Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 35 tuổi. Tôi được bác sĩ chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích. Tôi không biết thế nào là bệnh hội chứng ruột kích thích và mắc mắc hội chứng này cần chữa trị như thế nào? Có chế độ kiếng cữ ăn uống ra sao? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi và cho tôi lời khuyên. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phùng Thế Kiên ( Nam Định)
Mục lục
Trả lời:
Bạn Kiên thân mến! cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi đến trangphuclinh.vn. Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi xin cung gửi đến bạn một số thông tin về hội chứng ruột kích thích để bạn hiểu thêm về bệnh của mình.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, rối loạn chức năng đại tràng, bệnh đại tràng chức năng… là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tiêu hóa. Khi mắc HCRKT, người bệnh bị hành hạ bằng những cơn đau bụng khủng khiếp bất cứ lúc nào.
Thống kê và nghiên cứu cho thấy hội chứng ruột kích thích (IBS) ảnh hưởng hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Hội chứng ruột kích thích là các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột. Nữ giới bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới. Cứ 2-3 nữ giới mắc hội chứng ruột kích thích ibs thì có 1 nam giới bị mắc chứng bệnh này.
Các thể của hội chứng ruột kích thích
- Thể táo bón: (IBS-C): Đi tiêu <3 lần/ tuần, phân cứng, phải gắng sức rặn.
- Thể tiêu chảy: (IBS-D): Đi tiêu >3 lần/ngày, phân nhão hoặc nhiều nuớc, không nín đuợc khi muốn đi tiêu.
- Thể hỗn hợp: (IBS-M): Vừa táo bón vừa tiêu chảy.
- Thể không phân loại được: Bất thuờng phân không đủ đáp ứng các tiêu chuẩn trên.
Thủ phạm gây bệnh hội chứng ruột kích thích
Theo ước tính, trên thế giới có đến khoảng 20 % dân số mắc phải hội chứng này. Ở nước ta, có đến 30 – 40% bệnh nhân bị mắc hội chứng này, trong đó tỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp 4 lần nam và thường gặp ở lứa tuổi thanh niên. Thủ phạm gây ra bệnh:
- Thực phẩm: Ăn phải một số loại thực phẩm nhiễm khuẩn, thực phẩm có vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ amíp gây ra viêm đường ruột. Sử dụng thực phẩm không hợp với đường ruột: những thức ăn cay, nóng, quá nhiều dầu mỡ, bia rượu, chất kích thích, café….
- Dùng thuốc kháng sinh: Khi dùng thuốc kháng sinh đường ruột quá nhiều gây loạn khuẩn nên gây ra tình trạng phân sống, phân lỏng nát hoặc táo bón khó tiêu…
- Tâm lý không ổn định: Hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích, có thể thấy các dấu hiệu và triệu chứng nặng hơn hoặc thường xuyên hơn trong các sự kiện căng thẳng, như một sự thay đổi trong thói quen hàng ngày. Trong khi căng thẳng có thể làm nặng thêm các triệu chứng, nhưng nó không gây ra chúng.
- Yếu tố kích thích tố: Bởi vì tỉ lệ phụ nữ có hội chứng ruột kích thích nhiều gắp đôi nam giới, nhà nghiên cứu tin rằng những thay đổi nội tiết đóng một vai trò trong tình trạng này. Nhiều phụ nữ thấy các dấu hiệu và triệu chứng tồi tệ hơn trong hoặc xung quanh thời kỳ kinh nguyệt, điển hình là những cơn đau bụng kinh dữ dội. Tuy nhiên, ở trường hợp bị kích thích này phụ nữ áp dụng các cách làm giảm đau bụng kinh sẽ giúp cơn đau dịu hơn và bệnh tự hết sau kinh kết thúc kỳ kinh.
Bệnh tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Triệu chứng và phân loại
Đối với mỗi trường hợp các triệu chứng thay đổi khác nhau theo thời gian. Mỗi triệu chứng có thể gặp riêng lẻ trong các triệu chứng rối loạn ruột khác.
Trong các triệu chứng người ta phân ra làm nhiều loại khác nhau:
1. Triệu chứng về tiêu hóa
Đau bụng hoặc bụng khó chịu là triệu chứng chủ yếu, đau tăng lên khiến bệnh nhân phải thức giấc khi đang ngủ, làm cơ thể cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và khó chịu. Đau và khó chịu giảm bớt khi đại tiện và trung tiện, tăng khi bị táo bón
Chướng bụng thường gặp ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích, thường ít gặp lúc mới ngủ dậy nhưng tăng dần lên trong ngày.
