Bị đau quặn bụng dưới là bệnh gì? Cách chữa trị?

Bị đau quặn bụng dưới thường là biểu hiện của chứng khó tiêu, có nhiều khí trong đường ruột… thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây đau quặn bụng dưới là gì? Cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng Tràng Phục Linh tìm hiểu về vấn đề này nhé!

đau bụng quặn từng cơn

Đau quặn bụng dưới là gì?

Vùng bụng dưới chứa nhiều cơ quan như đại tràng, ruột già, thận, buồng trứng… Do vậy, đau quặn bụng dưới gây cảm giác khó chịu ở dưới rốn bên trái hoặc bên phải thường liên quan đến các vấn đề về đường tiêu hóa, đường tiết niệu và bộ phận sinh dục.

Triệu chứng này có thể đi kèm với những biểu hiện khác tùy thuộc vào bệnh lý, bao gồm:

  • Chướng bụng, căng tức, đầy hơi.
  • Phân có máu.
  • Táo bón, tiêu chảy.
  • Khó tiêu, buồn nôn, nôn.
  • Nhức mỏi cơ thể…

Đau bụng dưới có thể do một số nguyên nhân phổ biến mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như:

  • Khó tiêu: Mức độ đau từ âm ỉ đến quặn thắt ở bụng dưới bên phải hoặc trái kèm theo ợ chua, đầy hơi.
  • Quá nhiều khí trong đường ruột: Khi tiêu thụ quá nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, thức ăn cay nóng… mà không được tiêu hóa đúng cách làm khí tích tụ trong ruột gây khó chịu, đau bụng dưới.
  • Đau bụng kinh: Phụ nữ thường gặp tình trạng này trước và trong kỳ kinh nguyệt. Cơn đau thường âm ỉ nhưng có lúc lại bị đau quặn bụng dưới.

Bị đau quặn thắt bụng dưới là bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân đau bụng dưới từng cơn thường gặp ở trên, vì liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể mà đau quặn bụng dưới có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Chẳng hạn như:

Nguyên nhân từ đường tiêu hóa

Không dung nạp thực phẩm lactose

đau bụng dưới là bị gì

Không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không tiêu hóa được lactose do thiếu hụt enzyme lactase giúp phân hủy đường. Chất này thường có trong sữa hoặc các sản phẩm từ sữa như pho mát, kem… Sau khi tiêu thụ, thức ăn không được biến đổi, bị tiếp xúc với vi khuẩn ở ruột kết sinh nhiều khí gây đau quặn bụng dưới bên trái và cả bên phải.

Một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp như:

  • Chướng bụng, đầy hơi.
  • Tiêu chảy ngay sau bữa ăn.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Dạ dày kêu óc ách.

Ngoài ra, một số chất khác mà cơ thể cũng khó dung nạp như gluten từ lúa mì và ngũ cốc, fructose từ sữa ngô…

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng, bệnh thường khởi phát ở độ tuổi 15-30 và ít phổ biến hơn từ 50-70 tuổi. Nếu viêm đại tràng lên, người bệnh sẽ bị đau bụng dưới bên phải. Còn viêm trực tràng, đại tràng xích ma thường xuất hiện đau bụng dưới bên trái. Đặc điểm cơn đau không đồng đều có thể quặn thắt gây đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài.

Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng như:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Đại tiện bất thường (3-5 lần/ngày, thậm chí nhiều hơn), xen kẽ táo bón. Phân đầu rắn, đuôi nát hoặc tiêu chảy tùy thuộc tình trạng bệnh.
  • Chướng bụng, khó tiêu, sôi bụng.
  • Suy nhược, mệt mỏi, hay cáu gắt.

Đọc thêm: Viêm đại tràng điều trị thế nào?

bụng đau quặn từng cơn

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa ở Việt Nam, thường bắt đầu trước tuổi 35. Bệnh có các triệu chứng tương tự như viêm đại tràng nhưng khác là không gây tổn thương niêm mạc ruột. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó làm ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Các tác động tiêu cực mà người bệnh có thể gặp phải:

  • Đau bụng dữ dội, quặn thắt. Đôi khi sờ thấy những cục rắn nổi lên tại vị trí đau.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy. Ăn xong là muốn đi ngoài. Đại tiện xong vẫn muốn đi tiếp. Tuy nhiên phân không bao giờ dính máu.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Mệt mỏi, lo lắng, suy nhược.

☛ Tìm hiểu thêm: Thực đơn 7 ngày cho người bị Hội chứng ruột kích thích

Viêm ruột thừa cấp tính

Viêm ruột thừa là tình trạng viêm nhiễm tiến triển nhanh chóng ở một phần nhỏ ruột già. Bộ phận này nằm ở bụng dưới bên phải với chức năng chưa được biết chính xác. Ruột thừa chứa đầy vi khuẩn phát triển, chúng tác động khiến ruột thừa bị viêm, sưng lên và chứa đầy mủ dẫn đến cơn đau quặn bụng dưới bên phải, tăng lên khi có áp lực đè lên vùng bụng.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh gồm có:

  • Căng tức bụng, đầy hơi.
  • Ớn lạnh.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, ăn không ngon.
  • Đau bàng quang, đi tiêu nhiều lần.

Sỏi thận

đau quặng bụng

Khoáng chất và muối tích tụ trong thận tạo thành các khối cứng, được gọi là sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể chạy dọc theo hệ thống tiết niệu nằm đối xứng hai bên thành bụng mà không gây ảnh hưởng, nhưng những viên sỏi lớn sẽ bị mắc kẹt tại đường này. Điều này dẫn đến những cơn đau quặn bụng dưới bên trái hoặc bên phải, thậm chí cả hai bên.

Các triệu chứng khác mà người bị sỏi thận thường gặp bao gồm:

  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Đau khi đi tiểu, luôn muốn đi vệ sinh.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
Có sự khác nhau đáng kể về mặt giải phẫu giữa cơ quan sinh dục ở nam và nữ. Vì vậy mà xuất hiện những nguyên nhân khác biệt gây ra cơn đau quặn bụng dưới ở 2 giới.

U nang buồng trứng

U nang là những túi phát triển trên buồng trứng, chúng gây đau âm ỉ hoặc đau quặn thắt bụng dưới. Một số biểu hiện khác người mắc u nang buồng trứng có thể gặp như:

  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Đi tiểu dai dẳng.
  • Khó đi tiểu.
  • Đầy hơi, kinh nguyệt bất thường.

Bị quặn bụng dưới do viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm ở đường sinh dục (buồng trứng, vòi trứng…). Bệnh này khiến bạn bị đau quặn bụng dưới bên trái hoặc phải kèm sốt cao, tiết dịch âm đạo…

Mang thai ngoài tử cung

đau co thắt bụng dưới là bị gì

Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh ở bên ngoài dạ con như trong các ống dẫn trứng. Sự bất thường này gây ra gây đau quặn bụng dưới từng cơn ở vị trí mang thai. Ngoài ra, người mẹ còn gặp những biểu hiện khác ảnh hưởng tới sức khỏe bao gồm:

  • Trễ kinh.
  • Chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch màu nâu.
  • Đau khi đi tiểu hoặc đại tiện.
  • Buồn nôn.
  • Tiêu chảy.

Bị co thắt bụng dưới do xoắn tinh hoàn

Ở nam giới có thể gặp tình trạng xoắn tinh hoàn. Các dây thừng tinh bám vào tinh hoàn bị xoắn và hạn chế lượng máu đến cơ quan này. Vì vậy gây đau quặn bụng dưới kèm theo những tác động khác như:

  • Đau khi đi tiểu.
  • Sưng ở bìu.
  • Buồn nôn, nôn mửa.

Đau bụng do rụng trứng

Đau bụng khi rụng trứng (mittelschmerz) là tình trạng đau vùng chậu và bụng dưới mà một số phụ nữ gặp phải trong quá trình rụng trứng. 

