Bệnh đại tràng

7+ cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất ngay tại nhà

Táo bón là triệu chứng thường gặp ở bà bầu, nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của mẹ và cả quá trình phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào để “chào tạm biệt” tình trạng này ngay từ bây giờ? Cùng khám phá các cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất qua bài viết dưới đây nhé! Vì sao bà bầu dễ bị táo bón? Trước khi tìm hiểu các cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Táo bón là một vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ mang thai gặp phải. Có nhiều yếu tố có thể góp phần làm tăng nguy cơ bị táo bón trong thai kỳ như: Thay đổi hormone  Trong quá trình mang thai, cơ thể sản xuất nhiều hormone khác nhau như progesterone và estrogen. Hormone này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa bằng cách làm yếu cơ trơn của ruột, dẫn đến việc thức ăn di chuyển chậm hơn qua đường ruột và gây ra táo bón. Áp lực thai kỳ Sự phát triển của thai nhi và tử cung ngày càng lớn có thể gây áp lực lên các cơ quan xung quanh, bao gồm ruột, dạ dày, dây thần kinh và tĩnh mạch vùng chậu. Ngoài ra, còn có thể chiếm một phần không gian trong đường tiêu hoá. Từ đó, làm giảm khả năng di chuyển tự nhiên của ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa.  Áp lực thai kỳ, hay đổi nội tiết tố nữ khi mang thai khiến mẹ bầu thường xuyên bị táo bón Chế độ dinh dưỡng Thiếu chất xơ và nước trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và tăng nguy cơ bị táo bón. Chất xơ là một yếu tố quan trọng giúp tạo ra phân mềm và dễ đi qua đường ruột. Bên cạnh đó, ăn uống quá nhiều khiến cơ thể không tiêu hóa kịp, thức ăn tích tụ cũng có thể gây ra táo bón.  Nôn ói do nghén Nôn ói thường xảy ra trong ba tháng đầu thai kỳ, điều này có thể làm cơ thể bị mất nước và chất dinh dưỡng quan trọng, gây khó khăn trong việc duy trì quá trình tiêu hóa bình thường. Phân từ đó trở nên khô cứng hơn bình thường, khó để bài tiết ra ngoài. Nôn ói dẫn đến mất nước, gây ra táo bón ở mẹ bầu Lười vận động  Thai nhi tăng kích thước, nhất là vào những tháng cuối khiến cho việc di chuyển của mẹ bầu trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt là cơ thể mệt mỏi lại càng khiến thai phụ lười vận động. Duy trì hoạt động thể chất nhẹ nhàng và đều đặn có thể kích thích quá trình tiêu hóa. Bị tiểu đường, suy giáp Có nhiều trường hợp bà bầu bị tiểu đường hoặc suy giáp cũng có thể dẫn đến tình trạng táo bón thường xuyên. Ngoài ra, bổ sung quá nhiều sắt và canxi cùng lúc dẫn đến dư thừa chất, cơ thể không kịp hấp thụ gây ra triệu chứng táo bón. Bổ sung sắt và canxi quá nhiều cũng có thể là lý do gây ra táo bón ở bà bầu Thói quen nhịn đi vệ sinh Việc nhịn đi tiểu hoặc đại tiện khi cảm thấy buồn có thể gây rối loạn hệ thống ruột và dẫn đến táo bón. Khi đó, phân bị ứ đọng bên trong, ruột sẽ tái hấp thụ nước khiến phân trở nên thô cứng. Chính vì vậy, thói quen nhịn đi vệ sinh quá lâu cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở mẹ bầu. Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa khi mang thai - nguyên nhân và xử lý 7 cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất Các cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất cần phải đảm bảo là những phương pháp an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người. Dưới đây là 7 cách chữa táo bón cho bà bầu hiệu quả: Uống nhiều nước Uống nhiều nước là cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất, đơn giản và cực kỳ hiệu quả, nhất là trong 3 tháng đầu. Thói quen này sẽ giúp các chất dễ dàng di chuyển qua hệ thống tiêu hoá trong cơ thể. Không những vậy, khi lượng chất xơ trong bữa ăn được gia tăng, nếu không uống đủ nước sẽ rất dễ biến thành nguyên nhân táo bón. Trong thai kỳ, cơ thể cần nhiều nước hơn bình thường. Chính vì vậy, bà bầu nên uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày để giúp giảm táo bón. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể uống thêm nước ép từ rau củ, trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bà bầu bị táo bón hãy uống nhiều nước mỗi ngày Xem thêm: Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu - Nguyên nhân và 5+ mẹo phổ biến Bổ sung lợi khuẩn Lợi khuẩn hỗ trợ việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa. Bà bầu có thể sử dụng các sản phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, sữa chua lên men hoặc các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn để hỗ trợ việc điều trị táo bón. Chúng sẽ kích thích các vi khuẩn trong đường ruột phân giải thức ăn tốt hơn. Thay đổi chế độ ăn uống Đây là một trong những cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất, nhưng cần được tham khảo ý kiến chuyên gia để xây dựng sao cho phù hợp và cân đối. Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày với rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi,...giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, hạn các loại thực phẩm dễ gây táo bón như cơm trắng, chuối, đồ nướng, ngũ cốc, thực phẩm nhiều đường, đồ đóng hộp hoặc chế biến sẵn,...Không nên uống rượu, cà phê, nước ngọt hay hút thuốc khi đang mang thai. Kết hợp sữa chua với trái cây tươi để cải thiện chứng táo bón ở bà bầu Xem thêm: Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa - không nên coi thường Thường xuyên vận động Hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga giúp bà bầu kích thích hoạt động ruột và giảm táo bón. Điều này cũng có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng. Hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 3 lần/tuần, mỗi lần tập từ 20 - 30 phút. Tuy nhiên, thời gian vận động phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ bầu. Bổ sung sắt đúng cách  Bà bầu thường được khuyến khích bổ sung sắt để ngăn ngừa thiếu máu. Tuy nhiên, một số thuốc bổ sung sắt có thể gây tác động phụ như táo bón. Việc thay đổi liều lượng hoặc lựa chọn loại thuốc có thể giúp tránh được tình trạng này. Hãy nói chuyện với bác sĩ và đề nghị chuyển sang dùng một loại thuốc sắt khác. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bạn dùng một loại vitamin trước khi sinh với hàm lượng sắt ít hơn. Bổ sung sắt đúng cách để mẹ và bé đều được khỏe mạnh Xem thêm: Bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối - Cẩm nang 3 điều phải biết Thận trọng khi dùng thuốc trị táo bón Việc sử dụng thuốc trị táo bón là cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất, nhưng cần được thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai. Một số loại thuốc có thể không phù hợp hoặc gây nguy hiểm cho thai kỳ. Không được tự ý dùng và lạm dụng thuốc quá mức, thay vào đó, hãy ăn nhiều các loại thực phẩm như quả hạnh, mơ khô, mận khô, đậu và các loại rau xanh. Trường hợp bị táo bón nặng, bác sĩ có thể cho dùng thuốc thụt thích hợp. Xem thêm: 5+ nguy cơ tiềm ẩn khi dùng thuốc làm mềm phân Không nhịn đi vệ sinh Nhịn đi vệ sinh sẽ làm tình trạng táo bón và bệnh trĩ của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế, tuyệt đối không nên nhịn khi buồn mà hãy tập thói quen đi vệ sinh khi có nhu cầu hoặc đi vệ sinh vào một giờ thích hợp. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý đến tư thế khi đi vệ sinh để giúp làm giảm áp lực và phòng ngừa nguy cơ bệnh trĩ. Tóm lại, trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất nào, hãy luôn thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, tránh những ảnh hưởng tiêu cực không đáng có xảy ra. Bà bầu bị viêm đại tràng - điều trị sao để khoẻ mẹ khoẻ con Những thông tin về viêm đại tràng co thắt ở bà bầu Chướng bụng đầy hơi ở bà bầu - Cách khắc phục?

Những bệnh nghề nghiệp của giáo viên thường gặp nhất

Giáo viên là một trong những nghề cao quý, đóng vai trò lớn trong sự nghiệp hình thành và phát triển con người. Nhìn vào thì tưởng chừng như đây là công việc nhẹ nhàng, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưng thực chất thì thầy cô luôn bị đeo bám bởi nhiều căn bệnh dai dẳng. Các bệnh nghề nghiệp của giáo viên phổ biến Thầy cô có thể phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe nghề nghiệp do tính chất công việc. Nó tác động trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và giảm hiệu suất giảng dạy. Cụ thể có một số bệnh nghề nghiệp của giáo viên thường gặp như sau: Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hóa phổ biến thường gặp liên quan đến căng thẳng, áp lực hoặc thức ăn. Bởi vậy mà thầy cô là đối tượng dễ mắc phải tình trạng này nhất.  Lý do vì giáo viên thường phải đối mặt với nhiều áp lực từ công việc, giao tiếp cùng học sinh hay phụ huynh, chuẩn bị bài giảng và đối mặt với yêu cầu khắt khe từ hệ thống giáo dục. Từ đó bị stress, gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hoặc cảm giác khó chịu trong ruột. Viêm đại tràng Cũng tương tự như IBS, stress có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng hoặc làm gia tăng các triệu chứng. Đây là một tình trạng viêm nhiễm trong ruột, thường đi kèm với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón và rối loạn tiêu hóa. Những áp lực mà thầy cô phải đối mặt rất dễ dẫn tới căn bệnh này, ảnh hưởng xấu tới chức năng tiêu hoá, cũng như công việc và cuộc sống hàng ngày. Viêm đại tràng được coi như một trong những bệnh nghề nghiệp của giáo viên rất dễ gặp phải. Thầy cô đối mặt với Stress dài ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng Viêm họng, khàn tiếng Tính chất công việc của các thầy cô là giảng dạy, nói liên tục và đôi khi phải nói với cường độ lớn. Chính vì vậy, đau rát họng hay khàn tiếng là triệu chứng rất thường gặp. Đau rát họng lâu ngày có thể dẫn đến viêm họng, viêm thanh quản hoặc thậm chí là mất giọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cũng như công việc.  Để phòng tránh những điều này, quý thầy cô có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy như loa, micro và hạn chế uống nước đá lạnh. Bệnh hô hấp Tiếp xúc nhiều người, đặc biệt trong môi trường học tập với phấn trắng, bảng đen, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như cúm, viêm phổi, viêm mũi họng hoặc các bệnh khác lan truyền qua không khí.  