Cách nhận biết sớm triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em

Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên bị tiêu chảy cấp, nguyên nhân chủ yếu là do chức năng tiêu hóa của bé còn tương đối yếu. Khi bé bị tiêu chảy, cha mẹ không được hoang mang, và phải nắm vững phương pháp chống tiêu chảy đúng cách để giúp bé giải quyết vấn đề tiêu chảy. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Trangphuclinh.vn xin gửi tới cha mẹ những kiến thức quan trọng để nhận biết sớm dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ và cách xử lý đúng.

tiêu chảy ở trẻ em

Biểu hiện tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Các biểu hiện tiêu chảy cấp ở trẻ rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng khác nhau, cụ thể là:

Dấu hiệu tiêu chảy cấp dạng nhẹ: trẻ đi tiêu từ 5 – 8 lần trong ngày, có thể kèm theo sốt nhẹ hoặc nôn mửa. Phân có màu vàng xanh, nhầy và giống như súp hoa trứng, kèm theo hơi chướng bụng và có tiếng cồn cào ruột.

Dấu hiệu tiêu chảy cấp vừa: trẻ đi tiêu lỏng 10 lần trong ngày, phân lỏng, chua và có mùi tanh, có thể sốt nhẹ.

Dấu hiệu tiêu chảy nặng: trẻ bị tiêu chảy thường xuyên, đi ngoài từ 10 – 15 lần trong ngày, phân nhiều nước, nặng, mùi chua, bé khó chịu, lừ đừ, thậm chí hôn mê, co giật, niêm mạc đỏ ngầu, thóp trũng, da và môi khô, trẻ có biểu hiện vật vã, quấy khóc nhiều, khóc không có nước mắt, bỏ ăn, bỏ bú, mạch nhanh nhưng yếu, chân tay lạnh, nổi vân tím, rối loạn điện giải, chẳng hạn như kali thấp hoặc magiê thấp.

Xem chi tiết: Các nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em

Tiêu chảy tuy dễ gặp ở trẻ em những có thể khỏi trong vòng vài ngày nếu như cha mẹ phát hiện sớm, quan tâm và chăm sóc đúng cách. Nhưng nếu như không chú ý vệ sinh và cho bé ăn uống hợp lí có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tình trạng mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy có thể gây ra suy thận cấp, trụy mạch, thậm chí là tử vong. Do đó, cha mẹ không được coi thường.

Cách xử lí khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Vì tiêu chảy cấp là một trong tình trạng rất thường gặp ở trẻ em, không phải lúc nào trẻ cũng cần nhập viện do tiêu chảy, hầu hết trẻ có thể tự khỏi bằng cách chăm sóc tại nhà. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên nắm vững một số kiến ​​thức như sau để chủ động xử lý khi con bị tiêu chảy.

Triệu chứng phổ biến nhất của tiêu chảy cấp là mất nước, vì vậy việc bổ sung và khắc phục tình trạng mất nước là chìa khóa quan trọng trong việc điều trị tiêu chảy ở trẻ. Ngay cả trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp, ruột non vẫn giữ được 60% khả năng tiêu hóa và hấp thu nên ăn sớm có thể làm giảm các triệu chứng và cải thiện tình trạng dinh dưỡng; Nhịn ăn không quá 24 giờ, khi mới ăn nên cho bé ăn cháo, khoai tây, thức ăn mềm, tránh thức ăn quá nhiều dầu mỡ.

Trẻ đang ăn bổ sung thì nên tạm ngừng ăn bổ sung hoặc giảm tần suất và lượng thức ăn bổ sung. Trẻ mới biết đi nên ngừng cho ăn thức ăn giàu dầu và thịt. Trẻ nhỏ nên ăn sữa mẹ càng nhiều càng tốt nếu có sữa mẹ. Trẻ được bú sữa mẹ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho đường ruột để chống lại các mầm bệnh. Do đó, việc vận động cho trẻ bú mẹ cũng rất hữu ích trong việc phòng chống tiêu chảy cho trẻ.