đau có thắt bụng dưới là bệnh gì
Kinh nguyệt là nguyên nhân chính khiến nữ giới bị đau thắt bụng dưới theo từng cơn

Khi rụng trứng, buồng trứng chỉ rụng 1 quả và kèm theo rất nhiều chất dịch lẫn máu. Các chất dịch này được xác định là nguyên nhân chủ yếu kích thích niêm mạc, thành bụng; gây ra các cơn đau tức bụng dưới. Tuy nhiên, khi qua thời kỳ rụng trứng, những cơn đau thắt vùng bụng dưới sẽ dần biến mất, vì thế chị em không cần căng thẳng, lo lắng quá nhiều.

Đau thắt bụng dưới do hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là hội chứng rối loạn pha hoàng thể tái phát. Đặc điểm nhận biết của hội chứng này là dễ bị lo lắng, kích thích, không ổn định cảm xúc, trầm cảm, đau ngực hoặc đau đầu. Thông thường, hội chứng này chỉ xảy ra từ 7 – 10 ngày và kết thúc sau khi bắt đầu kinh nguyệt vài giờ.

Phần lớn sự thay đổi hormone ở nữ sẽ gây ra những cơn đau thắt bụng dưới, đau bụng quặn từng cơn dưới rốn. Hơn nữa, hội chứng này còn khiến nhiều chị em cảm thấy phiền phức khi bị nổi mụn trứng cá, đau đầu, tính tình thất thường. Vì thế, các chị em nên tăng cường tập thể dục, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và có chế độ sinh hoạt điều độ để làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt này.

Đau bụng quặn từng cơn do đau vùng chậu

Đau vùng chậu cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau tức bụng dưới, đau quặn bụng dưới rốn. Đây là tình trạng phổ biến, thường gặp ở người trẻ, nhất là phụ nữ. Mặc dù là dấu hiệu không quá nguy hiểm, nhưng đau vùng chậu cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nào đó (ví dụ: rối loạn tiêu hóa, viêm âm hộ, sỏi thận,…). 

U xơ tử cung

U xơ tử cung là bệnh lý phụ khoa phổ biến, thường xảy ra ở những đối tượng đang trong giai đoạn sinh đẻ hoặc mãn kinh. Bệnh lý này thường gây ra chảy máu tử cung bất thường, đau co thắt bụng dưới, đau bụng dưới quặn từng cơn, đau vùng chậu và nhiều biến chứng khi mang thai (ví dụ: sảy thai tự nhiên, ngôi thai nhi bất thường,…).

nguyên nhân gây đau tức bụng dưới ở nữ
U xơ tử cung là bệnh lý phụ khoa gây đau co thắt bụng dưới rốn ở nữ

Tùy theo từng triệu chứng và mong muốn của bệnh nhân về khả năng sinh sản, quyết định giữ – bỏ tử cung mà bác sĩ sẽ lên những phác đồ điều trị khác nhau. Thông thường, u xơ tử cung có thể điều trị bằng thuốc, progestin, gonadotropin và các thủ thuật phẫu thuật khác.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một trong các loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Theo các nghiên cứu, có tới 60% phụ nữ sẽ phát triển UTI trong cuộc đời của họ. Nếu không điều trị dứt điểm sớm, tình trạng này sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như viêm thận, bể thận, nhiễm khuẩn huyết,… Do đó, các chị em cần đặc biệt chú ý các biểu hiện của bệnh như: đau tức bụng dưới, tiểu mót, cảm giác đau buốt khi đi tiểu.

Bệnh tiêu chảy cấp và mãn tính

Bệnh tiêu chảy cấp và mãn tính được hiểu là tình trạng đi ngoài phân lỏng > 3 lần/ ngày và tiêu chảy kéo dài trên 4 tuần. Bệnh này không phổ biến, chỉ một số ít người mắc phải, tuy nhiên chúng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Theo một số thống kê cho thấy, tiêu chảy cấp hoặc mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng như: mất nước, bị đau co thắt bụng dưới, đau bụng dưới quằn quại, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng. 

