Có thể hội chứng ruột kích thích (RKT) còn xa lạ với một số người và chưa có những kiến thức cơ bản về bệnh. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu 3 điều cơ bản nên biết về hội chứng này.
1. Ruột kích thích có đe doạ đến sự sống không?
Thực chất mà nói hội chứng ruột kích thích là sự hoạt động của đại tràng hoặc ruột không tối ưu, khi đó cơ thể sẽ có phản ứng quá mức với thức ăn nhất định và khi bạn bị stress. Tình trạng này không làm tăng nguy cơ mắc thêm các bệnh khác.
Bệnh cũng không gây tổn thương tới đại tràng và các bộ phận khác của cơ thể, dẫn tới các vấn đề sức khoẻ như viêm nhiễm đường ruột. Trong khi bệnh này có thể giống với ruột kích thích như đau bụng hoặc tiêu chảy tuy nhiên không gây ra viêm nhiễm đường ruột như RKT.
Đối với hội chứng RKT, tình trạng viêm nhiễm có thể làm tổn hại đến ruột, gây ra tình trạng loét và chảy máu khiến cho người bệnh đi ngoài ra máu hoặc sốt.
Xem chi tiết: Các loại thuốc chữa viêm đại tràng co thắt
2. Stress, thức ăn có ảnh hưởng tới RKT?
Tình trạng căng thẳng hoặc một số loại thức ăn nhất định tuy không là nguyên nhân gây ra bệnh nhưng nó có thể làm các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Đại tràng có nhiều dây thần kinh và khi bạn căng thẳng quá mức cơ thể tiết ra 1 lượng lớn hormone gây ra phản ứng quá mức với đại tràng. Khi đó cần hạn chế các triệu chứng này bằng cách kiểm soát tình trạng căng thẳng của mình bằng một số phương pháp thư giãn. Một giấc ngủ ngon vào buổi tối cũng có thể giúp bạn giải tỏa những căng thẳng trong ngày và cũng là thời gian để ruột nghỉ ngơi và hồi phục lại.
Nên nhớ rằng rượu, cà phê, đồ ăn chứa nhiều chất xơ, đồ béo hoặc bơ sữa có thể làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Triệu chứng thay đổi là dấu hiệu chẳng lành?
Thường thì hội chứng ruột kích thích không gây hại nhiều và không gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như gây tổn thương ruột mãn tính hay biến chứng. Tuy nhiên người bệnh vẫn phải để ý tới những thay đổi xảy ra trong những triệu chứng hay gặp. Ví dụ như các triệu chứng trở nên nặng hơn hay nhiều hơn như có máu trong phân, sụt cân, chướng bụng và các triệu chứng khác gây khó chịu.
Người bệnh nên đi kiểm tra sức khoẻ thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh của mình. Khi các triệu chứng thay đổi có thể là dấu hiệu của các bệnh khác mới phát triển và bác sĩ theo dõi của bạn sẽ là người nắm rõ nhất để chỉ định bạn cần đi làm những kiểm tra xét nghiệm chuyên sâu gì.
Không hề có nguyên tắc cứng nhắc nào buộc bạn làm kiểm tra chuyên sâu nào và bao giờ nhất nhiết phải gặp bác sĩ nào. Các kiểm tra chuyên sâu thường bao gồm nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, chụp CT và siêu âm. Càng lớn tuổi càng cần làm xét nghiệm chuyên sâu, tuổi phù hợp thường khoảng 40, 45 tuổi và hơn nữa.