Bật mí cách chữa tiêu chảy hiệu quả từ cây ổi

Cây ổi có khá nhiều công dụng đặc biệt là trong việc chữa trị một số bệnh lý. Theo kết quả của một số nghiên cứu, dịch chiết ra từ các bộ phận của cây ổi có khả năng kháng khuẩn và làm se niêm mạc và cầm đi tiêu lỏng.

Không thể xem thường tiêu chảy lâu ngày

Tiêu chảy làm cho nước và các chất điện giải đi ra khỏi cơ thể trước khi nó có thể được hấp thụ bởi ruột. Do đó, khi bị tiêu chảy lâu ngày dễ làm rối loạn nước và chất điện giải, dẫn đến mất nước, kali thấp, natri thấp và canxi thấp. Khi tiêu chảy nặng, nếu không kịp thời bổ sung nước, khiến dung lượng máu trong cơ thể giảm thấp dẫn đến choáng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Hầu hết các ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ em và người già có sức khỏe yếu là do tình trạng mất nước nghiêm trọng này.

Với trẻ em, tiêu chảy kéo dài còn ảnh hưởng tới sự hấp thu chất dinh dưỡng khiến trẻ gầy gò, da nhăn nheo, không còn độ nẩy, sức đề kháng giảm, dễ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Dùng thuốc tây nhiều – lợi bất cập hại

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm của Tân dược giúp điều trị tức thời tiêu chảy. Các sản phẩm này đáp ứng được nhu cầu cấp tốc cho người dùng bởi tác dụng kích thích nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài các sản phẩm Tân dược lại không an toàn vì nhiều tác dụng phụ như: gây táo bón, buồn nôn, khô miệng, chướng bụng, tắc liệt ruột (do giảm nhu động ruột, tăng trương lực cơ vòng co thắt hậu môn quá mức); gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi (do tác động lên hệ thần kinh). Nhiều trường hợp còn có triệu chứng nặng hơn do cơ chế giữ phân lại lâu trong ruột của thuốc…

Ngoài ra, thuốc tân dược còn hạn chế người dùng: Không dùng cho phụ nữ có thai, người nhu động ruột giảm sút, chướng bụng; trẻ em dưới 6 tuổi; thận trọng khi dùng cho người viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan. Bởi vậy, việc điều trị tiêu chảy dài ngày bằng các bài thuốc quý tự nhiên là sự lựa chọn an toàn và hàng đầu đối với các bệnh nhân.

Đặc điểm cây ổi

Tên gọi khác: Ủi, thu quả, phiên thạch lựu, phiên đào thụ, kê thỉ quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt, phan quỷ tử… tên khoa học là Psidium guyjava L., thuộc họ Sim (Myrtaceae).

Thành phần hóa học:

  • Quả và lá đều chứa sitosterol, quereetin, guaijaverin, leucocyanidin và avicularin; lá còn có volatile oil, eugenol. Quả chín chứa nhiều vitamin C và các polysaccharide như: fructose, xylose, glucose, rhamnose, galactose…;
  • Rễ có chứa arjunolic acid; vỏ rễ chứa tanin và organic acid.

Theo các nhà khoa học, nếu thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu và hạ huyết áp (nhất là loại ổi da sần và ruột màu đỏ).

Quả ổi xanh có chứa hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Ngoài ra, ổi xanh còn có tác dụng giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy. Dùng thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Đọc trước: Tiêu chảy nhiều lần trong ngày là do đâu?

Công dụng chữa tiêu chảy từ cây ổi

Trong dân gian, lá ổi là loại thảo dược rất công hiệu trong việc trị tiêu chảy cho cả người lớn và trẻ em. Nếu dùng tươi thì chọn lá ổi non (búp ổi, chồi ổi) còn lông tơ, nam thì dùng 7 lá, nữ 9 lá, nhai với ít muối rồi nuốt, sau 15 phút sẽ ngưng tiêu chảy. Nếu sắc thuốc uống thì chọn lá ổi già, sao vàng rồi sắc với nước, sắc đến khi nước ổi đặc lại thì nhắc xuống, để nguội  và uống như trà.

Lá ổi có tác dụng đặc biệt như vậy là do dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm se niêm mạc và cầm đi lỏng. Chất flavonoid loại quercetin trong lá ổi có hoạt tính trên sự bài tiết acetylcholin trong ruột, kích thích cơ trơn ruột giúp giảm những cơn đau bụng do cơ trơn của ruột co thắt.

Hơn nữa, lá ổi còn tác động vào sự tái hấp thu nước trong ruột. Các lectin trong lá ổi có thể gắn vào E. coli (vi khuẩn thường gây ra tiêu chảy ), ngăn chặn vi khuẩn hấp thu vào vách trong của ruột và do đó ngăn ngừa được sự nhiễm trùng ruột…

Cách chữa tiêu chảy bằng cây ổi

Hiện tượng tiêu chảy do ăn phải một số thức ăn bị ôi thiu, thức ăn sống lạnh,… Các biểu hiện thường gặp như:

  • Bụng căng đầy hơi
  • Đau bụng cuộn lên từng cơn
  • Sau đó tiêu chảy nhiều lần, cơ thể mất nước, rối loạn điện giải
  • Mạch nhỏ nhanh, huyết áp tụt.

Các bộ phận của cây ổi đều là những vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh khá tốt. Dùng một trong các phương thuốc từ ổi:

Bài 1

  • Lá ổi 20g
  • Lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g
  • Lá khổ sâm 20g
  • Củ riềng 12g
  • Sinh khương 10g
  • Lá lốt 12g

Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.

Bài 2

  • Búp ổi 20g sao qua
  • Vỏ quýt khô 10g
  • Gừng nướng chín 10g

Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Hoặc

  • Búp ổi 20g
  • Củ sả 16g
  • Củ riềng 8g

Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.

Bài 3

  • Lấy lá ổi 20g phối hợp với vỏ quả bòng 20g, phơi khô
  • Lá chè tươi 10g
  • Gừng tươi 2 lát

Sắc uống.

Uống nước lá ổi có bị táo bón không?

Bài 4

  • Dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng
  • Lá chè tươi 15g sao vàng
  • Nụ sim 10g
  • Trần bì 10g
  • Củ sắn dây 10g sao vàng

Tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn.

Bài 5: Dùng khi tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu

  • Dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g
  • Ngải cứu khô 40g

Sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. Dùng đến khi khỏi.

Một số tác dụng khác của ổi

  • Để giảm đau nhức răng do sâu răng: Dùng vỏ rễ cây ổi sắc với một ít dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
  • Trị mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp. Làm nhiều lần trong ngày.
  • Trị bầm tím do ngã (không có trầy xước da): Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Làm nhiều lần trong ngày.
  • Trị rôm sảy, mẩn ngứa: Dùng một nắm lá ổi nấu nước tắm hàng ngày đến khi khỏi.
  • Chữa ho, sốt, viêm họng: lá ổi non 20 – 40g phơi khô, sắc uống.
  • Chữa vết thương do chấn thương hoặc trùng, thú cắn: búp ổi non nhai nát, đấp vào vết thương.

Lưu ý: Bạn không dùng cho những người đang bị táo bón, vì sẽ làm tình trạng táo bón trở nên nặng hơn. Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy nên kiêng mỡ và chất tanh, không ăn đồ sống lạnh.

 

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn 100% tiền nếu không hiệu quả sau 2 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1506 (miễn cước gọi ) để được hướng dẫn chi tiết.
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...