Cho trẻ ăn nhiều hơn, nếu ăn ít hoặc bỏ ăn trẻ sẽ bị sút cân, yếu đi kèm theo chức năng phục hồi đường ruột bị chậm hơn.

Đối với trẻ buồn nôn, nôn trớ, ngoài thức ăn dễ tiêu, nên cho ăn một lượng nhỏ nhiều lần và cho uống nước từ từ. Khi tiêu chảy cấp, nôn trớ đặc biệt nặng có thể cho ăn ít hơn một, hai lần, lúc này không nên nhịn ăn dài ngày vì không tốt cho trẻ. Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh là nguyên nhân chính dẫn đến việc điều trị thất bại. Số lượng lợi khuẩn trong đường ruột của trẻ còn rất ít, sự chênh lệch giữa lợi khuẩn và hại khuẩn sẽ càng thêm chênh lệch nếu có sự ảnh hưởng của kháng sinh, do đó triệu chứng tiêu chảy của trẻ có thể trở nên trầm trọng hơn.

Khi trẻ có các dấu hiệu của tiêu chảy cấp mức độ nặng, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất của cơ thể., thậm chí có thể phải truyền nước. Nếu sử dụng thuốc chữa tiêu chảy, cha mẹ cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chi tiết về liều lượng, cách sử dụng, nhằm điều trị có hiệu quả, hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Xem thêm: Các loại thuốc được sử dụng để trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu nghiêm trọng hơn cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị:

  • Đau bụng quằn quại
  • Sốt cao
  • Đại tiện ra máu…

Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp

Chắc hẳn bố mẹ đang rất lo lắng nếu nhận biết con mình đang có các biểu hiện của tiêu chảy cấp. Bên cạnh việc điều trị cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đúng cách giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

  • Cho trẻ ăn những gì trẻ muốn, trừ những đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và thức ăn quá ngọt khiến tình trạng tiêu chảy càng thêm trầm trọng.
  • Tránh cho bé dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường, vì những loại này làm tăng tiêu chảy do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.
  • Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều chất xơ thô hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ)…
  • Sau khi hết bệnh, để lấy lại cân nặng bị sụt giảm, nên cho trẻ ăn thêm một bữa trong 2 tuần tiếp theo.
  • Sau khi trẻ đi vệ sinh cha mẹ chỉ nên dội nước nhẹ nhàng và thấm khô hậu môn, thoa kem để tránh hăm da xung quanh hậu môn.
  • Với trẻ bị sốt cao, dữ dội, không uống được, đi ngoài phân có máu hoặc trẻ đi tiêu hơn 3 ngày mà không cải thiện hoặc trẻ không đi tiểu từ 4 – 6 tiếng…cần đưa trẻ đi khám.

Những lưu ý quan trọng để phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ em

Tiêu chảy cấp là chứng bệnh dễ mắc đặc biệt là trẻ nhỏ, vì vậy trong sinh hoạt hàng ngày của bé cần có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả:

  • Để phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em cần thực hiện lại chế độ ăn uống điều độ, tránh ăn thức ăn cay và lạnh, uống nhiều nước, tăng cường chăm sóc trẻ. (Xem chi tiết: Trẻ nhỏ bị tiêu chảy nên ăn uống như thế nào cho nhanh khỏi bệnh?)
  • Điều quan trọng nhất đối với vấn đề phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ em là quan tâm hơn đến vệ sinh thực phẩm . Tránh ăn thức ăn không sạch, ôi thiu. Thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng đồ ăn để lâu ngày.
  • Sử dụng nguồn nước sạch để nấu ăn và sinh hoạt, tránh xa những nguồn nước bẩn, nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Mẹ nên chú ý, khi nấu ăn cần sơ chế sạch sẽ, thức ăn cần được che đậy cẩn thận để tránh ruồi nhặng tiếp cận.
  • Không để trẻ cho mọi thứ vào miệng, nhất là đồ chơi của con, với những bé còn nhỏ mẹ nên gắp thức ăn, không để con dùng tay bốc thức ăn đưa lên miệng.
  • Tiêm  phòng định kỳ cho trẻ, tiêm các loại vacxin phòng ngừa bệnh tiêu chảy.
  • Tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Cần có nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi.
  • Cho trẻ tránh xa khu vực có dịch hoặc người đang mắc bệnh tiêu chảy cấp.
  • Tiêm  phòng định kỳ cho trẻ, tiêm các loại văcxin phòng ngừa bệnh tiêu chảy.
  • Một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở bé là do virus rota. Một loại văcxin mới có tác dụng ngăn ngừa virus gây bệnh. Văcxin phòng tiêu chảy dạng uống, uống 2-3 liều khi bé được 6 tháng tuổi.

