Phần lớn các trường hợp bụng phình to, căng cứng khó thở do rối loạn tiêu hóa, tuy không nguy hiểm nhưng gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nhưng một số trường hợp là dấu hiệu của các bệnh lý mạn tính như đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày thực quản…. Tùy vào từng đối tượng, nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nặng nhẹ mà có biện pháp xử lý đúng cách. Vậy bụng phình to, căng cứng là bệnh gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay dưới đây
Mục lục
Bụng đầy hơi là gì?
Bụng đầy hơi là hiện tượng lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa, nguyên nhân là do sự rối loạn lên men của vi sinh vật mà chủ yếu là các họ vi khuẩn đường ruột. Khi đó bụng bị chướng to, căng tức, khó thở, cảm giác no sau mỗi khi ăn mặc dù ăn ít. Chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống do sự dư thừa khí mà cơ thể tự sản sinh ra.
Mỗi khi chúng ta ăn uống hoặc nuốt nước bọt chúng ta nuốt phải một lượng không khí nhỏ vào trong đường tiêu hóa. Lượng khí này được tích tụ ở trong ruột và khí chủ yếu là khí nitơ và oxy. Ngoài ra khí còn sinh ra khi hệ tiêu hóa làm việc tiêu hóa thức ăn, khí phát triển chủ yếu ở dưới dạng hydro, metan, carbon dioxide được giải phóng . Khí tích tụ trong cơ thể nếu không loại bỏ nó qua đường miệng bằng cách ợ hơi hoặc qua đường hậu môn khiến bạn cảm thấy rất khó chịu
Triệu chứng chướng bụng, đầy hơi khó thở
Hơi sinh ra trong quá trình chuyển hóa thức ăn không ra ngoài theo đường hậu môn nên khiến bụng bị đầy hơi. Khi đó hoi đi ngược lên thực quản do cơ thực quản bị giãn ra và ra ngoài bằng đường miệng bởi triệu chứng ợ. Một số những triệu chứng chính là:
- Đầy hơi khó tiêu, trướng bụng, ậm ạch khó chịu.
- Người có hội chứng dạ dày thì ngoài đầy hơi, trướng bụng còn có ợ hơi, ợ chua, đau bụng âm ỉ có lúc buồn nôn hoặc nôn, phân lúc lỏng, lúc đặc hoặc có khi táo bón.
- Bụng trướng, gõ rất trong và trung tiện nhiều lần
Nguyên nhân gây ra bụng căng tức, khó chịu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng căng tức bụng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Mất cân đối thức ăn
Mất cân đối thức ăn là nguyên nhân chủ yếu khiến bụng bị đầy hơi. Bữa ăn ngon miệng luôn là mong muốn của mỗi chúng ta, nhưng ăn uống thế nào cho khoa học thì không phải ai cũng biết. Một số thực phẩm mà khi sử dụng quá nhiều gây ra hiện tượng bụng đầy hơi như:
- Thức ăn giàu tinh bột (ngũ cốc): Khi cung cấo quá nhìu thực phẩm dạng này, cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa hết thức ăn
- Ăn nhiều chất xơ, các món xào rán nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn có nhiều gia vị
- Một số thức ăn hay gia vị khi ăn vào dạ dày tạo nên một phản xạ gây co thắt lỗ thực quản dưới dễ gây nên ợ hơi (hành, tỏi…)
- Sử dụng quá nhiều chất kích thích cà phê, rượu, bia, thuốc lá…hoặc đồ uống có gas.
Thói quen ăn uống
- Ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng
- Ăn xong đã vội đi nằm nghỉ ngay.
- Ăn uống không đúng giờ
- Một số người đặc biệt trẻ em vừa ăn uống vừa xem phim nên nuốt nhiều không khí gây bụng căng tức khó chịu
Bệnh về tiêu hóa
Rối loạn đường tiêu hóa:
- Độc tố từ các loại thức ăn, loạn khuẩn đường ruột, dư acid dịch vị, nhiễm Helicobacter Pylori một loại vi khuẩn gây loét dạ dày- tá tràng.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, stress gây giảm tiết các men tiêu hóa, giảm nhu động đường tiêu hóa.
- Một số trẻ do khả năng dung nạp lactose (có nhiều trong sữa) kém
Một số bệnh đường tiêu hóa ảnh hưởng đến khả năng co bóp tống đẩy thức ăn như viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày-tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày.
Ngoài ra một số bệnh như bệnh tuyến tụy tạng, viêm đại tràng co thắt, táo bón, rối loạn hệ thống vi khuẩn chính trong đường ruột..làm thức ăn không tiêu hóa được dẫn đến tình trạng bụng đầy hơi tức bụng.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của hệ tiêu hóa như thuốc dùng trong bệnh suy tuyến giáp trạng, thuốc chữa bệnh tăng huyết áp hoặc thuốc chữa bệnh trầm cảm
Các loại thuốc như kháng sinh, giảm đau , kháng viêm, tiểu đường, huyết áp, thuốc tránh thai…cũng gây ra hiện tượng đầy bụng, chướng hơi.
Yếu tố khác
Rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm gây cho việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hoặc do rối loạn bài tiết dịch mật (viêm, tắc đường dẫn mật…).
Rối loạn hấp thu: Trẻ em những trường hợp đau bụng không tìm thấy nguyên nhân khác thì có tới 40% là do rối loạn hấp thu sữa.
