Rối loạn tiêu hóa ở bà bầu là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm hoặc đơn giản chỉ là cách cơ thể phản ứng lại với chế độ ăn uống không phù hợp, dùng thuốc không đúng cách… Dưới đây là một số rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu và cách điều trị.
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa bà bầu
1. Táo bón
Đây là tình trạng gặp ở phần lớn thai phụ, nguyên nhân chủ yếu chính là do sự thay đổi nồng độ hormone, làm tăng nồng độ progesterone, làm giảm nhu động ruột. Ruột tiêu hóa thức ăn chậm lại dẫn đến táo bón.
Bà bầu thường xuyên bổ sung sắt hàng ngày để chống thiếu máu cũng là nguyên nhân dẫn tới táo bón. Hoặc do thai nhi chèn ép lên các cơ quan nội tạng gây nên tình trạng táo bón. Tuy nhiên trường hợp này thường chỉ xảy ra vào những ngày cuối thai kỳ.
2. Tiêu chảy
Thời thời kỳ thai nghén, cơ thể phụ nữ khá nhạy cảm với vi khuẩn, vi rút và các loại thức ăn, uống nhiễm khuẩn, cơ thể không dung nạp được latose trong sữa, hay táo bón nhiều làm rối loạn nhu động ruột cũng gây ra tiêu chảy.
Tiêu chảy khá nguy hiểm đặc biệt là gây ra mất nước và rối loạn điện giải. Do đó, các bà bầu cần lưu ý trường hợp này.
Nếu có kèm theo các triệu chứng như: Ói mửa, buồn nôn, nôn và các triệu chứng mất nước như khô mắt, khô miệng, nước tiểu ít, có màu vàng đậm, tinh thần mệt mỏi , đau đầu hoặc chóng mặt…. thì cần nghĩ ngay đến việc rối loạn điện giải và lập tức đến cơ sở y tế để điều trị.
3. Buồn nôn – Nôn
Vào những tháng đầu của thai kỳ cơ thể biến chuyển rõ rệt và sản sinh ra rất nhiều progestetorn sẽ gây ra cảm giác buồn nôn – nôn. Đây là hiện tượng thường gặp, phụ thuộc nhiều vào cơ địa của từng người và sẽ sớm qua đi khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai.
Nhưng ói mửa làm bạn mệt mỏi và mất sức thì cần liên hệ với bác sĩ để có những hướng dẫn phù hợp.
Lưu ý, ói nặng nề đồng thời đi kèm với việc chảy máu âm đạo, chóng mặt, đau thắt vùng bụng dưới… thì có thể là triệu chứng của sảy thai, các vấn đề về nhau thai hoặc một bệnh nguy hiểm nào đó. Do đó cần đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.
4. Ợ hơi, khó tiêu…
Hormone progesterone tăng cũng làm giảm sự vận động các van nối thực quản với dạ dày gây cảm giác khó chịu: ợ hơi, cháy họng, trào ngược…. khi thức ăn và axit dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Chữa rối loạn tiêu hóa ở bà bầu như thế nào?
Ăn các thức ăn nhiều chất xơ như bưởi, cam, rau quả, ngũ cốc, để kích thích hệ vi khuẩn đường ruột
Uống nhiều nước mỗi ngày và tránh các thức uống có tính kích thích như: Rượu bia, cà phê, sô đa…
Thể dục thể thao và đi lại nhẹ nhàng là một cách giúp nhanh chóng khắc phục tình trạng táo bón trong mang thai.
Nếu có hiện tượng tiêu chảy cần kiểm soát hiện tượng điện giải gây ra. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống điều độ và kiểm soát thành phần thức ăn cũng là việc nên làm cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ổn định.
Nên ăn chậm, nhai lỹ, uống nhiều nước, chia thành các bữa nhỏ trong ngày đồng thời hạn chế tối đa việc ăn dầu mỡ, đồ chiên rán để tránh đầy bụng, ợ hơi…
Nằm ngủ với tư thế lưng và đầu được kê cao hơn một chút, tư thế này sẽ giúp axit trong dạ dày không thể trào ngược lên trên được.
Thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu
Chuối
Khi mang thai bà bầu thường dễ bị táo bón do tác động của thai nhi lên hệ tiêu hóa. Nồng độ progesterone ở thai phụ tăng lên, làm giảm trương lực cơ trơn dẫn đến thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột non kéo dài làm cho mẹ bầu dễ bị táo bón hơn.
Chuối là thực phẩm giàu chất xơ, có tác dụng nhuận tràng nên rất tốt cho hệ tiêu hóa đặc biệt chứng táo bón của bà bầu.
Uống đủ nước
Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể hàng ngày để làm loãng thức ăn, dễ di chuyển trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là đối với bà bầu. Bên cạnh đó, một số vitamin, chất khoáng trong thực phẩm chỉ hòa tan trong nước; chính vì thế, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể hấp thụ các loại vitamin và khoáng chất một cách hiệu quả nhất.
Đỗ đen
Trong đậu đen giàu kali, giúp kiểm soát được lưu lượng máu trong cơ thể. Đồng thời nó còn giàu chất xơ, giúp chống lại nhiều biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như táo bón. Cháo đỗ đen hoặc chè đỗ đen vào ngày hè rất tốt cho bà bầu.
Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Bà bầu uống Tràng Phục Linh được không vậy chuyên gia?