Đau bụng là hiện tượng gặp khá phổ biến ở hầu hết mọi người trong cuộc sống. Đau bụng đôi khi chỉ là dấu hiệu bình thường của rối loạn tiêu hóa nhưng nhiều trường hợp là dấu hiệu của những bệnh lý cần được khám và điều trị đúng cách. Đối với những cơn đau bụng nguy hiểm mọi người cần cảnh giác và có biện pháp xứ trí kịp thời.
Nguyên nhân gây đau bụng thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng, tuy nhiên đánh giá ở mực độ nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe thì chủ yếu:
- Ăn uống không tiêu sau khi ăn khiến bị đầy bụng, ợ chua
- Rối loạn tiêu hóa, các virus bất lợi trong dạ dày hoạt động
- Ngộ độc thức ăn hoặc do các chất độc tố không có lợi cho sức khỏe nói chung và ổ bụng nói riêng
- Do rượu bia, đồ uống có ga và các chất kích thích
- Trào ngược, xung huyết dạ dày, đau dạ dày ở người bệnh
- Biến chứng của ccác bệnh lý khác như viêm túi mật, viêm tá tràng, sỏi thận,…
- Do tắc ruột, quá trình hấp thu thức ăn kém, dạ dày co bóp nghiền nát thức ăn không hiệu quả
- Do viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…
- Các nguyên nhân khác,….
Hiện tượng đau bụng quanh rốn bất thường
Đau bụng quanh rốn cảnh bảo rất nhiều chứng bệnh, ở mỗi vị trí là triệu chứng của các bệnh khác nhau:
1. Đau bụng trên rốn
Nếu bạn đang bị đau bụng trên rốn có thể bạn đang mắc phải một trong các bệnh lý dưới đây:
Bệnh về dạ dày như viêm dạ dày cấp và mãn, viêm loét hành tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản thậm chí ung thư dạ dày
Bệnh về gan mật: Sỏi mật, giun chui ống mật, viêm túi mật cấp và mãn, áp xe gan, ung thư gan, viêm gan,…
Bệnh về đại tràng như túi thừa đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mãn, ung thư đại tràng, lồng ruột,…
Các bệnh lý khác như tắc mạch lách, lách to, ung thư tụy, viêm tụy cấp,…
2. Đau bụng dưới rốn
Đau bụng dưới rốn cần lưu ý tới các bệnh lý như sau:
Các bệnh lý sinh dục nữ: Viêm buồng trứng, u xơ tử cung, viêm phần phụ, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, u nang buồng trứng xoắn,…
Các bệnh lý về hệ tiết niệu: Sỏi niệu quản, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, sỏi bàng quang,…
Bệnh khác như viêm ruột thừa, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng sigma, đám quánh ruột thừa
3. Đau bụng ngang rốn
Cơn đau bụng dưới rốn xuất hiện cảnh báo người bệnh có thể gặp phải những chứng bệnh sau:
- Đang mắc bệnh tá tràng, dạ dày.
- Đau bụng do giun sán, nhiễm kí sinh trùng
4. Đau bụng bên phải ngang rốn
Nguy cơ bị sỏi thận, cơn đau quặn thận xuất hiện khiến người bệnh khó chịu và đau đớn
5. Đau bụng bên trái rốn
Đau bụng bên trái ngang rốn là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều chứng bệnh khác nhau như:
- Phổ biến nhất là bệnh phụ khoa gặp ở nữ giới
- Cơ thể bị nhiễm trùng
- Tình trạng rối loạn tiêu hóa
- Viêm loét đại tràng, viêm túi thừa, bệnh Crohn
Những cơn đau bụng nguy hiểm cần cẩn trọng
Những cơn đau bụng nguy hiểm người bệnh cần lưu ý vì có thể đó là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng:
- Đau bụng vùng trên rốn: Có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng rối loạn tá tràng, tụy hoặc túi mật
- Cơn đau bụng dưới rốn: Đau bụng dưới rốn và lan sang bên có thể cảnh báo hiện tượng rối loạn đại tràng. Với chị em phụ nữ, nhiều khả năng nếu có cơn đau bụng này là do viêm đường tiết niệu và viêm tiểu khung
- Đau bụng bên trái: Ít xuất hiện hơn nhưng nếu có những cơn đau này có thể bạn đang bị rối loạn đại tràng, dạ dày hoặc tụy
- Đau bụng bên phải: Đau bụng dữ dội trên bên phải thường liên quan tới viêm túi mật, các cơn đau có thể lan ra giữa bụng và xuyên ra sau lưng. Đôi khi viêm tụy hoặc tá tràng cũng có thể đau vùng này.
- Đau bụng dưới bên trái: Thường do rối loạn đại tràng xuống nơi phân được thải ra. Các rối loạn thường gặp có thể là viêm túi thừa hơạc viêm đại tràng, bệnh crohn hoặc viêm loét tá tràng.
- Đau bụng dưới bên phải: Dấu hiệu cảnh báo viêm đại tràng, một số trường hợp khác có thể nặng hơn là viêm ruột thừa
- Cơn đau bụng di chuyển: Cơn đau bụng di chuyển dọc theo đường dẫn truyền thần kinh sâu và đau ở các vị trí xa nơi gây bệnh. Một số trường hợp điển hình cho cơn đau này như đau do viêm túi mật và đau do rối loạn tụy.
Triệu chứng đau bụng kết hợp với việc đi ngoài phân không thành khuôn (thường đầu rắn, đuôi nát), cảm giác đi ngoài không hết phân, chướng bụng nhiều đồng thời có thể sờ thấy những u cục nổi quanh vùng bụng và mỗi khi người bệnh lo lắng, căng thẳng, mất ngủ sẽ khiến triệu chứng của bệnh nặng hơn….là dấu hiệu của viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích).
Phần lớn đau bụng không phải trường hợp nguy hiểm tuy nhiên không thể chủ quan với sức khỏe. Nếu người bệnh có các triệu chứng xấu đi như cơn đau nặng hơn, tái phát hoặc kéo dài, đau kèm theo thở gấp, xuất huyết, nôn hoặc sốt cần lập tức chuyển tới bệnh viện hoặc các trung tâm y tế gần nhất để phát hiện nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.
Cách xử trí khi gặp phải tình trạng đau bụng
Trường hợp đau nhẹ
Cần nghỉ ngơi tại nhà, uống một ít nước lọc và tránh ăn các thức ăn đặc. Nếu bị nôn, nhịn ăn trong 6 giờ sau đó ăn một ít thức ăn nhẹ. Tránh sử dụng chanh, thức ăn béo, thức ăn chiên xào, các sản phẩm có cà chua, cà phê, rượu và nước ngọt có ga. Nếu tình trạng xấu đi cần khám bệnh sớm
Với các trường hợp đau nặng, dồn dập
Cần khám bệnh ngay khi xuất hiện các triệu chứng:
- Đau đột ngột và dữ dội ở bụng
- Đau lan đến ngực, cổ và vai
- Nôn ra máu hoặc có máu trong phân (đặc biệt khi phân có màu nâu đen hoặc đen)
- Bụng cứng như tấm bảng, ấn đau
- Không đi tiêu được, đặc biệt khi kèm nôn
- Đầy hơi kéo dài hơn 2 ngày
- Tiêu chảy kéo dài hơn 5 ngày
- Khó chịu ở bụng lâu hơn 5 ngày
- Đau kèm theo sốt trên 38 độ C
- Tiểu lắt nhắt và cảm giác nóng buốt khi đi tiểu
- Đau vùng bả vai kèm buồn nôn
- Đau trong thai kỳ (hoặc nghi ngờ có thai); Biếng ăn kéo dài và sút cân không rõ nguyên nhân.
Có thể bạn quan tâm: Đau quặn bụng khi đói là biểu hiện của bệnh gì?
Lời khuyên thầy thuốc
- Nên chia nhỏ các bữa ăn, đảm bảo bữa ăn cân đối giữa các chất, đủ chất xơ, ăn nhiều rau củ quả. Cần giới hạn những thực phẩm sinh hơi nhiều
- Uống nước mỗi ngày
- Tập luyện thường xuyên
- Tránh các triệu chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản cần bỏ thuốc lá, giảm cân nếu cần thiết, ngưng ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ, cần duy trì tư thế ngồi thẳng ít nhất 30 phút sau khi ăn, nâng cao đầu giường.
Để tìm mua sản phẩm cho người bệnh viêm đại tràng, xem TẠI ĐÂY