Viêm nhiễm lâu ngày dẫn tới sức đề kháng của cơ quan hô hấp giảm đi, từ đó nguy cơ mắc lao phổi do các vi khuẩn lao tấn công cơ thể sẽ cao hơn. Bệnh xương khớp, mạch máu Thầy cô đứng nhiều khi giảng dạy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mạch máu chi dưới. Nguyên nhân tình trạng này ở phụ nữ cao do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch.  Bên cạnh đó, ngồi nhiều, soạn giáo án đêm khuya hoặc chấm bài thi lại là công việc ngồi lâu, có thể gây đau lưng, đau cột sống và tăng nguy cơ mắc các vấn đề xương khớp. Căng thẳng, suy nhược thần kinh Công việc giáo viên đòi hỏi phải lao động trí óc liên tục, xử lý nhiều tình huống căng thẳng áp lực từ học sinh và phụ huynh, cũng như chuyên môn dẫn đến căng thẳng và suy nhược thần kinh. Từ đó, thầy cô rất dễ bị kiệt sức, mệt mỏi và đau đầu, thậm chí là cả rối loạn giấc ngủ và lo âu. Đây được coi như bệnh nghề nghiệp của giáo viên tiêu biểu và dễ nhận thấy nhất. Mắt khô, mờ nhanh Việc sử dụng máy tính, đọc và viết trong thời gian dài không chỉ làm mỏi mắt mà còn có thể gây mắc bệnh mắt khô, làm giảm tập trung và làm mờ thị lực nhanh chóng. Đặc biệt theo các chuyên gia, ánh sáng xanh của điện thoại, máy tính có thể là nguyên nhân gây chết võng mạc. Món quà sức khỏe cho thầy cô nhân ngày 20-11 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn với thầy cô của mình. Nhìn vào những bệnh nghề nghiệp của giáo viên, chúng ta mới có thể thấu hiểu được sự hi sinh và cống hiến hết mình của thầy cô với nghề và với những học sinh thân yêu.  Chính vì vậy, những món quà tặng sẽ thay bạn thể hiện Lời chúc thầy cô 20/11 sâu sắc nhất đến những người đã dạy dỗ mình. Và tất nhiên, sẽ có rất nhiều ý tưởng lựa chọn sẽ được nảy ra trong đầu. Nhưng có lẽ, món quà ý nghĩa và thiết thực nhất vẫn là món quà bảo vệ sức khỏe, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh nghề nghiệp của giáo viên. Nếu bạn lăn tăn vẫn chưa biết chọn gì, nhất là khi thầy cô của bạn đang mắc phải các bệnh như viêm đại tràng hay hội chứng ruột kích thích thì Viên uống Tràng Phục Linh PLUS là món quà không thể tuyệt vời hơn.  Sản phẩm với các thành phần thảo dược tự nhiên như Cao Bạch Truật, Cao Bạch Phục Linh,...nên rất an toàn khi sử dụng mà không gây tác dụng phụ. Từ đó, hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng, hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hoá và giảm các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát. Tóm lại, bệnh nghề nghiệp của giáo viên có lẽ là điều không thể tránh khỏi, dù ít hay nhiều. Chỉ mong quý thầy cô hãy chú ý quan tâm đến sức khỏe hơn bằng việc thăm khám, kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ, để phát hiện bệnh sớm và có phương hướng điều trị cụ thể. Từ đó tiếp tục cống hiến công sức cho sự nghiệp trồng người thiêng liêng.

Mách nhỏ: 1 tuần không đi đại tiện có sao không?

Tần suất đi đại tiện là dấu hiệu phản ánh sức khỏe hệ tiêu hoá của bạn đang thế nào. Đặc biệt, rất nhiều người gặp phải tình trạng không buồn đi đại tiện trong nhiều ngày gây ra tâm trạng hoang mang và lo lắng. Vậy 1 tuần không đi đại tiện có sao không? Cách cải thiện nó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1 tuần không đi đại tiện có sao không? Theo các chuyên gia, tần suất đi đại tiện bình thường là khoảng 3 lần/ngày và 2 ngày/lần. Tuy nhiên, tuỳ vào chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe và lối sống của mỗi người mà con số này cũng là khác nhau. Mỗi người sẽ có một tần suất đi đại tiện riêng và thường là vào cùng một thời điểm trong ngày. Vậy 1 tuần không đi đại tiện có sao không? Dù bạn vẫn ăn uống bình thường nhưng nếu từ 5 ngày hoặc một tuần không đi đại tiện, thì rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng táo bón. Nếu táo bón kéo dài khiến 1 tuần không đi đại tiện hoặc chỉ đi đại tiện 1 lần và bạn đã thử điều trị bằng các phương pháp đơn giản tại nhà nhưng không có hiệu quả, thì bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám, tránh tình trạng để lâu khiến bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trường hợp nếu chưa tự điều trị đủ 1 tuần, nhưng bạn đã và đang phải trải qua những cơn đau bụng trầm trọng kèm táo bón, thì đây rất có thể là triệu chứng liên quan đến trực tràng. Khi ấy, bạn nên cần đến ngay bác sĩ để được điều trị. Ngoài đau bụng, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như: Nôn mửa Không thể xì hơi Bụng căng chướng. Nếu có các dấu hiệu này, có thể bạn đã bị tắc ruột. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được thăm khám và can thiệp ngay. Lưu ý, cơn đau do tắc nghẽn ruột dữ dội hơn rất nhiều so với cơn đau táo bón. Nguyên nhân dẫn tới 1 tuần không đi đại tiện được Với người bình thường, các cơn buồn đại tiện sẽ xuất hiện sau khoảng từ 1 đến 2 ngày. Còn những người 1 tuần không đi đại tiện, có thể do các nguyên nhân sau:  Táo bón Khi bị táo bón, đường tiêu hoá sẽ rối loạn dẫn đến phân di chuyển chậm qua đại tràng hoặc phân không đủ để hình thành. Táo bón thường xuất hiện bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả chế độ ăn uống lẫn công việc, thói quen hàng ngày. Chế độ ăn ít chất xơ  Chất xơ là một loại thức ăn không tiêu hóa hoàn toàn, giúp giữ nước lại cho phân, từ đó định hình khối phân và kích thích nhu động ruột co bóp, đẩy khối phân ra ngoài. Khi thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn, phân trở nên cứng và khó đi qua ruột, dẫn đến táo bón. Ăn ít chất xơ là nguyên nhân không đi vệ sinh được trong nhiều ngày Căng thẳng, stress Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và làm cho cơ trơn trong ruột hoạt động kém hiệu quả, góp phần gây ra táo bón. Ngoài ra, còn ảnh hưởng trực tiếp đến căng cơ, viêm, sản xuất enzyme và chức năng tiêu hoá tổng thể.  