Một người bình thường thông thường có thể 1 hoặc 2 ngày đi đại tiện một lần, phân thành khuôn, không lỏng nát hoặc cứng. Nhưng khi bị đau bụng đi ngoài khiến số lần đi đại tiện tăng lên kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, thay đổi về sinh hoạt hàng ngày. Đau bụng đi ngoài là bệnh gì? Cách khắc phục như thế nào? Cùng giải đáp những thắc mắc trên qua những thông tin hữu ích dưới đây.
Mục lục
Đau bụng đi ngoài do bệnh gì?
Với người bình thường, thông thường có thể 1 – 2 ngày đi đại tiện một lần, phân thành khuôn, có tính chất không lỏng nát hoặc cứng rắn. Khi có biểu hiện về rối loạn số lần đi đại tiện, tính chất phân kèm theo các triệu chứng khác như đầy bụng, chướng hơi, buồn nôn và nôn,…là những dấu hiệu của bệnh lý về đường tiêu hóa.
Khi rối loạn đại tiện kèm theo các triệu chứng như:
- Sốt
- Nôn
- Đi ngoài ra máu,…
Có thể là dấu hiệu của những bệnh cấp tính như tiêu chảy cấp, bệnh lỵ, xuất huyết dạ dày, polyp đại tràng, ung thư đại tràng, trĩ,…Trong những trường hợp này người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để theo dõi cũng như có biện pháp điều trị cụ thể. Còn lại rối loại đại tiện thường gặp ở một số bệnh lý đường tiêu hóa, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng. Đau bụng đi ngoài là dấu hiệu của bệnh dưới đây:
Rối loạn vi khuẩn đường ruột
Do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn tới giảm hấp thu, tăng nhu động ruột gây ra tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân có tính chất lỏng, nát hoặc đi ngoài sống phân.
Ngộ độc thực phẩm
Khi ăn thức an bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại gây ra các triệu chứng như:
- Đau bụng
- Đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Sốt cao…
Nhiều người có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Táo bón
Nếu người bệnh trên 3 ngày mới đi đại tiện 1 lần, phân táo, rắn khó đi, sau khi đi đại tiện có cảm giác đau rát hậu môn người bệnh bị táo bón. Ngoài ra, người bệnh bị đau bụng, đau bụng dữ dội kèm đầy bụng chướng hơi, thường xuyên phải nhờ can thiệp từ bên ngoài giúp việc đi ngoài dễ dàng hơn.
Viêm đại tràng mãn tính
Người mắc viêm đại tràng có số lần đi ngoài trên 1 lần/ngày, thường bị đau bụng đi ngoài vào lúc sáng sớm hoặc sau khi ăn đồ sống lạnh, sau khi sử dụng các chất kích thích.
Tính chất phân thay đổi như lỏng, sền sệt, không thành khuôn thậm chí phân táo, hoặc lúc đầu táo sau phân nát, phân sống. Người bệnh bị đau bụng, đầy bụng chướng hơi, ăn uống khó tiêu, đi ngoài xong lại muốn đi tiếp,…
Viêm đại tràng diễn biến kéo dài khiến các vết viêm tổn thương ngày càng sâu dẫn tới những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới tính mạng như giãn đại tràng cấp tính, xuất huyết tiêu hóa, thủng đại tràng, ung thư đại tràng,…
Để tìm sản phẩm cho bệnh viêm đại tràng, bạn có thể xem TẠI ĐÂY
Viêm đại tràng co thắt
Hay còn tên gọi khác là đại tràng chức năng, hội chứng ruột kích thích. Bệnh không có tổn thương tại ruột, thường gây nên do thói quen ăn uống, sau khi ăn đồ lạ, sau khi dùng một số thuốc khiến người bệnh đi ngoài phân không thành khuôn, có thể nát hoặc sền sệt hoặc táo bón.
Nguyên nhân gây bệnh là do tình trạng rối loạn nhu động của ống tiêu hóa, chủ yếu do sự rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh trong thành ruột.
Nguyên nhân khác
Một số người bị đau bụng đi ngoài nhiều lần như:
- Bà bầu bị đau bụng đi ngoài do thay đổi hormone trong cơ thể khiến cơ ruột bị thả long khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn
- Ăn các món ăn nhiều gia vị gây chướng bụng đầy hơi, khó tiêu, đau bụng đi ngoài là hệ quả thường thấy
- Sử dụng thuốc điều trị gây tác dụng phụ đau bụng đi ngoài…
Xem thêm: Đau bụng đi ngoài quặn từng cơn là bệnh gì?
Tổng hợp cách chữa đau bụng đi ngoài
Dùng thuốc tây y
Đau bụng đi ngoài là triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, một số người lựa chọn sử dụng các loại thuốc tây để làm giảm nhanh triệu chứng. Một số loại thuốc sử dụng như Smecta, Anti – Diarrheal, Tetraxyclin, Ciprofloxacin, Norfloxacin…Bên cạnh đó, bác sĩ còn chỉ định bổ sung nước và điện giải cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước do đi ngoài nhiều lần.
Bấm huyệt chữa đau bụng đi ngoài
Để cải thiện đau bụng đi ngoài có thể thực hiện bấm huyệt ngày 2 – 3 lần làm các triệu chứng thuyên giảm. Vị trí các huyệt vị như sau:
- Thủ huyệt khu đại tràng: Nằm ở tuyến chính giữa mặt ngón tay từ bụng ngón trỏ đến vằn ngang khớp ngón tay
- Thủ huyệt khu tiểu tràng: Nằm ở tuyến chính giữa mặt ngang bàn tay từ bụng ngón nhẫn đến vằn ngang khớp ngón bàn tay
- Huyệt ngoại lao cung: Nằm ở mu bàn tay, giữa khe khớp xương bàn tay 4–5
Cách thực hiện: Lấy ngón tay cái ấn day nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần các huyệt vùng tỳ đại tràng, vùng tiểu tràng bên trái. Mỗi vùng 5 – 10 lần. Sau đó, dùng 2 ngón cái, ngón trỏ phối hợp đồng thời ấn day huyệt ngoại lao cung 100 lần.
Sau khi bấm huyệt xong người bệnh nên nằm duỗi thẳng tay và chân. Nắm các bàn tay và kéo nhẹ các cánh tay, hít một hơi thật sâu. Sau một lúc, người bệnh thả lỏng cánh tay, các bàn tay và từ từ thở ra bằng miệng, cơ thể hoàn toàn thư giãn.
Lưu ý: Phương pháp này được thực hiện bởi các thầy thuốc có chuyên môn nhằm đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Phương pháp này làm giảm triệu chứng tức thời, trường hợp bệnh nặng triệu chứng có thể tái phát. Người bệnh nên điều trị căn nguyên của bệnh để có hiệu quả lâu dài.
Mẹo dân gian chữa trị đau bụng đi ngoài
Chữa đau bụng đi ngoài bằng ổi xanh
Quả ổi xanh có chứa hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy khá hiệu quả (nếu dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Các bộ phận của cây ổi đều là những vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, cụ thể:
Cách 1: Khi bị đau bụng đi ngoài, lấy 5 – 7 búp ổi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2 – 3 lần.
Cách 2:
- Búp ổi 20g sao qua
- Vỏ quýt khô 10g
- Gừng nướng chín 10g
Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Cách 3:
- Búp ổi 20g
- Củ sả 16g
- Củ riềng 8g
Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống
Cách 4:
- Lá ổi 20g
- Vỏ quả bòng phơi khô 20g
- Lá chè tươi 10g
- Gừng tươi 2 lát
Sắc uống
Cách 5:
Quả ổi xanh ăn ngày 5 – 7 quả cũng nhanh chóng cầm được chứng tiêu chảy.
Lá mơ, lá trầu không
Đây là loại lá không còn xa lạ với người Việt, bên cạnh đó lá mơ, lá trầu không có tác dụng chữa đau bụng đi ngoài khá hiệu quả mà lại ít tốn kém. Đây là những loại lá nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, giải độc và sát khuẩn.
Để sử dụng, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món như trứng rán lá mơ, lá trầu không với vỏ cam làm trà.