Thế nên, nếu bị đau quặn bụng dưới do bệnh tiêu chảy cấp và mãn tính, người bệnh cần đảm bảo bù đủ nước, điện giải cho cơ thể nhằm phòng biến chứng. Trong trường hợp không thể uống được nước hoặc mất nước nặng, người bệnh cần được truyền dịch đường tĩnh mạch tại những cơ sở ý tế uy tín.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là yếu tố quan trọng, giúp người bệnh mau hồi phục và đề phòng chứng suy dinh dưỡng.

Rối loạn vi khuẩn đường ruột

Rối loạn vi khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, gây ra rối loạn tiêu hóa. Lâu ngày, người bệnh (đặc biệt là trẻ em) có khả năng cao bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ, bụng bị đau quặn,… 

Tuy nhiên, tình trạng loạn khuẩn đường ruột có thể phòng tránh được nếu chúng ta xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Polyp đại tràng

Polyp đại tràng tuy không phải là u nhưng chúng là một dạng tổn thương có hình dạng gần giống như một khối u, có hoặc không cuống, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành.

đau bụng dưới là bị gì
Đau tức bụng dưới có thể là bệnh Polyp đại tràng

Đa phần Polyp đều lành tính, nhưng một số trường hợp có khả năng hóa thành ung thư ác tính. Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời Polyp đại tràng, chúng ta cần chủ động để tâm tới các triệu chứng như: thiếu máu, màu phân thay đổi, buồn nôn, bụng đau quặn,…

Ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng (ung thư đại tràng) là bệnh ung thư xảy ra ở đại tràng hoặc trực tràng. Đây là loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ, được khởi phát từ sự tăng sinh của niêm mạc trực tràng. 

Sau nhiều năm, tùy vào từng loại niêm mạc trực tràng, một số dạng có thể tiến triển thành ung thư. Khi tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện, chúng có thể đi vào trong các mạch máu, mạch bạch huyết. Từ đó, các tế bào ung thư có thể di căn đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc di căn xa đến những cơ quan khác trong cơ thể.

Bệnh viêm ruột Crohn

Crohn hay bệnh viêm ruột Crohn là tình trạng ruột bị viêm xuyên thành mãn tính, ảnh hưởng đến đoạn xa của hồi tràng, ruột kết và có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trong đường tiêu hóa. Triệu chứng của bệnh viêm ruột Crohn bao gồm: tiêu chảy, bụng quặn đau từng cơn, áp xe, tắc ruột,…

Bệnh nhân mắc viêm ruột Crohn bị tổn thương đại tràng về lâu dài có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, sốt, phình đại tràng, mắc ung thư đại trực tràng – tương đương viêm đại tràng thể loét với cùng mức độ và thời gian mắc bệnh.

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là một lỗ mòn đoạn niêm mạc đường tiêu hóa, điển hình là ở dạ dày. Những vết loét dạ dày ở giai đoạn đầu có thể tự lành lại mà không cần điều trị. Thế nhưng, đối với những vết loét lớn kèm theo nhiều triệu chứng như: quặn đau bụng dưới, đầy hơi, khó tiêu, cơ thể suy nhược, đi cầu phân đen hoặc ra máu,…

Phần lớn nguyên nhân gây nên viêm loét dạ dày đề do nhiễm Helicobacter pylori hoặc sử dụng thuốc chống viêm không steroid. Vì thế, để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y khoa uy tín ngay khi có những triệu chứng đầu tiên.

nguyên nhân gây đau thắt bụng dưới ở nữ
Đau bụng quặn từng cơn có thể do viêm loét dạ dày

Ngoài những bệnh lý ở trên, đau tức bụng dưới hay bụng dưới đau quặn từng cơn có thể do các bệnh lây qua đường tình dục, sẹo hậu phẫu, sa tạng,… Vì vậy, để biết được chính xác nguyên nhân đau bụng dưới theo từng cơn, đau tức bụng dưới, đau quằn quại bụng dưới là gì, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Bị đau quặn bụng dưới có nguy hiểm không?

Một số nguyên nhân thông thường như khó tiêu, đau bụng kinh, nhiều khí trong đường ruột, hội chứng ruột kích thích… thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên đau quặn bụng dưới bên trái hay phải do mắc các bệnh lý khác như u nang buồng trứng, viêm đại tràng, viêm ruột thừa… nếu không tìm được cách điều trị có thể để lại những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng tới cuộc sống.

Tùy thuộc các bệnh lý khác nhau mà dẫn đến một số biến chứng tiềm ẩn liên quan:

  • Viêm đại tràng: Gây thủng, giãn đại tràng, ung thư đại tràng.
  • Viêm ruột thừa: Viêm phúc mạc do ruột thừa bị vỡ, nhiễm trùng, nhiễm độc, huyết áp tụt…
  • Sỏi thận: Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, suy thận…
  • U nang buồng trứng: Vỡ khối u, vô sinh, ung thư…
  • Xoắn tinh hoàn: Hoại tử tinh hoàn, mất tinh hoàn, vô sinh…
Một số trường hợp cần phẫu thuật khi đau bụng dữ dội như viêm ruột thừa. Bệnh đòi hỏi phải cắt bỏ bộ phận này nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bị đau quặn bụng dưới từng cơn cần phải làm gì?

Nếu tình trạng đau bụng dưới nhẹ, không dồn dập bạn có thể thử một số cách cải thiện được tổng hợp phía dưới. Tuy nhiên, cơn đau bụng dưới quặn thắt nghiêm trọng hoặc kèm theo những triệu chứng khác dưới đây bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức.

  • Sốt.
  • Nôn ra máu.
  • Đi ngoài có màu hạt dẻ sẫm hoặc phân có máu.
  • Tiếu dịch âm đạo bất thường.

Vì đau bụng dưới bên phải hay trái do liên quan đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể nên từ việc thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ tiếp tục đưa ra các phương pháp khác nhau để chẩn đoán bệnh, bao gồm:

  • Siêu âm bụng.
  • Chụp CT.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Nội soi ống tiêu hóa.
  • Xét nghiệm máu.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơn đau quặn bụng dưới, bác sĩ đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp bao gồm: sử dụng thuốc, phẫu thuật, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Cách giảm đau quặn bụng dưới nhanh chóng tại nhà

Nếu cơn đau quặn bụng dưới nhẹ, không dồn dập bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng những cách ngay tại nhà như chườm ấm, massage… Tuy đơn giản nhưng nó có thể giảm đau đáng kể.

Cách giảm đau bụng dưới ở nữ bằng phương pháp chườm ấm

Đây là cách giảm đau quặn bụng dưới nhanh chóng nhất. Bởi nhiệt độ ấm giúp các cơ ở vùng bụng được thoải mái và thư giãn hơn.

Bạn hãy đặt một chai nước ấm hoặc túi chườm ấm lên vùng bụng khoảng 15 phút hoặc đến khi cơn đau giảm dần. Ngoài ra, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm để thư giãn toàn cơ thể.

Lưu ý là không để nước quá nóng để tránh bị bỏng.

Cách trị đau bụng dưới rốn ở nữ bằng cách massage vùng bụng

Giữ người ở tư thế nằm ngửa để thực hiện các động tác massage lên vùng bụng giúp giảm cơn đau quặn bụng dưới cả bên phải và trái. Bạn đặt tay lên vùng bụng, lấy rốn làm trung tâm, xoa nhẹ nhàng hình vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trong khoảng vài phút.

Bạn cũng có thể xoa bóp với các loại tinh dầu khác nhau như chanh sả, vỏ bưởi, bạc hà… vừa thư giãn, cải thiện căng thẳng vừa giảm đau hiệu quả.

Chữa đau bụng dưới bằng cách dùng lá bạc hà

Bạc hà là vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong y khoa để hỗ trợ chữa các bệnh đường tiêu hóa. Ngoài giảm đau bụng dưới rốn, loại thảo dược này còn cải thiện tình trạng ăn uống kém, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Bạn cho trực tiếp vài nhánh bạc hà vào cốc nước sôi. Đợi khoảng 5 phút, uống ngay khi còn ấm. Nếu không chuẩn bị được thảo dược tươi, cũng có thể thay thế bằng trà túi lọc. Đây là cách thực hiện nhanh nhất từ lá bạc hà giúp giảm đau nhanh chóng.

Uống trà gừng

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn xoa dịu cơn đau quặn bụng dưới. Loại thảo dược này còn kích thích tiết dịch vị, cải thiện tình trạng rối tiêu hóa hiệu quả. Ngoài ra, gừng còn có đặc tính chống viêm, rất tốt trong điều trị viêm đường ruột.

Cách thực hiện đơn giản như sau: Gừng đem rửa sạch, thái thành lát nhỏ cho vào cốc nước nóng khoảng 10 phút, thêm chút mật ong. Uống ngay khi còn ấm sẽ giúp giảm nhanh cơn đau.

Sử dụng trà hoa cúc

Những lúc bị đau quặn bụng dưới từng cơn, một trong những cách cải thiện hiệu quả là nhấm nháp một tách trà hoa cúc. Loại trà này chứa nhiều hoạt chất giúp đường ruột được thư giãn, giảm co thắt. Bên cạnh đó, nó còn ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, giúp bạn ngủ sâu và ngon giấc hơn.

Bạn cho vài bông hoa cúc hoặc túi trà lọc vào cốc nước sôi. Đợi vài phút rồi thưởng thức khi còn ấm.

Đau bụng dưới uống thuốc gì?

Bên cạnh một số mẹo ở trên, sử dụng thuốc không kê đơn sẽ giúp ích khi bạn bị đau quặn thắt bụng dưới:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm như paracetamol. Tránh dùng aspirin, ibuprofen, naproxen vì có thể gây kích ứng dạ dày.
  • Thuốc kháng acid.
  • Thuốc giảm đau bụng dưới co thắt.
Tuy nhiên, khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cần sự hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng và thời gian, hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra.

Một số lưu ý khac sau giúp bạn cải thiện triệu chứng đau quặn bụng từng cơn và ngăn chặn chúng trở nên tồi tệ hơn bao gồm:

  • Uống nhiều nước ấm làm giãn cơ, giảm kích thích thần kinh. Đồng thời tăng cường tuần hoàn giúp làm dịu cơn đau hiệu quả.
  • Giảm uống cà phê hoặc rượu bia.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Nên tiêu thụ những thức ăn lỏng như cháo gà, hoa quả mềm…
  • Tránh thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chua, cay.

Nên bù nước cho cơ thể là cách trị đau bụng quặn từng cơn

Đau bụng dưới phải làm sao? Uống bù nước cho cơ thể là cách làm giảm đau bụng dưới rốn ở nữ nhanh chóng tại nhà. Bù nước cho cơ thể không chỉ duy trì cân bằng dịch mà còn cung cấp năng lượng để chống lại mệt mỏi vì đau tức bụng dưới do rụng trứng. 

cách chữa trị đau bụng quặn từng cơn
Cách trị đau bụng quặn từng cơn dưới rốn ở nữ

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể pha nước ấm cùng một chút muối, đường, hạt tiêu đen và chanh, uống vào buổi sáng sớm sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Loại đồ uống này chứa rất nhiều vitamin C và các hợp chất chống viêm nên hỗ trợ giảm đau, duy trì cân bằng nước, điện giải và ngăn ngừa tình trạng mất nước hiệu quả.

Cải thiện bằng chế độ ăn uống

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng như: đau tức bụng dưới, đau bụng quặn từng cơn, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu thì phương pháp điều trị đau bụng dưới là nên thay đổi khẩu phần ăn nhẹ nhàng hơn, tránh ăn quá no và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. 

Những món dễ tiêu hóa mà bạn nên bổ sung đó là những thực phẩm nhiều chất xơ như: táo, rau xanh, trái cây, ngũ cốc, khoai lang,…

Nâng đầu cao để hết đau bụng

Làm sao để hết đau bụng dưới? Tư thế nằm sẽ không tốt nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản. Bởi khi ấy, cổ họng và dạ dày của bạn sẽ ngang tầm nhau nên axit dạ dày dễ dàng trào ngược, gây ợ nóng,… Do đó, mọi người nói chung hay những đối tượng đau tức bụng dưới nói riêng không nên nằm ngay sau bữa ăn mà chỉ nên nằm nâng cao đầu khoảng 2 giờ sau ăn, tránh ăn khuya gần giờ đi ngủ.

cách trị đau bụng dưới rốn ở nữ
Cách chữa đau quặn bụng dưới bên trái hay phải tại nhà

Cải thiện đau bụng bằng Probiotic & Prebiotic

Probiotic là những lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy hoặc đau quặn bụng dưới ở nữ do rụng trứng hoặc tiền kinh nguyệt. 