Lười vận động Thể dục thể thao giúp kích thích hoạt động ruột. Nếu bạn ít vận động, cơ trơn trong ruột không hoạt động mạnh mẽ, tạo điều kiện cho táo bón xuất hiện. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng lưu lượng máu, tăng cường cơ bắp trong hệ tiêu hoá và kiểm soát căng thẳng. Tác dụng phụ của thuốc Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng axit, thuốc bổ sung canxi, thuốc chống co giật, có tác dụng phụ là làm chậm hoạt động ruột, dẫn đến táo bón. 1 tuần không đi đại tiện được có thể do tác dụng phụ của thuốc Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột Hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất. Mất cân bằng này có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa và tạo điều kiện cho táo bón xảy ra. Bệnh dính ruột Đây là hiện tượng ruột dính vào thành bụng, dính các tạng do mô sẹo hình thành. Hiện tượng này có thể xảy ra bên trong ruột hoặc tử cung, giữa bề mặt các tạng và phúc mạc. Dính ruột dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như nghẽn thức ăn, nghẽn tắc mạch máu, đau bụng, đầy hơi, táo bón,...hoặc thậm chí là vô sinh và hoại tử ruột. Dính ruột là bệnh lý gây nhiều ngày không đi đại tiện được U xơ ruột U xơ là một khối u ác tính trong ruột. U xơ có thể gây ra cản trở sự di chuyển của phân và gây ra táo bón, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Các vấn đề tuyến giáp và nội tiết tố Thời kỳ mãn kinh, rối loạn ăn uống và rối loạn tuyến giáp có thể gây ra tình trạng táo bón. Các bệnh tiêu biểu gây ra táo bón có thể kể đến như bệnh Parkinson, chấn thương cột sống hoặc các vấn đề thần kinh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Giấc ngủ kém Giấc ngủ kém không chỉ làm mất khả năng tiêu hoá bình thường với các triệu chứng như táo bón, mà nó còn gây ra một loạt hệ luỵ khác tác động đến sức khoẻ tổng thể của bạn. Cách cải thiện tần suất đại tiện  Để cải thiện tần suất đại tiện và giảm tình trạng táo bón, tránh việc phải lăn tăn và đặt ra câu hỏi “1 tuần không đi đại tiện có sao không”, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để thay đổi lối sống và chế độ ăn uống của mình. Dưới đây là một số gợi ý: Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần Ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Cùng với đó, hãy thêm lúa mạch, yến mạch, hạt lanh hoặc hạt lựu vào bữa sáng để tăng cường chất xơ. Rau xanh không chỉ chứa chất xơ mà chúng còn rất ít calo, là nguồn cung cấp magie tốt cho cơ thể giúp cải thiện tình trạng táo bón. Uống đủ nước Uống đủ nước hàng ngày, ít nhất là 8 ly nước để giúp phân dễ đi qua ruột. Đặc biệt, hãy uống nước ấm, nước lọc ấm vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy để kích thích hệ tiêu hoá. Tránh tiêu thụ quá nhiều đồ uống có chứa caffeine và cồn, vì chúng có thể gây mất nước. Uống nhiều nước giúp dễ dàng đi đại tiện Thực hiện hoạt động thể chất Tập thể dục đều đặn để kích thích hoạt động ruột. Một số bài tập như đi bộ, chạy, yoga hoặc bài tập bụng có thể giúp cải thiện tần suất đại tiện. Chúng giúp tăng hoạt động cơ bắp ruột và làm dịu căng thẳng thần kinh. Áp dụng lịch đại tiện đều đặn Cố gắng đi đại tiện vào cùng một thời gian hàng ngày để kích thích thói quen tiêu hóa. Không nên kìm nén khi cảm thấy cần đi đại tiện. Tránh căng thẳng Giảm căng thẳng và lo âu thông qua phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hoặc tạo ra một môi trường thư giãn trong phòng tắm. Hạn chế thực phẩm gây táo bón Tránh thức ăn chứa nhiều chất đạm (protein) và ít chất xơ, ví dụ như thịt đỏ và sữa. Hạn chế thức ăn có chứa nhiều đường và thực phẩm chứa gluten nếu bạn bị nhạy cảm. Hạn chế thực phẩm khó tiêu để cải thiện tần suất đi ngoài Sử dụng thuốc nhuận tràng Nếu đã áp dụng các phương pháp trên nhưng hiệu quả chưa được như mong đợi, bạn có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón. Tuy nhiên, cần quan sát trước khi sử dụng hoặc lắng nghe chỉ dẫn từ bác sĩ.  Vì thuốc nhuận tràng làm phân có nhiều nước và quá lỏng, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hậu môn. Bạn cũng không nên dùng liên tục vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng tự nhiên của hệ tiêu hoá. Tóm lại, 1 tuần không đi đại tiện có sao không thì câu trả lời là bạn nên cảnh giác vì bạn có thể bị táo bón hoặc các vấn đề khác liên quan đến sức khoẻ. Nếu đã tự điều trị mà tình trạng không đỡ, kèm theo là các triệu chứng như đau dữ dội, nôn mửa, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để xác định nguyên nhân cụ thể và từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.

Viêm đại tràng có ăn được yến mạch không?

Yến mạch là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ và được nhiều người ưa chuộng sử dụng hàng ngày. Vậy người bị viêm đại tràng có ăn được yến mạch không? Bài viết sau đây sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, từ đó giúp quá trình chăm sóc sức khỏe bản thân được tốt hơn.  Viêm đại tràng có ăn được yến mạch không? Yến mạch tên khoa học là Avena sativa, một loại ngũ cốc lấy hạt phổ biến tại các quốc gia có khí hậu ôn đới như Mỹ, Nga, Úc, Ba Lan,…Hiện nay cũng đang trở thành thực phẩm phổ biến tại Việt Nam. Chúng thường được sử dụng để làm bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày.  Vậy viêm đại tràng có ăn được yến mạch không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Theo các chuyên gia, bệnh nhân viêm đại tràng hoàn toàn có thể sử dụng được yến mạch, đặc biệt với loại yến mạch không có các hương vị phụ gia. Lý do vì chúng rất giàu dinh dưỡng và có tác động tốt đối với hệ tiêu hóa của con người. Trong thành phần của yến mạch có chứa nhiều chất đạm, chất béo không bão hòa, chất xơ hòa tan, vitamin và chất khoáng. Chúng đều hiệu quả và an toàn trong việc sử dụng cũng như hỗ trợ điều trị viêm đại tràng. Viêm đại tràng hoàn toàn có thể ăn được yến mạch Chất xơ hòa tan là thành phần có rất nhiều trong yến mạch, với tác dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng. Khi vào trong ruột, chúng kết hợp với nước tạo thành chất gel. Chất gel này có nhiệm vụ bám lên thành ruột, làm chậm quá trình hấp thu các chất béo không tốt, đường và tác nhân có hại khác. Đồng thời kích thích nhu động ruột, làm tăng khối lượng phân giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, thời gian phân đọng lại trong đại tràng cũng được rút ngắn, từ đó giảm bớt ảnh hưởng của các chất phát sinh gây viêm nhiễm lên đại tràng. Cùng với đó, vi khuẩn ở đoạn dưới của ruột có chức năng phân rã chất xơ sinh ra butirat. Chất này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm trong đại tràng hoặc khối u có thể phát triển. Không những vậy, chất xơ hòa tan trong yến mạch khi vào đến ruột già sẽ lên men, tạo thành một loại prebiotic giúp kích thích sự phát triển của lợi khuẩn Bifidobacterium. Lợi khuẩn này cư trú chủ yếu ở đại tràng, bảo vệ đại tràng khỏi những tác hại từ vi khuẩn gây viêm nhiễm, giúp đại tràng luôn khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Công dụng của yến mạch với người viêm đại tràng Trên thị trường hiện nay, yến mạch được chia làm 2 dạng chính là bột yến mạch và yến mạch tấm. Như thông tin chia sẻ phía trên, viêm đại tràng có ăn được yến mạch không thì hoàn toàn có thể sử dụng để cải thiện bệnh lý. Cụ thể rõ hơn các công dụng của yến mạch với người bị viêm đại tràng như sau: Cải thiện đường tiêu hoá Yến mạch với hàm lượng chất xơ hòa tan cao nên dùng yến mạch có thể cải thiện đường tiêu hóa và tăng nhu động ruột. Chất xơ cũng có khả năng hấp thụ nước, giúp tạo ra phân và dễ dàng di chuyển qua ruột, giảm nguy cơ táo bón, một triệu chứng thường gặp ở người bị viêm đại tràng. Yến mạch chứa nhiều chất xơ hoà tan, tốt cho hệ tiêu hoá Cải thiện hệ miễn dịch Yến mạch có chứa beta-glucan, một loại chất có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, loại bỏ vi sinh vật gây bệnh và giảm triệu chứng viêm đại tràng. Ngoài ra, yến mạch còn có thể giúp kiểm soát đường tiêu hóa, giảm cảm giác loét, nứt và tiêu chảy, những triệu chứng thường xảy ra trong viêm đại tràng. Tăng cường dinh dưỡng  Lý do tiếp theo cho việc viêm đại tràng có ăn được yến mạch không thì yến mạch cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, khoáng chất và protein cho cơ thể. Điều này giúp người bị viêm đại tràng duy trì tình trạng sức khỏe tốt và tái tạo niêm mạc đại tràng hiệu quả. Trong yến mạch có nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể Tuy nhiên, mỗi người có thể có phản ứng khác nhau đối với yến mạch. Có người có thể hiệu quả trong việc bổ sung yến mạch vào chế độ ăn uống, trong khi người khác có thể cảm thấy triệu chứng tăng cường. Việc điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng là rất quan trọng để đảm bảo rằng yến mạch hoặc bất kỳ thực phẩm nào khác đều phù hợp với tình trạng cụ thể của bạn. Viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không Lưu ý cách ăn yến mạch khi bị viêm đại tràng Khi bạn bị viêm đại tràng và muốn sử dụng yến mạch trong chế độ ăn uống của mình, có một số lưu ý quan trọng cần phải cân nhắc. Cụ thể như sau: Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì yến mạch ăn thích hợp nhất là vào buổi sáng. Ngoài ra có thể ăn vào bất cứ thời điểm nào mà không lo về tác hại xảy ra. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà có thể chọn lựa giữa các loại yến mạch nguyên hạt, yến mạch cắt nhỏ, yến mạch cán mỏng hoặc yến mạch xay mịn thành bột.  Yến mạch không gây tác dụng phụ nên có thể được sử dụng nhiều lần trong ngày, không giới hạn về số lần dùng. Tuy nhiên, chỉ dùng số lượng thích hợp với cơ thể Nếu bạn chưa từng ăn yến mạch trước đây hoặc có triệu chứng nhạy cảm, hãy bắt đầu với một lượng nhỏ và theo dõi cách cơ thể phản ứng. Sau đó, tăng dần lượng yến mạch nếu không gặp phản ứng phụ. Hãy chọn yến mạch không đường hoặc tự thêm một ít đường nếu cần thiết, vì yến mạch thêm đường hoặc hương liệu có thể gây kích thích cho đường tiêu hoá. Yến mạch có khả năng hấp thụ nước, vì vậy hãy uống đủ nước để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể và tránh tình trạng táo bón. Yến mạch sẽ không đem lại hiệu quả nhanh như các loại thuốc thông thường, thời gian tác dụng của yến mạch tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Cần ngâm yến mạch thô trong chất lỏng trước khi nấu, đặc biệt là trong nước trái cây sẽ tránh được nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Thời gian cần cần ngâm yến mạch thô là ít nhất 12 tiếng trước khi chế biến. Không nên nấu yến mạch quá lâu vì chúng rất dễ chín, dễ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có. Thậm chí, bạn chỉ cần làm chín yến mạch trong lò vi sóng mà không cần nấu.  Không kết hợp yến mạch với sữa bò khi chế biến, đặc biệt là với người viêm đại tràng hoặc đau dạ dày. Lý do vì sữa động vật có khả năng thúc đẩy dạ dày sản sinh nhiều axit dịch vị, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực lên niêm mạc dạ dày.  Tóm lại, viêm đại tràng có ăn được yến mạch không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể, nhưng phải ăn sao cho đúng và đảm bảo chuẩn xác theo những lưu ý ở trên. Nhớ rằng, mỗi người có cơ địa khác nhau và có thể phản ứng khác nhau với yến mạch, vì vậy hãy nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn trước khi thay đổi chế độ ăn uống của mình, đặc biệt là khi bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Chuyên gia tư vấn: Bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Giải đáp: Viêm đại tràng ăn xôi được không?

Xôi là món ăn thơm ngon quen thuộc với người dân Việt Nam, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng dùng nó nếu không biết cách sử dụng hợp lý. Vậy người bị viêm đại tràng ăn xôi được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Viêm đại tràng ăn xôi được không? Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Viêm đại tràng mãn tính kéo dài suốt đời và hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm, chỉ có các lựa chọn để điều trị giúp kiểm soát tình trạng bệnh.  Người mắc viêm đại tràng cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt là tránh các thực phẩm có thể kích thích tình trạng bệnh. Vậy viêm đại tràng ăn xôi được không? Câu trả lời là CÓ THỂ, nhưng cần phải hạn chế hoặc kiểm soát chất lượng xôi được tiêu thụ để tránh tình trạng khó tiêu.  Viêm đại tràng có ăn được xôi nhưng cần phải hạn chế Lý do vì xôi được làm từ gạo nếp với độ dẻo cao, tạo thành một khối tổng thể kết dính, gây ra tình trạng khó tiêu. Khi ăn xôi, một lượng lớn tinh bột sẽ được nạp vào cơ thể, gây áp lực lên hệ tiêu hoá và tăng nguy cơ gây tắc nghẽn đại tràng. Ngoài ra, xôi còn khiến tăng cường sự tạo ra ga trong ruột, gây cảm giác đầy bụng và khó tiêu. Do đó, đối với người mắc viêm đại tràng, nên hạn chế ăn xôi để tránh tình trạng khó tiêu và tắc nghẽn đại tràng. Thay vào đó, hãy tăng cường sử dụng những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, canh hoặc nhiều chất xơ và mềm như rau củ nấu chín. Đặc biệt, trước khi đưa ra quyết định viêm đại tràng ăn xôi được không, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên chính xác nhất, phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh cụ thể của bản thân. Viêm đại tràng nên ăn loại xôi nào? Như vậy, viêm đại tràng ăn xôi được không thì nên hạn chế, người bị viêm đại tràng hãy ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu chất xơ. Với trường hợp bạn muốn ăn xôi, có thể lựa chọn những loại xôi tốt cho người bị viêm đại tràng như sau: Xôi gạo nếp: Xôi gạo nếp là một lựa chọn tốt vì nó không chứa nhiều hợp chất kích thích tiêu hóa. Nó dễ tiêu hóa và giàu chất xơ hơn so với các loại xôi có hương liệu hoặc gia vị khác. Nếp gạo cũng chứa nhiều vitamin B và khoáng chất giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Viêm đại tràng nên ăn xôi trắng để tránh bệnh nặng hơn Xôi khoai: Khoai lang và khoai mì là hai loại khoai tốt cho người bị viêm đại tràng. Chúng đều chứa nhiều chất xơ và chất chống viêm giúp giảm tác động của viêm đại tràng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy rằng khoai gây ra vấn đề với dạ dày hoặc tiêu hóa của mình, hãy giới hạn lượng khoai có trong xôi. Xôi mạch nha: Mạch nha là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời và giúp ổn định quá trình tiêu hóa. Bạn có thể làm loại xôi này từ hạt mạch nha và thêm các thực phẩm khác như trái cây hoặc hạt chia để tăng thêm giá trị dinh dưỡng và đẹp mắt hơn. Xôi hạt sen: Hạt sen có chứa nhiều chất xơ, chất chống viêm, omega-3, và nhiều dinh dưỡng khác. Đây là lựa chọn tốt cho người mắc viêm đại tràng, nhưng nhớ rửa kỹ hạt sen trước khi sử dụng để loại bỏ phần màng nền có thể gây khó tiêu hóa.. Xôi gạo lứt: Gạo lứt chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất có lợi cho tiêu hóa. Nó giúp ổn định hệ tiêu hóa và không gây áp lực với những người bị viêm đại tràng khi ăn. Tuy nhiên, mỗi người đều sẽ có phản ứng khác nhau với từng loại thực phẩm, nên cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và tư vấn dinh dưỡng trước khi sử dụng. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào xảy ra sau khi ăn xôi, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có liệu pháp điều trị phù hợp nhất. Viêm loét đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì Lưu ý cách ăn xôi cho người viêm đại tràng Viêm đại tràng có thể ăn xôi một cách an toàn và hợp lý. Tuy nhiên, có một vài lưu ý về cách ăn xôi mà người bị viêm đại tràng cần lưu ý như sau: Người bị viêm đại tràng nên chọn những loại xôi phù hợp, dễ tiêu hóa, ít gây tác động tiêu cực. Xôi gạo nếp là lựa chọn tố vì chúng dễ tiêu hóa hơn xôi gạo lứt, xôi đậu xanh và xôi ngô. Người bệnh nên ăn xôi một cách điều độ và hạn chế ăn quá nhiều cùng một lúc. Ăn ít xôi trong một bữa và chia nhỏ bữa ăn để tránh tạo áp lực lên đại tràng, gây ra tình trạng khó tiêu. Nên làm mềm xôi trước khi ăn, có thể nấu xôi thêm một chút nước để xôi mềm hơn và dễ tiêu hóa. Để giảm tác động tiêu hóa của xôi, hãy kết hợp xôi cùng các loại thực phẩm khác như rau củ nấu mềm, thịt nướng hoặc canh đậu hũ. Hãy chú ý theo dõi cơ thể và quan sát xem khi ăn xôi có tác động gì đến tình trạng viêm đại tràng của bản thân hay không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu không tốt nào, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống và tham khảo ý kiến bác sĩ. Không nên ăn quá nhiều xôi cùng một lúc khi bị viêm đại tràng Tóm lại, viêm đại tràng ăn xôi được không thì câu trả lời là CÓ, nhưng cần phải hạn chế, nếu có ăn thì phải tuân thủ cách ăn sao cho an toàn và hợp lý. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng, khi các triệu chứng đã nặng hoặc không thể kiểm soát bằng chế độ ăn, người bệnh nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để đưa ra lời khuyên hữu ích trước khi sử dụng bất kỳ một loại thực phẩm nào. Bị viêm đại tràng nên ăn quả gì? 12 trái cây tốt cho đại tràng

[XEM NGAY] Viêm đại tràng có ăn được thịt gà không?

Thịt gà là món ăn quen thuộc trong thực đơn hàng ngày với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy người bị viêm đại tràng có ăn được thịt gà không? Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Viêm đại tràng có ăn được thịt gà không? Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm bên trong đại tràng, các triệu chứng và cách điều trị có thể khác nhau tùy theo loại và mức độ của bệnh. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và khắc phục tình trạng bệnh. Vậy viêm đại tràng có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là CÓ. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm ăn thịt gà khi bị viêm đại tràng. Lý do vì thịt gà nằm trong nhóm thịt trắng tốt cho đại tràng, chúng chứa nhiều protein và ít chất béo có hại cho cơ thể. Để giải thích rõ hơn cho điều này, bạn có thể tham khảo chi tiết hơn những lý do sao đây: Thịt gà rất giàu protein: Protein là một thành phần quan trọng để duy trì cơ bắp, hỗ trợ quá trình phục hồi và cung cấp năng lượng. Với người bệnh viêm đại tràng, việc cung cấp đủ lượng protein mỗi ngày là điều rất cần thiết để thúc đẩy hỗ trợ phục hồi và duy trì sức khỏe. Thịt gà ít chất béo: Thịt gà thường có ít chất béo hơn so với nhiều loại thịt khác như thịt đỏ, thịt bò, thịt heo. Chế độ ăn uống ít chất béo có thể giúp kiểm soát triệu chứng viêm đại tràng. Chất béo làm tăng sản xuất muối bảo vệ, làm tăng tiết chất lỏng trong ruột và gây ra cảm giác khó chịu.  Dễ tiêu hóa: Thịt gà dễ tiêu hoá hơn so với một số thực phẩm khác, điều này đóng vai trò quan trọng cho những người mắc viêm đại tràng, đặc biệt là khi họ có khả năng gặp vấn đề về tiêu hóa. Thịt gà có cấu trúc mềm và dễ tiêu hóa, giúp giảm tải lên đại tràng và giảm khả năng gây kích thích ruột.  Thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho người viêm đại tràng Tuy nhiên, khi ăn cần chú ý bỏ phần da, tránh ăn gà chiên rán nhiều dầu mỡ, chỉ nên ăn luộc, hấp hoặc rang. Ngoài ra, như chúng tôi đã chia sẻ, chế độ ăn uống sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa và nhu cầu riêng của mỗi người. Nên nếu bạn cảm thấy rằng thịt gà gây kích thích hoặc tăng triệu chứng viêm đại tràng, bạn nên xem xét hạn chế hoặc thay thế nó bằng các nguồn protein khác và tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Điều quan trọng nhất là tham khảo ý kiến chuyên gia để xác định chế độ ăn uống phù hợp nhất với tình trạng viêm đại tràng của bạn. Chuyên gia tư vấn: Bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì? Các chất trong thịt gà tốt cho viêm đại tràng Tiếp tục lý giải rõ hơn cho câu hỏi “viêm đại tràng có ăn được thịt gà không” thì trong thịt gà có những thành phần có thể giúp cải thiện tình trạng viêm đại tràng như sau: Protein: Thịt gà chứa nhiều protein, đây là thành phần quan trọng giúp tái tạo và phục hồi mô trong đại tràng. Ngoài ra, protein còn cung cấp các axit amin cần thiết để hỗ trợ quá trình phục hồi và kháng viêm. Vitamin B: Thịt gà là nguồn thực phẩm tốt với các loại vitamin B, bao gồm vitamin B6 và vitamin B12. Các loại vitamin B này có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và chức năng của hệ thần kinh. Vitamin B6 có thể giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hoá và tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, vitamin B12 hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh và tăng cường sự hấp thụ dinh dưỡng.  Khoáng chất: Thịt gà cung cấp các khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm và selen. Sắt quan trọng cho sự hình thành của hồng cầu và giúp ngăn ngừa thiếu máu. Kẽm hỗ trợ chức năng miễn dịch và quá trình phục hồi của cơ thể. Trong khi đó, Selen là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Thịt gà dễ tiêu hoá và ít chất béo, thích hợp cho viêm đại tràng Bị viêm đại tràng có nên ăn trứng? Lưu ý khi ăn thịt gà cho người bị viêm đại tràng Bên cạnh việc “viêm đại tràng có ăn được thịt gà không” thì mắc viêm đại tràng và quyết định ăn thịt gà hoặc bất kỳ thực phẩm nào, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên xem xét để hạn chế triệu chứng và duy trì sức khỏe tốt. Dưới đây là những điều quan trọng bạn cần tham khảo: Chọn thịt gà loại tươi ngon, không chứa chất bảo quản, đầy đủ nguồn gốc và chế độ nuôi rõ ràng. Chất bảo quản có thể gây kích ứng cho đại tràng và tăng tình trạng bệnh. Lựa chọn phần thịt gà không mỡ hoặc ít mỡ. Mỡ trong thịt gà có thể làm tăng tiết mỡ, gây ra tình trạng tiêu chảy và đau quặn bụng cho người bệnh. Ưu tiên áp dụng các phương pháp chế biến thịt gà như hấp, ninh, nướng hoặc luộc để giảm lượng dầu mỡ và dễ tiêu hoá hơn. Hạn chế sử dụng các loại gia vị quá cay hoặc quá nhiều dầu mỡ trong quá trình chế biến thịt gà. Kết hợp cùng các nguyên liệu khác để bữa ăn thêm phong phú, ngon miệng và tăng giá trị dinh dưỡng từ thịt gà. Bạn có thể kết hợp với rau xanh như rau muống, cải xanh, cà rốt,...hay các loại gia vị như hành, tỏi, ớt, mùi tây,... Sáng tạo các công thức nấu ăn phù hợp, tham khảo thêm các công thức nấu ăn như: gà hấp, gà chiên, gà nướng, gà kho gừng,... Tránh nấu các món ăn nhiều gia vị, thức ăn nóng hoặc lạnh quá mức, vì chúng có thể gây kích thích niêm mạc đại tràng. Không nên ăn thịt gà chiên rán, gà cay và chứa nhiều dầu mỡ Tóm lại, viêm đại tràng có ăn được thịt gà không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, hãy thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp dành cho bạn. Cùng với đó, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, thay đổi lối sống khoa học để có được sức khỏe toàn diện nhé! Xem thêm: Thực phẩm tốt cho người viêm đại tràng 3 sai lầm trong ăn uống khiến viêm đại tràng càng khó chữa

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...