt cao, tiêu chảy kènm theo máu vì đây có thể là biểu hiện của nhiễm trùng đường ruột. Ngoài ra nếu hiện tượng đau bụng đi kèm với trướng bụng đầy hơi, nôn ói, không đánh hơi hoặc đi tiêu được thì đây có thể là trường hợp thủng tạng rỗng như dạ dày nên người bệnh cần được đưa ngay đến trung tâm y tế
Đối với những bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn, đau bụng kèm theo nôn mửa, tiêu chảy… Phần lớn các trường hợp là tự khỏi, người bệnh chỉ cần ăn uống hợp lý, bù nước và chất điện giải. Nhưng nếu có sốt cao, phân có chứa máu là biểu hiện của nhiễm trùng, cần được khám bác sĩ ngay.
Lưu ý: Người bệnh ngộ độc thức ăn thường có tư tưởng kiêng ăn. Đây là 1 quan điểm hoàn toàn sai lầm vì thực tế ăn uống đủ dinh dưỡng làm cho niêm mạc ruột nhanh chóng phục hồi và điều trị tiêu chảy nhanh hơn.
Đau bụng mãn tính
Là những cơn đau bụng kéo dài và có tính chất nguy hiểm đối với người trên tuổi 40, trong gia đình có tiền sử ung thư đại tràng kèm theo các triệu chứng như:
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Đi tiêu ra máu
- Sốt nhẹ kéo dài
- Thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón
Đây có thể là triệu chứng của những bệnh nguy hiểm như ung thư hoặc viêm loét đường tiêu hóa, người bệnh cần gặp bác sĩ sớm để có thể tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.
Ngoài ra, đau bụng mãn tính còn là triệu chứng của bệnh lý hội chứng dạ dày- ruột kích thích. Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý lành tính, gây đau bụng hoặc đi ngoài phân sống kéo dài tuy không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến sinh họat đời sống hàng ngày, cần gặp bác sĩ để được tư vấn về lối sống và khắc phục triệu chứng đau bụng.
Có thể bạn quan tâm: Đau bụng khi đói là biểu hiện của bệnh gì?
Chẩn đoán bằng siêu âm có nên quá tin tưởng?
Người bệnh thường có thói quen tự chẩn đoán bệnh khi có trường hợp đau bụng.Ví dụ như đau bụng vùng thượng vị nhiều người thường nghĩ là đau dạ dày. Nhưng thực tế cho thấy đau ở khu vực đó có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau như u gan, sỏi túi mật, u tuyến tụy, thậm chí ung thư đại tràng. Do đó bệnh nhân cần nói rõ các triệu chứng với bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác.
Theo khảo sát thực tế cho thấy việc lạm dụng nội soi dạ dày và siêu âm bụng để chẩn đoán. Nhưng phương pháp này nhiều khi bỏ sót nhiều bệnh nguy hiểm như u tuyến tụy hoặc ung thư gan ở giai đoạn đầu. Để đến khi bệnh đã vào giai đoạn cuối thì rất khó chữa, khả năng chữa khỏi có tỷ lệ thấp.
Trường hợp đau bụng mà không tìm ra nguyên nhân thì siêu âm bụng, nội soi dạ dày và đại tràng thì cần tiếp tục thực hiện chụp CT bụng để tìm ra những nguyên nhân phức tạp hơn. Nếu tất cả các khảo sát đều cho kết quả bình thường, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là hội chứng dạ dày – ruột kích thích. Trong trường hợp có kèm theo các triệu chứng nguy hiểm nói trên, bệnh nhân cần phải theo dõi sát và kiểm tra lại các khảo sát trong từ 3 – 6 tháng.