Các bệnh thuộc về hệ thống tâm thần – thần kinh: Người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, bị stress cũng có thể gây chướng bụng đầy hơi
☛ Tìm hiểu thêm: Chướng bụng đầy hơi khó tiêu – Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả
Điểm danh những thực phẩm gây ra nhiều khí hơn
Có một số loại thực phẩm khi dung nạp vào cơ thể có thể gây đầy hơi. Dưới đây là một số thực phẩm dễ gây ra nhiều khí hơn trong đường ruột dẫn tới tình trạng bụng lúc nào cũng căng:
- Đậu: Trong đậu có chứa carbohydrate phức tạp khiến quá trình tiêu hóa rất khó khăn. Khi carbohydrate phức tạp di chuyển đến ruột dưới các vi khuẩn hệ thực vật đường ruột ăn chúng và sản sinh ra khí tích tụ ở đường ruột.
- Các thực phẩm có chứa chất ngọt nhân tạo: Phải kể tới như sorbitol và mannitol được tìm thấy trong kẹo, kẹo cao su và thực phẩm ngọt không đường. Khi tiêu thụ các thực phẩm này nhiều người gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng thậm chí bị tiêu chảy.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Một số người khi tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa có thể bị đầy bụng chướng hơi. Nguyên nhân do thiếu enzym để phá vỡ nó nên tạo ra một lượng khí ở trong đường ruột.
- Các loại đồ uống có ga: Những loại đồ uống này rất dễ gây ra sự tích tụ khí trong đường ruột – nguyên nhân khiến bụng bị căng cứng
- Bệnh celiac: Đây là bệnh không dung nạp gluten protein khiến một số người bị đầy hơi quá mức khi họ ăn lúa mạch, lúa mì và lúa mạch đen.
Ai thường bị bụng phình to, căng tức khó thở?
Bụng đầy hơi khó chịu là tình trạng gặp khá phổ biến cả ở người lớn và trẻ em. Đầy hơi thường do chế độ ăn uống hàng ngày hoặc triệu chứng của bệnh lý nào đó như hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày thực quản. Với những trường hợp bụng căng cứng không nghiêm trọng có thể điều trị dễ dàng. Nhưng với tình trạng đầy hơi kéo dài và không giảm cần phải thăm khám cụ thể.
Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị chướng bụng đầy hơi:
- Chế độ ăn uống hàng ngày có chứa nhiều chất xơ như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu…
- Những người không tiêu hóa được lactose hoặc gluten. Lactose có trong sữa và các chế phẩm từ sữa như kem, phô mai. Gluten là hỗn hợp các protein có trong các sản phẩm làm từ lúa mì như mì ống và bánh mì.
- Người lười vận động nên hệ tiêu hóa cũng hoạt động chậm lại
- Sử dụng đồ uống có gas
- Mắc một số bệnh lý mãn tính như hội chứng ruột kích thích…
Khi bạn cần gặp bác sĩ?
Phần lớn các trường hợp bụng căng tròn, ợ hơi có thể tự hết. Nhưng nếu bị chướng bụng đầy hơi kèm một số dấu hiệu dưới đây bạn nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị đúng cách:
- Tức ngực
- Bị sụt cân không chủ đích
- Tiêu chảy
- Bụng đau dai dẳng
- Thay đổi màu sắc phân hoặc tần suất đi tiêu
- Sốt cao
☛ Tham khảo thêm: [GIẢI ĐÁP] Chướng bụng dưới rốn cảnh báo bệnh gì?
Điều trị bụng đầy hơi như thế nào?
Tốt nhất khi bị bụng đầy hơi người bệnh nên khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp giảm thiểu tình trạng trên.
Dùng thuốc
Trong trường hợp nếu không muốn tránh các thực phẩm gây ra khí, có một số thuốc không kê đơn có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh phải kể tới:
- Beano: Đây là chất bổ sung enzyme có ích khi bạn ăn đậu. Nó có chứa enzym tiêu hóa đường mà cơ thể thiếu giúp tiêu hóa đường trong đậu và các loại rau. Nhưng chúng không có tác dụng đối với khí gây ra bởi đường sữa và chất xơ. Chỉ cần thêm từ 3 – 10 giọt mỗi khẩu phần ngay trước khi ăn đậu và rau giúp phá vỡ các loại đường tạo ra khí trong quá trình tiêu hóa.
- Thuốc kháng axit như Mylanta II, Maalox II và Di-Gel, có chứa simethicon (còn được gọi là thuốc chống khí), một chất tạo bọt kết hợp với bọt khí trong dạ dày để khí dễ dàng bị loại bỏ hơn. Lưu ý, loại thuốc này không có tác dụng với khí ở đường ruột. Nên thực hiện trước bữa ăn với liều dùng khác nhau.
- Viên than hoạt tính (Charcocaps) : Có tác dụng cứu trợ từ khí có ở ruột kết, chúng có thể giảm khí nếu uống thuốc trước và sau bữa ăn. Liều dùng từ 2 – 4 viên uống ngay trước khi ăn và một giờ sau khi ăn.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt
- Cần tránh những thực phẩm dễ sinh khí trong thực đơn ăn uống hàng ngày
- Nếu không dung nạp đường sữa cần loại bỏ thực phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn từ 10 – 14 ngày để đánh giá hiệu quả của chứng đầy hơi
- Không nhai kẹo cao su hoặc ăn kẹo cứng
- Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo để giảm đầy hơi và khó chịu
- Không uống rượu bia và các đồ uống có gas
- Ngưng hút thuốc lá
- Hạn chế gia vị chua cay
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
- Ăn chậm nhai kỹ
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh các chất cặn bã ở chân răng, khoang miệng. Ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng không nên vội đi nằm ngay.
Luyện tập
Sau bữa ăn có thể dùng tay xoa bóp bụng (mát xa) để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn nhiều ngày.
Cần có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột một cách hợp sinh lý bình thường như tham gia môn thể thao như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột. Đi bộ cũng là một hình thức thư giãn loại bỏ stress.
☛ Tìm hiểu thêm:Chữa chướng bụng đầy hơi ngay tại nhà