Trên đây là bài viết chia sẻ về các triệu chứng xảy ra khi trẻ bị tiêu chảy cấp cũng như cách xử lý khi con gặp tình huống này. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới tiêu chảy nói chung hay tiêu chảy ở trẻ nhỏ nói riêng, bạn có thể gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Chúc mừng Quốc Tế Hạnh Phúc, từ 20/03-31/03/2024, Tặng ngay 01 hộp Trà Hoa Cúc Táo Đỏ trị giá 180.000Đ khi tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS. Áp dụng đồng thời với chương trình Mua 6 tặng 1 hộp. Chi tiết liên hệ 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • Do thi thanh loan đã bình luận

    18/10/2017 20:07

    bác sĩ ơi, bé nhà em 9th bị viêm họng uống kháng sinh hiện giờ đi cầu nhiều lần phân lỏng, phải làm sao giờ ạ?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      23/10/2017 13:24

      Chào chị Loan! Qua các triệu chứng chị chia sẻ, rất có thể bé nhà đang gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh chị nhé. Kháng ...[Xem thêm]
  • kim ngan đã bình luận

    29/09/2017 19:51

    Bé nhà em 11 tháng, đi khám bị tiêu chảy cấp. Hiện có uống thuốc theo đơn, triệu chứng có giảm. Nhờ bác sỹ tư vấn thêm để bệnh ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      03/10/2017 09:38

      Chào chị Ngân! Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong ngày (24 giờ) và kéo dài không quá 14 ngày, có ...[Xem thêm]
  • Nguyễn thị Lý đã bình luận

    15/07/2017 19:58

    Con e 5 tháng 3 ngày nay cháu đi ngoài phân lỏng Co nhầy sủi bọt lúc hoa cải có lợn cợn ti máu lúc thì đi té ra ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      28/07/2017 13:38

      Chào bạn Lý! Qua triệu chứng bạn miêu tả trên rất có thể bé nhà bạn đang bị rối loạn tiêu hóa bạn nhé. Hệ vi sinh sinh lý bị mất ...[Xem thêm]
  • Thuỷ Tiên đã bình luận

    08/07/2017 17:33

    E năm nay 20 tuổi. 5 tháng trở lại đây thi thoảng em buồn nôn, nôn. Mà 3 ngày em mới đi cầu một lần, phân khô cứng, khi đi ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      27/07/2017 11:34

      Chào bạn Thủy Tiên, Qua những triệu chứng bạn chia sẻ, chị đang gặp phải tình trạng táo bón. Táo bón là tình trạng đi cầu 3 ngày/ lần hay 1 ...[Xem thêm]
  • myly đã bình luận

    22/06/2017 13:50

    Em be cua e duoc 10thang tuoi. May hom nay be di ị nhieu lan co phan song. E cho uong thuoc. Nhung van k đơ
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      27/06/2017 13:57

      Chào bạn Ly! Qua triệu chứng bạn miêu tả về tình trạng bệnh của bé rất có thể bé nhà bạn đang bị rối loạn tiêu hóa bạn nhé. Hệ vi ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...