Ấn vào bụng thấy đau: những dấu hiệu tưởng chừng không đơn giản

Đau bụng là triệu chứng thường gặp trong đời sống hàng ngày, biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Chúng ta thường gặp hiện tượng đơn lẻ hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau, sốt hay thậm chí là ấn vào bụng thấy đau…

Ấn tay vào bụng thấy đau - dấu hiệu đừng coi thường
Ấn tay vào bụng thấy đau – dấu hiệu đừng coi thường

Ấn vào bụng thấy đau là bệnh gì?

Đau bụng do rất nhiều nguyên nhân, với những dấu hiệu chung chung đại cương. Tuy nhiên, dấu hiệu ấn vào bụng thấy đau thì lại cảnh báo một số những bệnh lý nguy hiểm khác. Người bệnh cần hết sức lưu ý để được thăm khám và điều trị sớm

Ấn bụng thấy đau do đau bụng cấp

Phân chia vị trí của vùng đau để thuận lợi cho việc thăm khám và chẩn đoán bệnh. Để thuận lợi trong việc thăm khám và chẩn đoán, ta sẽ phân chia theo vị trí của vùng đau, vì tuỳ theo vị trí xuất phát của đau bụng ta sẽ có những gợi ý chẩn đoán khác nhau.

Vùng thượng vị và bụng trên

Ấn vào bụng thấy đau tại vùng thượng vị hay bụng trên có thể là dấu hiệu của 1 số bệnh cấp tính, hoặc tổn thương sau đây:

Thủng dạ dày gây ra hiện tượng
  • Đau dữ dội vùng thượng vị
  • Hiện tượng sốc, mạch nhanh, hốt hoảng, lo lắng, kèm theo một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn, bí đại tiện và trung tiện.
  • Khám bụng cứng như gỗ, không di động theo nhịp thở
  • Soi X-quang thấy hình liềm hơi trên gan và trên dạ dày
Cơn đau dạ dày cấp do loét hoặc viêm
  • Đau nhiều ở vùng thượng vị, có thể kèm theo nôn ra nước chua và thức ăn
  • Thành bụng co cứng và không mất vùng đục trước gan
  • Có những cơn đau theo chu kỳ, xuất hiện vào giờ nhất định và liên quan đến bữa ăn trong ngày, mùa nhất định.
Cơn đau dạ dày cấp do loét hoặc viêm
  • Đau nhiều ở vùng thượng vị, có thể kèm theo nôn ra nước chua và thức ăn
  • Thành bụng co cứng và không mất vùng đục trước gan
  • Có những cơn đau theo chu kỳ, xuất hiện vào giờ nhất định và liên quan đến bữa ăn trong ngày, mùa nhất định.
Rối loạn vận động túi mật và đường mật
  • Túi mật hoặc cơ tròn Lutchkens co bóp không đều, gây nên những cơn đau quặn gan điển hình tự hạ sườn phải lan lên vai phải.
  • Không sốt, không có hiện tượng vàng da và vàng mắt
  • Thường gặp ở đối tượng là trẻ em
  • Khi ấn nhẹ vào vùng túi mật tạo lại cơn đau
Cơn đau dạ dày trong bệnh tabét và giang mai thần kinh (giai đoạn III)
  • Đau dữ dội và đột ngột vùng thượng vị
  • Nôn rất nhiều
  • Cơn đau mất đi đột ngột như lúc nó bắt đầu diễn ra, ngoài đau bệnh nhân hoàn toàn bình thường
  • Bệnh rất hiếm gặp
Áp xe gan
  • Đau ở vùng gan lan sang ngực, không dám cử động mạnh và thở mạnh.
  • Cơ thể có dấu hiệu nhiễm khuẩn (sốt, mô khô, lưỡi bẩn, bạch cầu tăng…).
  • Khám thấy gan to và đau
  • Áp xe tiến triển vỡ vào ổ bụng, gây nên tình trạng viêm màng bụng cấp
Sỏi mật kèm theo là những triệu chứng
  • Cơn đau quặn gan điển hình
  • Sốt, vàng da
  • Bệnh gây biến chứng làm vỡ vào màng bụng gây viêm màng bụng
Viêm túi mật
  • Đau vùng túi mật lan lên vai kèm hội chứng nhiễm khuẩn
  • Khám và ấn vào điểm túi mật thấy đau
  • Viêm túi mật vỡ vào ổ bụng gây nên tình trạng viêm màng bụng hoặc mật ngấm qua vách túi mật gây nên tình trạng nhiễm mật màng bụng.
Giun chui ống mật
  • Đau đột ngột, dữ dội và lăn lộn, ở vùng thượng vị và hạ sườn phải khiến người bệnh phải nằm chổng mông hoặc dựng hai chân lên tường cho bớt đau.
  • Khám thấy điểm sườn lưng và mũi ức rất đau.
  • Tiền sử người bệnh có nhiều giun

Đau ở vùng hố chậu và bụng dưới

Viêm ruột thừa:

  • Hiện tượng đau âm ỉ ở vùng hố chậu phải.
  • Triệu chứng buồn nôn, nôn bí đại và trung tiện, có khi ỉa lỏng..
  • Khám ấn vào điểm ruột thừa Mac Burney rất đau, có khi có phản ứng thành bụng vùng hố chậu phải
  • Sốt, bạch cầu trong máu tăng
  • Thăm trực tràng hay âm đạo, thấy đau ở vùng túi cùng bên phải
Đau bụng dưới ở phụ nữ có thể là cơn đau bụng kinh

Đau bụng kinh: Đau xuất hiện ở vùng hạ vị hoặc hố chậu, cơn đau thường tương ứng với thời kỳ kinh nguyệt.

Viêm đại tràng cấp do amip: Thường đau ở hố chậu phải và trái, xuất hiện hội chứng kiết lị

Đọc thêm: Đau bụng khi đói là dấu hiệu bệnh gì?

Đau bụng ấn vào đau do đau bụng mạn tính

Lao ruột

Kèm theo bệnh là các triệu chứng sau đây:

  • Đau âm ỉ ở vùng hồi manh tràng (hố chậu phải)
  • Có hội chứng bán tắc ruột Koenig và rối loạn đại tiện
  • Dấu hiệu nhiễm lao ở các bộ phận khác
  • Xác định chính xác cần chụp Xquang đại tràng

Viêm đại tràng mạn tính

  • Đau quặn từng cơn dọc đại tràng, thường đau ở dưới hố chậu trái
  • Rối loạn đại tiện: Phân táo, lỏng, có máu hoặc nhầy mũi
Viêm đại tràng mãn tính biểu hiện rõ rệt khi ấn tay vào sẽ xuất hiện cơn đau
Viêm đại tràng mãn tính biểu hiện rõ rệt khi ấn tay vào sẽ xuất hiện cơn đau

Đại tràng co thắt hay còn gọi là Hội chứng ruột kích thích

  • Các cơn đau bụng bên trên hoặc dưới rốn, bên trái hoặc phải rốn nhưng thường đau, khó chịu ở phần trên rốn, lệch về bên trái
  • Đi ngoài phân không thành khuôn (thường có dấu hiệu đầu rắn đuôi nát), cảm giác đi ngoài chưa hết phân
  • Trướng bụng nhiều
  • Có thể sờ thấy những u cục nổi quanh vùng bụng
  • Mỗi khi lo lắng, căng thẳng, mất ngủ sẽ khiên các triệu chứng tăng nặng…

Nguyên nhân gây đau cứng bụng rất đa dạng, do đó cần phải được thăm khám kỹ lưỡng, phát hiện nhanh chóng và chữa trị kịp thời không hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là những cơn đau bụng cấp nội khoa.

Ấn vào bụng thấy đau là dấu hiệu nguy hiểm khi nào?

Đau bụng giữa: Khi đau ở vùng phía trên vùng bụng bạn rất có thể bị sỏi mật, cơn đau chuyển dần qua bên phải dưới xương sườn, đau hơn sau khi ăn. Nguyên nhân do ăn quá nhiều chất béo gây nên sự kết tinh giữa  cholesteron và dịch mật trong túi mật. Đau liên tục và kéo dài cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị

Ấn vào bụng dưới bên trái thấy đau: Nguyên nhân do các cơ quan trong bị tổn thương như ruột già, đường tiểu bị đau, phụ nữ có thể là tình trạng buồng trứng, tử cung bị đau, buồng trứng bị xoắn. Một số trường hợp, cơn đau bắt nguồn từ bụng hoặc khung xương chậu, thậm chí cả từ lưng.

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau: Có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa, do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn bởi các chất dịch nhầy hoặc thức ăn trong ruột làm tắc nghẽn lỗ thông. Xuất hiện các dấu hiệu đau nhức phía trên rốn, dùng tay ấn vào thấy đau, sốt nhẹ hoặc sưng vùng bụng cần đưa ngay tới bệnh viện.

Đau dưới xương ức: Nếu bạn đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị, dưới mũi xương ức thì đây là dấu hiệu của bệnh viêm tụy cấp. Nếu viêm tụy cấp do sỏi mật hay giun thì cơn đau thường xuất hiện đột ngột và nhanh đạt tới cường độ đau dữ dội chỉ trong vòng vài phút.

Đau bụng bên phải: Triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa, lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn bởi các chất dịch nhầy hoặc thức ăn làm ruột tắc nghẽn lỗ thông. Nếu xuất hiện các triệu chứng như đau phía trên rốn, dùng tay ấn vào thấy đau, sốt nhẹ hoặc sưng vùng bụng cần đưa ngay tới các trung tâm y tế.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thăm khám với bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường
Thăm khám với bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường

Đau bụng là triệu chứng khá phổ biến gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau. Đau bụng đôi khi chỉ là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa nhưng trong nhiều trường hợp là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm cần gặp bác sĩ gấp. Dưới đây là những dấu hiệu ấn tay vào bụng thấy đau cần gặp bác sĩ gấp:

  • Mức độ đau bụng tăng dần, đau người bệnh cảm thấy không thể chịu nổi
  • Đau bụng kèm theo tình trạng nôn mửa nhiều hoặc nôn ra máu
  • Đau bụng kèm hiện tượng sốt cao
  • Màng bụng bị kích thích, không thể sờ vào phần bụng.
  • Đau bụng khiến người bệnh phải ở tư thế khom lưng mới cảm thấy dễ chịu hơn
  • Người bệnh có kèm các triệu chứng như ra mồ hôi lạnh, tứ chi ướt lạnh, mặt xanh tái, mạch yếu, tụt huyết áp,…

Khi gặp phải tình trạng ấn vô bụng thấy đau hay ấn vào bụng dưới thấy đau người bệnh có thể uống một ít nước lọc, vắt chéo chân để giảm căng cơ bụng, không nên chườm nóng hoặc chườm lạnh, giữ tinh thần thoải mái và không nên tự ý mua thuốc giảm đau để điều trị. Khi tới bệnh viện, người bệnh cần cung cấp đủ thông tin cho bác sĩ như vị trí đau, thời gian đau, tiền sử bệnh lý nếu có.

trang-phuc-linh-plus

Tràng Phục Linh PLUS  là sản phẩm đầu tiên ở Việt Nam dành riêng cho người bị hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng co thắt. Tràng  Phục Linh Plus không những giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như đau bụng đi ngoài, trướng bụng sôi bụng… mà còn giúp giảm các cảm giác căng thẳng, stress gây kích thích đại tràng. Nên dùng từ 3 đến 6 tháng kết hợp với massage bụng đều đặn mỗi ngày để cho kết quả tốt nhất.

Hoài Nam_Trangphuclinh.vn

Cập nhật lúc: 15/12/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn 100% tiền nếu không hiệu quả sau 2 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1506 (miễn cước gọi ) để được hướng dẫn chi tiết.
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • duong đã bình luận

    07/01/2022 08:43

    Em bị đau bụng dưới, có làm sao không?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      11/11/2022 16:05

      Chào bạn! Đau bụng dưới của bạn có kèm theo dấu hiệu khác không? Bạn đi ngoài mấy lần/ngày, tính chất phân như thế nào? Bạn có bị chướng bụng không? ...[Xem thêm]
  • Thắm đã bình luận

    28/09/2019 20:21

    em chào ac ạ
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      30/09/2019 14:10

      Chào bạn! Bạn đang gặp vấn đề gì về đường tiêu hóa cần được tư vấn ạ ? Để được hỗ trợ nhanh bạn vui lòng để lại Số Điện ...[Xem thêm]
  • Linh đã bình luận

    15/09/2018 13:44

    Em bị đau bụng âm ỉ
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      18/09/2018 10:17

      Chào bạn Linh! Chuyên gia bên mình đã liên lạc với bạn nhưng bạn chưa máy. Đau bụng có rất nhiều nguyên nhân để được tư vấn cụ thể có thời ...[Xem thêm]
  • Thanh Chi đã bình luận

    27/08/2018 22:48

    Bạn e bị đau bụng giữa sau khi ăn từ chiều đến giờ, có dùng Tràng phục linh được không ạ?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      04/09/2018 14:18

      Chào chị Thanh Chi! Với trường hợp chị miêu tả rất có thể bạn chị gặp rối loạn tiêu hóa do ăn uống. Chị có thể cho bạn dùng Tràng ...[Xem thêm]
  • phong đã bình luận

    27/07/2018 07:00

    Tôi bị đau bụng kèm theo đi cầu nhiều lần, không biết có sao không bác sĩ, có dùng được Tràng Phục Linh không?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      02/08/2018 16:17

      Chào anh Phong! Với trường hợp đi cầu nhiều lần và đau bụng của anh có thể mình đang bị rối loạn tiêu hóa hoặc gặp một số bênh lý ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...