Gừng tươi
Gừng tươi là gia vị dùng khá phổ biến trong chế biến món ăn, bên cạnh đó gừng có khả năng chữa nhiều bệnh khác nhau. Có tính cay nóng, vị ấm nên gừng dùng để chữa bệnh viêm như ho, cảm cúm, đau lưng, và cả đau bụng đi ngoài
Bạn có thể dùng gừng ăn tươi chấm muối hoặc dùng pha trà gừng để giảm bớt cơn đau. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng gừng như một loại túi chườm, xắt lát mỏng lên vùng bụng sẽ có cảm giác dễ chịu hơn.\
Các loại trà
Trà hoa cúc
- Trà hoa cúc: Hoa cúc có chứa chất tatin giúp hỗ trợ cân bằng axit trong dạ dày nên có khả năng ngăn ngừa đau bụng đi ngoài. Bạn có thể pha trà hoa cúc với lá bạc hà và uống thường xuyên mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Trà gạo rang: Gạo lứt rang riêng hoặc rang cùng cà rốt nấu với 2 lít nước để uống mỗi ngày có tác dụng chống mất nước, giảm đau bụng đi ngoài và tăng cường chất xơ cho cơ thể.
- Trà vỏ quýt: Vỏ quýt có chứa nhiều vitamin và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và cơ thể. Bạn rang khô vỏ quýt, có thể kèm theo gừng khô, gạo rang sắc uống giúp người bệnh giảm tình trạng mệt mỏi khi bị đau bụng đi ngoài.
Một số bài thuốc chữa đau bụng đi ngoài tại nhà
Trường hợp rối loạn tiêu hóa thông thường
Người bệnh có các triệu chứng:
- Đi tiêu nhiều lần
- Phân lổn nhổn, nhiều nước, màu vàng, mùi chua
Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa thông thường như do nhiễm lạnh, ăn quá nhiều hoặc ăn đồ lạnh. Trường hợp này, người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, kiêng ăn những đồ lạ và uống bài thuốc sau:
- Củ gấu (giã dập, sao vàng) 20g
- Búp ổi (sao vàng) 20g
- Vỏ quýt (sao thơm) 12g
- Củ sả (sao vàng) 12g
- Gừng tươi 8g
Cho vào ấm, đổ thêm 500 ml nước sắc kỹ, chắt lấy 200 ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày.
Trường hợp tiêu chảy cấp
Với các triệu chứng:
- Đi ngoài nhiều lần, lúc đầu ít phân, sau ra toàn nước như nước gạo
- Đau bụng
- Nôn mửa
- Cơ thể suy sụp nhanh chóng
Nghĩ ngay tới tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả, nguy hiểm và lây lan rất nhanh. Cần phải đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị và cách ly, đồng thời phải khử trùng, tiêu hủy mầm bệnh.Ở những nơi xa, trong khi chờ đưa đến bệnh viện có thể cho uống tạm bài thuốc sau:
- Hoắc hương 40g
- Hậu phác (sao thơm) 20g
- Trần bì (sao thơm) 20g
- Vỏ rụt (nam mộc hương) 20g
- Can khương 12g
Cho hết vào ấm cùng 600 ml nước sắc còn 200 ml chia uống 2 lần trong ngày.
Tiêu chảy do nhiễm độc, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thần kinh
Với các triệu chứng:
- Tiêu lỏng, có dấu hiệu mất nước rõ (môi khô, mắt trũng, lờ đờ)
- Sốt
- Người mệt mỏi, suy sụp
Phải nghĩ tới tiêu chảy do nhiễm độc, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thần kinh. Trường hợp này cũng phải đi khám, điều trị. Có thể cho uống bài thuốc sau:
- Sắn dây 30g
- Rau má 40g
- Bông mã đề 20g
- Cam thảo dây 12g
Rửa sạch các vị thuốc trên, giã dập, cắt nhỏ rồi cho 600 ml nước vào, sắc còn 200 ml chia uống 2 lần trong ngày.
Hội chứng hoại tử ruột
Với các triệu chứng:
- Đi tiêu nhiều lần
- Phân sền sệt, màu nâu, mùi thối khẳm
- Sốt vật vã
Phải nghĩ tới hội chứng hoại tử ruột, và phải đến bệnh viện để điều trị. Khi chờ đợi có thể cho uống bài thuốc:
- Bố chính sâm (sao gừng) 20g
- Sa nhân 16g
- Vỏ quýt 16g
- Củ mài 16g
- Gạo tẻ rang cháy 30g
- Can khương 16g
- Vỏ rụt 20g
Cho 600 ml nước vào sắc còn 200 ml, chia uống 2 lần trong ngày.
Xem thêm: Hướng dẫn chữa đau bụng đi ngoài tại nhà
Chế độ ăn uống cho người đau bụng đi ngoài
Đối với người bị đau bụng đi ngoài, chế độ ăn uống rất quan trọng. Người bệnh cần đặc biệt chú ý tới những thực phẩm sử dụng hàng ngày.
Nên ăn gì?
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Bị đau bụng đi ngoài nhiều lần khiến cơ thể bị mất nước. Do đó, cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường, tốt nhất nên uống nước đun sôi để nguôi, dung dịch như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm…
- Thực đơn cần bổ sung những thực phẩm giàu protein và vitamin cho cơ thể từ thịt gà nạc, thịt lợn nạc, khoai tây, cà rốt, một số loại trái cây ( đu đủ, xoài, hồng xiêm, táo, chuối…).
- Trẻ đang bú mẹ cần tăng số lần bú, cho trẻ ăn thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng…Chia nhỏ ra nhiều lần trong ngày, mỗi lần ăn từng ít một.
- Sữa chua là thực phẩm được khuyên nên sử dụng, các lợi khuẩn probiotic hiện diện trong sữa chua có thể khắc phục được những triệu chứng khó chịu ở đường ruột và giúp điều tiết phân lỏng.
Sữa chua là thực phẩm tốt cho người đau bụng đi ngoài
Ngoài ra, người bệnh nên ăn ngay sau khi chế biến để đảm bảo vệ sinh và giảm tình trạng bội nhiễm. Nếu sử dụng thực phẩm đã nấu sẵn cần đun lại. Tốt nhất nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hệ tiêu hóa không bị quá tải.
Cần kiêng gì?
- Tránh sử dụng những thực phẩm khó tiêu như ngũ cốc nguyên hạt ( các loại đậu, ngô….)
- Không ăn đồ tanh, thức ăn nhiều dầu mỡ…Thay vào đó nên chế biến thức ăn dạng hấp, luộc để giảm tải gánh nặng cho đường ruột và cải thiện đau bụng đi ngoài.
- Không nên sử dụng thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh…khi có hiện tượng đau bụng, đi ngoài, buồn nôn
- Các loại hải sản chứa nhiều chất gây dị ứng cũng như các kí sinh trùng gây bệnh nên hạn chế sử dụng
- Không ăn rau sống, giá đậu, các thực phẩm chứa nhiều chất xơ vì chúng kích thích cơ học đối với dạ dày, khiến đau bụng đi ngoài càng nghiêm trọng hơn.
- Các loại gia vị sinh hơi, có tính kích thích cần loại bỏ khỏi thực đơn như cải bông xanh, ớt, đậu hà lan, hành sống, tỏi sống…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa trừ sữa chua có thể khiến đi ngoài nặng hơn cần tránh sử dụng. Các thực phẩm chứa nhiều đường cũng nên hạn chế sử dụng.
- Không uống rượu, cà phê, đồ uống có ga, nước ngọt khi bị đi ngoài kéo dài, đau bụng.
Bên cạnh chế đọ ăn uống, người bệnh cần nghỉ ngơi thích hợp, chú ý giữ ấm cơ thể, không để vùng bụng bị lạnh hoặc cơ thể nhiễm lạnh. Sử dụng thuốc điều trị cần theo chỉ định của thầy thuốc.
Cách phòng đau bụng đi ngoài
Đau bụng đi ngoài là hiện tượng gặp khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày, ở mọi gia đình và mọi lứa tuổi. Dưới đây là một số cách phòng tránh đơn giản mà bạn có thể áp dụng:
- Tránh sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, cũ hỏng, hết hạn sử dụng
- Có thói quen sinh hoạt điều độ, ăn không quá no, nhai kĩ trước khi nuốt
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa vào bữa ăn hàng ngày
- Cần có bộ dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín riêng biệt. Ngoài ra, không nên mua thức ăn hay ăn uống trong những cửa hàng không sạch sẽ.
- Thực hiện ăn chín uống sôi và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Khi xung quanh có người mắc tiêu chảy nên cách ly. Những người mắc bệnh lỵ cần cách ly một tuần sau khi các triệu chứng biến mất, cần tiệt trùng dụng cụ ăn uống, phơi màn, chăn, quần áo.
Giải pháp nào cho người đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng
Với tình trạng đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng, người bệnh cần đi khám cụ thể để xem mức độ tổn thương niêm mạc đại tràng từ đó có biện pháp điều trị cụ thể.
Người bệnh có thể kết hợp với sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng
Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng
Dành cho các đối tượng:
- Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,…
- Người mắc bệnh Viêm đại tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa
- Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY
– Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY
Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng.
Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.
Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:
- Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
- Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính
- Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
- Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY
– Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY