Hết sức cẩn trọng nếu như bạn đang có triệu chứng “đau bụng đi ngoài ra máu”. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, polyp đại tràng, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, táo bón, xuất huyết đường tiêu hóa,… Xem chi tiết bài viết sau để hiểu thêm về những căn bệnh gây đau bụng đi ngoài ra máu.
Mục lục
9 căn bệnh nguy hiểm gây đi ngoài ra máu
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở lứa tuổi thanh niên cho tới người cao tuổi. Nguyên nhân gây bệnh đa phần là do nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Ngoài ra, nếu chế độ ăn uống không hợp lý, không điều độ, căng thẳng, stress cũng có thể dẫn tới căn bệnh này.
Viêm đại tràng có biểu hiện là:
- Đau quặn bụng
- Đi ngoài và chảy máu khi đại tiện, phân lỏng
- Chướng bụng, đầy hơi
- Mót đại tiện
- Có thể sốt và mất nước
Bệnh không được chữa trị dứt điểm có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
☛ Xem chi tiết: [Tổng hợp chi tiết] hình ảnh viêm đại tràng
Polyp đại tràng
Nguyên nhân:
- Đột biến gen làm phát triển tế bào không bình thường tạo thành polyp
- Do di truyền
- Những người béo phì, chế độ ăn uống không khoa học, uống nhiều bia rượu, ít vận động…
- Những người có tiền sử viêm đại trực tràng mãn tính.
Biểu hiện:
- Đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón
- Phân có lẫn máu
- Đau bụng
Polyp đại tràng có tính chất nguy hiểm khi trở thành dạng ác tính, ung thư đại tràng. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại polyp đều có nguy cơ phát triển thành dạng ác tính. Do đó, bệnh nhân cần được chẩn đoán polyp đại tràng sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm: Cách điều trị với người mắc bệnh Polyp đại trực tràng
Ung thư đại – trực tràng
Biểu hiện ung thư đại tràng:
- Đau bụng âm ỉ, dai dẳng
- Đại tiện ra máu trong phân, đại tiện phân đen, hình dạng phân thay đổi
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Ăn không tiêu, không ngon miệng
Biểu hiện của ung thư trực tràng:
Triệu chứng chủ yếu là đi ngoài máu tươi kéo dài, máu ra từng giọt hay từng tia. Thăm và soi trực tràng thấy khối u.
Bệnh tật có thể xảy ra đối với bất kỳ độ tuổi nào, nhưng bệnh ung thư đại trực tràng thì phổ biến hơn hẳn ở tuổi trung niên, khoảng từ trên 50 tuổi
Nếu bạn thuộc nhóm tuổi này, lại thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng như nêu trên thì nên khẩn trương đi khám để phát hiện và loại trừ nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng hay không.
Ung thư dạ dày
Biểu hiện:
- Đầy bụng, khó tiêu, khó nuốt, nợ nóng
- Chán ăn, đau bụng , buồn nôn nhiều
- Đại tiện ra phân đen, có thể có máu
- Mệt mỏi, sốt kéo dài
- Bị ứ huyết thanh trong khoang bụng
- Khi vào giai đoạn muộn, người bệnh có thể cảm nhận thấy khối u ở ổ bụng
Ung thư dạ dày là dạng phổ biến nhất trong các căn bệnh ung thư. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh đường ruột khác. Ung thư dạ dày không được điều trị kịp thời sẽ di căn đến các bộ phận khác và có thể dẫn đến tử vong.
Người dân sống ở những vùng có chất lượng sống thấp, những người có nhóm máu A hay hút thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày hơn. Ngoài ra, bệnh còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền hay sự xâm lấn của vi khuẩn Helicobacter pylor.
Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là tình trạng các túi thừa bị viêm sưng đỏ. Viêm túi thừa có thể nhẹ hoặc cũng có thể là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Các biến chứng bao gồm xuất huyết (chảy máu từ ruột già), thủng ruột, tắc nghẽn ruột và áp-xe.
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng đối tượng chủ yếu là những người cao tuổi, người bị béo phì, do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ăn uống theo kiểu phương Tây .
Biểu hiện:
- Cảm giác chướng bụng đầy hơi
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Đau bụng thường là vùng phía dưới bên trái
- Đi ngoài ra máu lẫn trong phân
- Có thể kèm theo sốt
- Ói mửa hoặc buồn nôn
Đối với bệnh viêm túi thừa ở mức nhẹ, người bệnh có thể chủ động điều trị tại nhà theo đơn kê kháng sinh và giảm đau, thuốc làm mềm phân của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần nghỉ ngơi điều độ, kết hợp với chế độ ăn uống mềm, lỏng, bổ sung nhiều nước và chất xơ để hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng hơn.
Đối với những trường hợp nặng, gây ra biến chứng nghiêm trọng, bệnh nhân nên nhanh chóng nhập viện để kiểm tra, truyền nước, kháng sinh vào tĩnh mạch và theo dõi diễn tiến cũng như biến chứng của bệnh. Chuyên gia y tế có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng có túi thừa viêm kết hợp với các phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh.
Kiết lỵ
Kiết lị là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn gây ra (cụ thể là vi khuẩn salmonella và shigella). Bệnh hình thành do thói quen vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, tiêu hóa những thực phẩm mất vệ sinh, lây qua phân, hay có người trong gia đình bị bệnh,…Kiết lị chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ với độ tuổi mầm non, bệnh thường phổ biến trong mùa hè hơn là mùa đông.
Biểu hiện:
- Tiêu chảy và có máu và sủi bọt
- Khó khăn khi đại tiện
- Đau rát hậu môn
- Đau quặn bụng ở manh tràng dọc theo khung đại tràng dễ nhầm lẫn với viêm ruột thừa và viêm loét đại tràng.
- Đi tiểu nhiều lần ( 5 -10 lần/ngày)
- Sốt, mất nước
Bệnh kiết lỵ thường kéo dài thời gian khoảng 1 tuần. Nếu không điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng như: xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa, thủng ruột, lồng ruột…
Lựa chọn phương pháp điều trị gồm có: kháng sinh diệt lỵ ( Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine, Bactrim, Metronnidazole, Dehydro-émétine) chất lỏng và muối thay thế.
Người bệnh nên chú ý đến việc vệ sinh cá nhân và an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo nhanh khỏi bệnh, hạn chế tái phát.
Chứng táo bón
Táo bón là một chứng rối loạn đường tiêu hóa điển hình, hay còn gọi là đại tiện khó (thường được tính khi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần). Nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón khá đa dạng. Những người phẫu thuật xong thường bị táo bón, những người bị sỏi thận, sỏi mật cũng có thể bị táo bón. Ngoài ra, bị sốt, sử dụng thuốc kháng sinh, chế độ ăn thiếu chất xơ, stress, mang thai, rối loạn nội tiết hay bị nhiễm khuẩn cũng có thể dẫn đến táo bón. Tình trạng táo bón lâu ngày có thể dẫn tới bệnh trĩ, đi ngoài ra máu do trĩ thường có những biểu hiện sau
Biểu hiện
- Khó đại tiện, cơ thể mệt mỏi
- Phân cứng màu đen, vón cục
- Đi ngoài ra máu tươi ngay sau khi đi ngoài. Máu này như máu gà cắt tiết hoặc phủ lên trên phân.
- Có máu tươi lẫn trong phân hoặc chảy máu sau khi đại tiện xong
- Đau quặn bụng
- Có cảm giác mót đại tiện mặc dù vừa mới đại tiện xong
Phương pháp điều trị chứng táo bón thường khá đơn giản. Người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh là sẽ mau chóng thoát khỏi nỗi khổ sở này.
Lời khuyên:
- Chế độ ăn uống nhiều rau quả: rau đay, mồng tơi, đu đủ hoặc chuối để thúc đẩy nhu động ruột giúp nhuận tràng.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, pha nước chanh với nước ấm 2 -3 cốc mỗi ngày giúp làm mềm phân.
- Hạn chế đồ ăn khô cứng, chỉ ăn khi đói ( mỗi bữa cách nhau khoảng 4h) không ăn quá no.
☛ Đọc thêm: Cách chữa táo bón tại nhà hữu hiệu
Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa có thể gặp ở những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày, người có bệnh về gan (viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ)
Một vài trường hợp xuất huyết tiêu hóa là do người bệnh uống phải những dung dịch có tính kiềm hoặc axit, những người uống rượu nôn nhiều, tâm lý căng thẳng, cũng có thể làm xuất huyết tiêu hóa.
Biểu hiện:
- Hoa mắt, chóng mặt
- Nôn ra nhiều máu tươi lẫn dịch tiêu hóa trong dạ dày ( hàng chục ml hoặc cả lít máu)
- Đau bụng dữ dội khu vực thượng vị
- Đi ngoài ra máu
- Phân màu đen
- Huyết áp giả
- Sốc co giật, khó thở
- Da tái lạnh
Xử lý thế nào với người bị xuất huyết tiêu hóa?
Sơ cứu cho người bị xuất huyết tiêu hóa bằng cách để bệnh nhân nằm nghỉ, kê cao 2 chân để máu dồn xuống não.
Đắp chăn để ủ ấm cho người bệnh, chường đá vùng thượng vị để cầm máu.
Cần gọi cấp cứ và đưa người bệnh đi tới cơ sở y tế sớm nhất có thể.
Người bệnh có thể được chỉ định can thiệp bằng phương pháp nội soi, truyền dịch tĩnh mạch và truyền máu. Ngoài ra, người bệnh sẽ được sử dụng thêm một số loại thuốc giúp cầm máu, ổn định dạ dày và nhiêu phương pháp khác.
Đọc thêm: Đau quặn vùng thượng vị là do nguyên nhân nào?
Lồng ruột
Lồng ruột là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào khúc ruột bên dưới làm tắc nghẽn sự lưu thông trong đường ruột. Bệnh đa phần gặp ở trẻ em ( >80% là trẻ dưới 1 tuổi), người lớn hiếm khi mắc bệnh này. Bệnh lồng ruột hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Nhiều giả thuyết cho rằng bệnh có liên quan đến các căn bệnh nhiễm khuẩn gây ra rối loạn co bóp ruột, Polyp hay các u bướu bất thường trong lòng ruột.
Biểu hiện:
- Đột ngột quấy khóc, đau bụng dữ dội
- Nôn mửa thức ăn hoặc dịch màu xanh/ vàng
- Trẻ bỏ bú ( với trẻ dưới 1 năm tuổi)
- Bụng căng trướng
- Da tái, môi khô, mạch đập nhanh
- Đi ngoài có lẫn máu màu nâu hoặc đỏ trong phân
Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức khi phát hiện những triệu chứng bất thường. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành gây mê hoặc không. Sau đó, chuyên viên y tế sẽ đặt một ống thông vào hậu môn, nối ống thông với máy tháo lồng có van điều khiển áp lực.
Hai chân của trẻ sẽ được giữ thẳng và khép kín, bác sĩ sẽ thực hiện bơm hơi qua ống thông vào trong đại tràng. Kỹ thuật viên điện quang sẽ chụp phim khi thấy hình ảnh khối lồng, bác sĩ tiếp tục bơm khí vào đại tràng, khối lồng dần di chuyển đến khi thấy hơi đột ngột trào sang ruột non ào ạt là lúc khối lồng được tháo.
Kỹ thuật viên điện quang chụp phim thứ hai sau khi tháo được khối lồng. Lúc này điều dưỡng sẽ tiến hành tháo ống thông ra khỏi máy cho hơi trong lòng ruột thoát ra gần hết rồi rút ống thông ra khỏi hậu môn.
Trẻ sau tháo lồng có hiệu quả thường hết đau, ngủ yên, ỉa máu vẫn có thể có nhưng sẽ giảm dần, phân chuyển màu vàng, tính chất phân có thể lỏng do khi lồng ruột nước bị hấp thu vào lòng ruột nhiều.
Trẻ được truyền dịch: giải mê (nếu có tiêm tiền mê), bồi phụ nước và điện giải theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ được theo dõi khoảng 12- 24h sau đó được xuất viện.
☛ Tham khảo thêm: Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Cách điều trị và phòng ngừa
Điều trị và phòng tránh đau bụng đi ngoài ra máu
Khi gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu người bệnh không nên chủ quan mà cần tới trung tâm y tế để được thăm khám cụ thể. Sau khi thăm khám tìm ra nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài ra máu bác sĩ có phác đồ điều trị cụ thể tùy thuộc vào từng nguyên nhân.
Bác sĩ chỉ định một số thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị giảm đau, hạn chế chảy máu để ngăn chảy máu cấp. Đối với tình trạng chảy máu do có các bướu thịt, bộ phận ruột bị tổn thương do ung thư, viêm túi thừa, búi trĩ hoặc viêm ruột có thể được can thiệp bằng phẫu thuật.
Để việc điều trị đạt hiệu quả cao người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh, hoa quả và bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
Một số biện pháp dự phòng chung phải kể tới như:
- Chế độ ăn uống cần cân bằng giữa các thành phần dinh dưỡng, bổ sung nhiều chất xơ từ nguồn rau xanh ( súp lơ xanh, rau dền, rau bina, bí đỏ…), các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn, hạn chế táo bón xảy ra.
- Khi đi vệ sinh không nên rặn mạnh có thể gây tổn thương hậu môn cũng như đường tiêu hóa, sau đi vệ sinh cần lau nhẹ nhàng vùng hậu môn
- Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính cần điều trị sớm.
- Cần tránh đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều chất béo, rượu bia, đồ uống có ga, chất kích thích, thuốc lá…
☛ Đọc thêm: Mách bạn 5 cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả hiện nay
Giải pháp cho người đau bụng đi ngoài ra máu do viêm đại tràng
Một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị đi ngoài ra máu là do bệnh viêm đại tràng. Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt kết hợp với sử dụng sản phẩm tác dụng tái tạo niêm mạc đại tràng.
Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng
Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng
Dành cho các đối tượng:
- Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,…
- Người mắc bệnh Viêm đại tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa
- Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY
– Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY
Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng.
Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.
Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:
- Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
- Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính
- Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
- Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY
– Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY
Chào bác sĩ khi tôi đi đại tiện thì máu ra nhỏ giọt, đau bụng dưới , chán ăn, mệt mỏi, tay chân run thì tôi bị bệnh gì vậy ạ ?