Bệnh đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích là một bệnh rất phổ biến. Thống kê cho hay: Có khoảng 20% dân số trên thế giới bị bệnh đại tràng co thắt. Riêng tại Việt Nam thì có khoảng 30-40% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa bị hội chứng ruột kích thích. vậy bệnh đại tràng co thắt có nguy hiểm không? Và cần điều trị bệnh ra sao? Dưới đây là những thông tin xác thực giải đáp băn khoăn cho bạn.
Mục lục
Thế nào là bệnh đại tràng co thắt?
Bệnh đại tràng co thắt hay còn được gọi là hội chứng kích thích đường ruột (Irritable bowel syndrome -IBS), rối loạn chức năng đại tràng, hay bệnh đại tràng chức năng,… đây là một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến ruột già. Tình trạng nhu động ruột ở bệnh đại tràng co thắt xảy ra những co bóp thất thường khiến cho đại tràng co thắt liên tục gây ra hiện tượng đau đớn dữ dội. Ở mỗi người với thể trạng, độ tuổi khác nhau thì bệnh sẽ có những biểu hiện cụ thể đặc trưng khác nhau.
Nguyên nhân của bệnh đại tràng co thắt
Hiệnnay các nhà kho khọc, chuyên môn vẫn chưa lý giải được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh địa tràng co thắt . Tuy nhiên bệnh đại tràng co thắt được giả thuyết có thể do nhiều nguyên nhân, giả thuyết như sau:
- Một số người mắc bệnh đại tràng co thắt có thể có đại tràng nhạy cảm hơn những người khác. Đôi khi chỉ có một vài thay đổi nhỏ trong cơ thể cũng có thể làm cho dại tràng co thắt và gây đau bụng, tiêu chảy.
- Thay đổi nội tiết có thể liên quan đến bệnh. Theo thống kê 70% những người bị đại tràng co thắt là phụ nữ
- Do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn đường ruột cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt hàng đầu.
- Do tâm lý, stress, trầm cảm hoặc sang chấn tâm thần cũng khiến bệnh gia tăng.
- Sử dụng những thực phẩm không hợp vệ sinh làm cho đường ruột bị viêm bởi những vi khuẩn lỵ, vi khuẩn lỵ a-míp, vi khuẩn thương hàn…
- Hệ thống miễn dịch có thể phản ứng khác với stress và nhiễm trùng ở những người bị bệnh. Một số người bị hội chứng ruột kích thích có số tế bào hệ miễn dịch tăng lên trong ruột.
- Do rối loạn nhu động ruột.
➤Xem nhiều hơn: Triệu chứng của bệnh đại tràng co thắt
Bệnh đại tràng co thắt có nguy hiểm không?
- Những triệu chứng của bệnh đại tràng co thắt có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không thể kiểm soát được. Tuy nó không ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh nhưng nó khiến cuộc sống của người bệnh bị xáo trộn: Hiện tượng đi ngoài thường xuyên, đau bụng, mệt mỏi, ngại đi chơi xa, ngại tụ tập khiến ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
- Một số triệu chứng của bệnh đại tràng co thắt như: Tiêu chảy, đi ngoiaf không hết phân dễ dẫn tới những bệnh trĩ hoặc biến chứng thành những bệnh về đường tiêu hóa như viêm đại tràng.
- Bệnh đại tràng co thắt kéo dài, cần giảm thiểu những triệu chứng của bệnh hành hạ, người bệnh cần kiêng khem để triệu chứng bệnh không nặng thêm có thể khiến người bệnh thiếu hụt chất dinh dưỡng nên thể trạng gầy yếu, suy nhược.
- Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh dài ngày, sử dụng không đúng cách sẽ khiến bệnh sẽ tái phát thường xuyên, các triệu chứng của bệnh ngày càng nặng. Nguy hiểm hơn, nếu để lâu ngày bệnh sẽ biến chứng thành trĩ, viêm đại tràng, ung thư trực tràng…
- Những triệu chứng của bệnh như đi ngoài, đau bụng thường xuyên làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi lo lắng, chán nản. Cảm xúc thay đổi khiến bệnh tình ngày một trở lên nặng hơn và dễ dẫn tới stress, cứ lặp đi lặp lại thành vòng luẩn quẩn khiến người bệnh mệt mỏi bệnh ngày 1 nặng nếu không biết phương pháp điều trị.