Rối loạn chuyển vận ruột: Thay đổi số lần đi cầu và hình dạng phân, ảnh hưởng đến cách thức đi ngoài như mót rặn, đau nhẹ hậu môn, són phân…
2. Triệu chứng tiêu hóa ở cao
Bao gồm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, nóng ở thượng vị, buồn nôn, khó nuốt, cảm giác có cục vướng ở họng…
3. Các dấu hiệu không phải tiêu hóa phối hợp
Đái khó, rối loạn về phụ khoa, đau nhức đầu, đau lưng, mệt mỏi, khó ngủ, đau cơ. Cảm giác mệt mỏi hay gặp nhất và gây ra trở ngại trong cuộc sống đối với người bệnh.
Người bệnh còn có trạng thái lo âu, suy sụp. Ngoài ra là tình trạng táo bón, tiêu chảy không liên tục, kéo dài có bệnh nhân còn bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ.
Nếu bạn quan tâm: Bệnh đại tràng co thắt có nguy hiểm không
Phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Xét nghiệm
- Xét nghiệm phân: Tìm máu ẩn trong phân, ký sinh trùng
- Xét nghiệm máu: để tầm soát thiếu máu và viêm nhiễm đồng thời xét nghiệm chuyển hóa để đánh giá toàn diện các rối loạn chuyển hóa và loại trừ tình trạng mất nước/điện giải ở bệnh nhân tiêu chảy.
- Xét nghiệm vi sinh, kiểm tra phân tìm các vi sinh vật gây bệnh đường ruột, tìm bạch cầu, tìm độc tố Clostridium difficile.
Siêu âm ổ bụng: Có thể phát hiện khối u bụng, dấu hiệu xâm lấn
X quang: Chụp cắt lớp vi tính (CT bụng) cộng hưởng từ
Nội soi (cho kết quả chính xác nhất): Nội soi đại tràng rất quan trọng có thể loại trừ polyp hoặc ung thư, viêm đại tràng
Điều trị hội chứng ruột kích thích
Sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích
- Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid (inodium) là một opioid, không qua hàng rào máu não, làm giảm nhu động ruột. Viên 2mg, 1-2viên x 2-3 lần/ngày.
- Diphenoxylate (diarsed), viên có chứa diphenoxylate và atropine, điều trị tăng vận động ruột.
- Thuốc chống táo bón: Forlax gói 10g. Cisapride cũng có khả năng làm tăng vận động chuyển ruột.
- Thuốc chống đau: Nếu đau là triệu chứng nổi trội thì có thể dùng các thuốc chống co thắt, kháng cholin, các thuốc chống trầm cảm, an thần, các thuốc ức chế kênh calci, các thuốc điều chỉnh ngưỡng đau.
- Đau sau ăn: dicyclomine, dicycloverine (kremil-S);
- Chống co thắt uống spasmaverine;
- Thuốc kháng cholinergic; pinaverium (dicetel),
- Thuốc đối kháng Ca ở dạ dày – ruột, trimebutine (debridat); nospa viên; mebeverine (dupastaline), một dẫn chất của papaverine.
Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng chế độ ăn hằng ngày
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích đến nay vẫn chưa xác định chính xác được nên việc điều trị chủ yếu tập trung vào việc giảm bớt các triệu chứng để có cuộc sống bình thường hơn
Kiểm soát được các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích bằng cách quản lý căng thẳng và thay đổi chế độ ăn lối sống lành mạnh. Bạn có thể thực hiện theo một số gợi ý dưới đây:
- Bổ sung chất xơ: Việc bổ sung chất xơ, như psyllium (Metamucil) hoặc methylcellulose (Citrucel) với chất lỏng có thể giúp kiểm soát táo bón. Do đó nên thử nghiệm từ từ các chất xơ, ví dụ như về các loại thực phẩm có chứa chất xơ là ngũ cốc, trái cây, rau, đậu.
- Loại bỏ khí các loại thực phẩm cao: Nếu có đầy hơi khó chịu hoặc đánh hơi một lượng đáng kể khí, người bệnh nên tránh các hạng mục như đồ uống có ga, xà lách, trái cây tươi và rau quả, đặc biệt là bắp cải, bông cải xanh và súp lơ.
- Tránh xa chất kích thích như rượu, bia…làm cho triệu chứng trở nên nặng hơn
- Hạn chế sử dụng thường xuyên café, thức ăn sinh hơi, nhiều gia vị.
- Không nên dung nạp các sản phẩm từ sữa quá nhiều, nên thử nghiệm sữa chua thay cho sữa
- Uống nhiều nước vì nước là tốt nhất, giúp thanh lọc các chất độc trong cơ thể
Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích giúp đường ruột phục hồi
Chế độ sinh hoạt khoa học giúp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích
Ngoài ra cần có phong cách sống lành mạnh giúp tránh hội chứng ruột kích thích một cách hiệu quả:
- Ăn uống đúng giờ, nếu bị tiêu chảy nên ăn nhiều bữa nhỏ, táo bón nên ăn bổ sung chất xơ
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe giảm căng thẳng, trầm cảm
- Ngoài ra còn sử dụng một số liệu pháp thay thế thuốc như châm cứu, thôi miên, dùng các loại thảo mộc, tập yoga, thiền…
- Hoạt động thể chất hàng ngày tăng cường sức khỏe, sức đề kháng
- Thực hiện các biện pháp điều hòa tâm lý như massage, bấm huyệt, thiền… để giảm stress, căng thẳng mệt mỏi.
Nếu bạn quan tâm: Chữa hội chứng ruột kích thích theo phương pháp Đông Y
Sử dụng Tràng Phục Linh Plus giúp ngăn ngừa bệnh hội chứng ruột kích thích
Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng.
Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.
Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:
- Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
- Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính
- Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
- Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện
Rất nhiều người bị đại tràng co thắt nhiều năm, sử dụng nhiều biện pháp khác nhau không khỏi, nhưng sau khi uống Tràng Phục Linh Plus đã thấy triệu chứng của bệnh được cải thiện rõ rệt, bớt đau bụng, giảm số lần đi vệ sinh trong ngày, giảm rối loạn tiêu hóa…
Bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để đặt câu hỏi và được các chuyên gia tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh. Trước khi tiến hành điều trị bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để quá trình điều trị có kết quả tốt nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Tôi có các triệu chứng đau bụng đi cầu gầ 2 tháng, tiêu chảy xà xà, mỗi lần ăn vao là đi liền, đi rồi muốn tiếp tục đi nữa, đi khám nội soi không có triệu chúng bất thuòng gì, nhung bác sĩ cho uống thuốc nhu cầm chảy, men tiêu hóa mà không thuyên giảm gì cả, tốn kém. Không con cách nao khác tôi mua Tràng Phục Linh plus uống đươc khoảng nửa họp thấy thuyên giảm, hiện nay tình trạng benh đã bớt, tôi vẫn đang di trì ngày 2 viên sáng, chiều, và choi thể thao. TÔI CẢM ƠN TRÀNG PHUC LINH PLUS NHIỀU LẮM,
Chào bạn Nguyễn Hữu Hậu!
Bệnh của bạn đã ổn định là tốt rồi, hiện bạn vẫn nên duy trì uống Tràng Phục Linh Plus và có chế độ ăn uống hợp lý để bệnh ổn định lâu dài nhé.
Tôi bị các triệu chứng như đi ngoài xong thì mót rặn đau bụng, phân không thành khuân, thường đi 3-4 lần vào tối và đêm xog thì mới hết. Đi khám được chẩn đoán là bị Hội chứng ruột kích thích. Cho tôi hỏi có thể dùng Tràng Phục Linh kèm với thuốc tây do Bác sĩ kê không? Tư vấn giúp tôi.
Chào anh Thắng!
Với những thông tin anh cung cấp, anh có biểu hiện của Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là Đại tràng co thắt anh nhé! Nguyên nhân chủ yếu do hệ thần kinh đại tràng nhạy cảm quá mức gây ra các rối loạn chức năng đại tràng. Người bệnh sẽ có các triệu chứng rối loạn về tiêu hóa như sôi bụng, đầy bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, ngay sau khi ăn…và khi bệnh nhân lo lắng căng thẳng, tiếp xúc với đồ ăn lạ hay các chất kích thích thì các triệu chứng có thể tăng nặng thêm.
Trường hợp này, anh nên sử dụng Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) chứa thành phần 5-HTP giúp ổn định hệ thần kinh đại tràng, giảm tính nhạy cảm của đại tràng, từ đó giúp bệnh ổn định và hạn chế tái phát anh nhé! Bên cạnh dùng Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) anh vẫn có thể dùng thuốc tây theo đơn của Bác sĩ.
Cần thêm thông tin tư vấn anh vui lòng gọi lên tổng đài 1800.1506 (miễn cước cuộc gọi) trong giờ hành chính để được hỗ trợ.
Chúc anh sức khỏe!
Mình bị HCRKT cảm thấy khổ khi cơn đau co thắt mua thử Tràng Phục Linh plus uông nếu đỡ sẽ ôm thuốc đó cả đời luôn
Mình bị hội chứng ruột kích thích nhưng không tiêu chảy hay táo bón mà chỉ bị đầy hơi, chướng bụng, không trung tiện được thì dùng tràng phục linh có hiệu quả không?
Chào bạn!
Triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, không trung tiện được mà bạn gặp phải là do tình trạng rối loạn động nhu động ruột đó bạn ah. Với hội chứng ruột kích thích thì bạn có thể sử dụng sản phẩm Tràng phục linh PLus (nhãn đỏ) bạn nhé! Sản phẩm sẽ giúp điều hòa nhu động ruột và làm giảm các triệu chứng mà bạn đang gặp phải bạn nhé! Bạn cũng có thể xoa bụng đều quanh rốn theo chiều kim đồng hồ để kích thích trung tiện, giúp giảm chướng bụng, đầy hơi đó bạn ah.
Trường hợp cần được tư vấn thêm bạn có thể gọi tới số 1800 1506 (miễn cước gọi) trong giờ hành chính bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!