Những lợi khuẩn Probiotic lấy dưỡng chất trực tiếp từ Prebiotic – phần chất xơ mà cơ thể không tự tiêu hóa được như vỏ trái cây, vỏ củ quả,… Vì thế, nếu cảm thấy khó tiêu, đau tức bụng dưới, bạn cần bổ sung cả 2 chất trên để cải thiện hệ tiêu hóa.

cách trị đau bụng dưới tại nhà
Cách chữa trị đau bụng dưới quặn từng cơn tại nhà

Nếu không có thời gian hoặc điều kiện thăm khám, nhờ bác sĩ kê đơn cho những loại thuốc bổ sung Probiotic & Prebiotic, bạn có thể tự bổ sung Probiotic bằng cách ăn nhiều thực phẩm lên men như sữa chưa và ăn nhiều rau củ quả nếu muốn bổ sung Prebiotic.

Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp vàng cho bệnh đại tràng

Nếu được chẩn đoán bị đau quặn bụng dưới do mắc bệnh đại tràng như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ. Nổi bật nhất là Tràng Phục Linh PLUS đã được Đại học Y Hà Nội cùng Đại học Nam California nghiên cứu chứng minh tác dụng hiệu quả.

tràng phục linh plus lọ 80 viên

Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của y học hiện đại và y học cổ truyền.

ImmuneGamma: Được chiết xuất từ thành tế bào vi khuẩn Lactose để giải quyết triệt để các vấn đề của bệnh đại tràng theo cơ chế sau:

  • Là một chất kháng nguyên giúp kích thích cơ thể sản xuất các tế bào miễn dịch, tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Làm lành các tổn thương trên niêm mạc đại tràng.

Hợp chất 5-Hydroxytryphan (5-HTP) là tiền chất của serotonin – chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất dưới tác động của các xung động kích thích trong đường ruột. Khi vào cơ thể, hoạt chất này được chuyển hóa thành serotonin sẽ điều chỉnh hệ thần kinh trung ương và thần kinh đường ruột. Từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời nó còn điều chỉnh tâm lý cho bệnh nhân, tạo cảm giác lạc quan, thoải mái, khắc phục vòng tròn tâm lý khi mắc bệnh đại tràng.

Bên cạnh đó là 4 thảo dược tự nhiên Bạch truật, Bạch phục linh, Hoàng bá và Bạch thược. Đây là những thảo dược tự nhiên được sử dụng từ lâu để chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Chúng giúp giảm tình trạng táo bón, đau bụng, tiêu chảy, chướng hơi hiệu quả mà rất an toàn.

Như vậy, Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:

  • Người mắc hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính.
  • Người mắc bệnh đại tràng lâu năm, triệu chứng tái phát nhiều lần.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa do đại tràng kích thích như bị đau quặn bụng dưới, sôi bụng, tiêu chảy kèm táo bón, đi ngoài nhiều lần, phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác muốn đi vệ sinh, đi xong vẫn muốn đi tiếp.

Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân khiến bạn bị đau quặn bụng dưới. Điều quan trọng là cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Nguồn tham khảo

  • https://www.healthgrades.com/right-care/symptoms-and-conditions/lower-abdominal-pain
  • https://www.healthline.com/health/abdominal-bloating-and-lower-abdominal-pain#causes
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/320858#more-severe-causes
  • https://suckhoedoisong.vn/cac-nguyen-nhan-gay-dau-bung-duoi-o-phu-nu-khong-the-bo-qua-169177408.htm
Cập nhật lúc: 24/10/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn 100% tiền nếu không hiệu quả sau 2 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1506 (miễn cước gọi ) để được hướng dẫn chi tiết.
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...