Mệt mỏi, stress khiến đại tràng co thắt nhiều hơn, bệnh trầm trọng hơn
Giải pháp nào ngăn chặn tình trạng đại tràng co thắt
Điều trị đại tràng co thắt bằng thuốc
- Thuốc giảm đau: Các thuốc như Paracetamol có khả năng cắt đứt cơn đau đại tràng nhanh chóng nên thường được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân xuất hiện các cơn đau bụng.
- Thuốc chống co thắt đại tràng: Thuốc Mebeverin, Buscopan – Spasmaverin cũng có tác dụng giảm đau bụng nhờ cơ chế làm thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa, giảm co thắt đại tràng.
- Thuốc giảm tiêu chảy: Một số loại thuốc như Imodium, Smecta, loperamide (Imodium) có tác dụng giảm số lần đi ngoài khá hiệu quả.
- Thuốc nhuận tràng: Các loại thuốc như Forlax, Duphalax, Polycarbophil, Psyllium, Docusat canxi, Glycerin… sẽ được chỉ định với liều lượng thấp, sau đó tăng liều lên cho đến khi phân mềm, giúp điều trị táo bón hiệu quả.
- Một số loại thuốc chữa đau đại tràng co thắt khác: Thuốc giảm nhu động ruột (Actapulgite, Loperamid…), thuốc chống chướng hơi đầy bụng, một số chế phẩm sinh học giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột…
Điều trị viêm đại tràng co thắt bằng chế độ sinh hoạt, ăn uống
Chế độ ăn rất quan trọng trong việc giảm thiểu tình trạng đại tràng co thắt xảy ra . Vì vậy người bệnh tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm sau:
- Không nên ăn những thức ăn tanh, mỡ, tôm, cua, cá, đường, sữa
- Tráng ăn những loại thức ăn sống như ăn gỏi, tiết canh, rau sống
- Tránh những loại hoa quả khó tiêu, nhiều đường như xoài, mít, sầu riêng , thức ăn sinh hơi nhiều như khoai tây, sắn..
- Tuyệt đối tránh xa thức ăn uống có chất kích thích như rượu, cà phê, gia vị, đồ uống có gas hoặc các loại thức ăn nguội lạnh để lâu.. Những thực phẩm này làm kích thích ruột khiến cho bạn đi ngoài và đau bụng nhiều hơn.
Những thực phẩm nên ăn:
Người bệnh cần xây dựng khẩu phần ăn hợp lý là một trong những cách làm giảm đau bụng do co thắt đại tràng gây ra. Người bệnh cần được cung cấp 1 chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không nên kiêng khem quá mức. Chế độ ăn của người bệnh cần tuân theo nguyên tắc sau:
- Chất bột : Mỗi ngày cần bổ sung 30-35Kcal/kg trọng lượng cơ thể (TLCT).
- Chất đạm: cần bổ sung 1g chất đạm/kg TLCT/ngày
- Chất béo: Người bệnh đại tràng cần hạn chế tiêu thụ chất béo chứ không kiêng hoàn toàn. Bệnh nhân không nên sử dụng quá 15g chất béo 1 ngày.
➤ Xem đầy đủ: Chế độ ăn uống dành cho người mắc đại tràng co thắt
Một số lưu ý trong việc điều trị bệnh:
- Nên có kế hoạch đi khám định kì 6 tháng 1 lần để phòng chống bệnh đại tràng co thắt. Nếu có phát hiện bệnh để kịp thời điều trị bệnh.
- Luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe cũng như sức đề kháng cho cơ thể. Nhất là chọn những môn thể thao phù hợp: đi bộ thường xuyên để tăng vận động cho nội tạng và đại tràng…
- Ngoài ra có thể luyện tập đại tiện đều đặn và đúng giờ: 1 lần/ngày, massage bụng… Cũng là 1 cách giảm đau hiệu quả..
Sử dụng Tràng Phục Linh Plus dành riêng cho Hội chứng kích thích đường ruột
Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng.
Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.
Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:
- Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
- Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính
- Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
- Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện
Các bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các chuyên gia tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh.