Trẻ tiêu chảy do mọc răng – khi nào cần can thiệp?

Con bạn gần đây không tăng cân nào, bé biếng ăn, sức đề kháng kém và hay mắc bệnh? Có phải tình trạng này xảy ra sau một đợt bé bị tiêu chảy dài ngày? Bạn có biết dù bé mọc răng bị tiêu chảy nhưng nếu không cầm kịp thời và đúng cách sẽ làm tổn thương rất lớn đến cơ thể bé?

Trẻ hay mọc răng thường sốt, chảy dãi, kém ăn, kém ngủ, đi tướt…

Trẻ hay mọc răng thường sốt, chảy dãi, kém ăn, kém ngủ, đi tướt…

Lý giải hiện tượng bé mọc răng bị tiêu chảy?

Khi mọc răng, trẻ bị tiêu chảy (hay còn gọi là đi tướt) là quá trình viêm nhẹ ở lợi (do răng làm nứt lợi để mọc lên) khiến cơ thể sốt nhẹ, sức đề kháng kém dẫn tới rối loạn tiêu hóa.

Đi tướt mọc răng có thể  từ 4 đến 5 lần/ 1 ngày, phân không sống, nhầy, không có bọt, có màu vàng hơi xanh xanh hoa cà hoa cải, giống như tiêu chảy do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, khi bé bị đi tướt mọc răng bé vẫn chơi, ăn uống và hoạt động bình thường.

Các mẹ thường nghĩ đi tướt do mọc răng rất lành, không cần can thiệp, răng mọc rồi sẽ tự hết. Chính suy nghĩ sai lầm này khiến các mẹ chủ quan không có biện pháp cầm tiêu chảy cho trẻ khi bị nặng khiến tính trạng này kéo dài, gây tổn thương cho hệ tiêu hóa khiến trẻ bị “chững” cân và suy giảm sức đề kháng.

Trẻ mọc răng ở giai đoạn nhất định, khoảng từ 6 đến 33 tháng và chỉ đi tướt trước và sau khi mọc răng từ 1 đến 2 ngày. Các mẹ nên nhớ lịch mọc răng của trẻ để tránh nhầm lẫn giữa mọc răng bị tiêu chảy và tiêu chảy do các lý do khác. Các mẹ tham khảo lịch mọc răng của trẻ nhé!

Lịch mọc răng của trẻ

Lịch mọc răng của trẻ

Biểu hiện của trẻ mọc răng bị tiêu chảy

Sốt, chảy dãi, kém ăn, kém ngủ, đi tướt… là triệu chứng thường gặp khi trẻ chuẩn bị mọc răng. Đi tướt là tiêu chảy nhẹ, với số lần đi ngoài lớn hơn 2 lần trong vòng 24h.

Trẻ đi tướt do mọc răng thì phân lỏng có mùi chua và không lẫn nhầy hay máu. Hiện tượng này thường không kéo dài quá 4 ngày. Bé không bị mệt li bì hay có dấu hiệu mất nước và điện giải.

Đồng thời, trong thời gian này, bé cũng có thể bị sốt nhẹ, do nướu đang nứt ra tạo điều kiện cho răng trồi lên. Nếu như mẹ thấy con có dấu hiệu sốt cao, trên 39 độ C, thì cần nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế để được các chuyên gia y tế chăm sóc và điều trị đúng cách.

Bạn cũng cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa tiêu chảy do mọc răng và tiêu chảy do nhiễm khuẩn ở các bé. Thông thường, nếu trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, virus, kí sinh trùng thì phân thải ra có mùi tanh, chua, lẫn cả máu, nhầy. Trẻ có dấu hiệu mất nước nhanh, quấy khóc, khó ngủ, cơ thể mệt lả. Nếu không quan tâm, cơ thể sẽ suy kiệt rất nhanh. Vì vậy, nếu nhận biết được tình huống này, phụ huynh nên đưa con tới gặp bác sĩ để chẩn đoán rõ nguyên nhân và tìm cách xử lý kịp thời.

Trẻ quấy khóc, biếng ăn, cáu gắt là dấu hiệu dễ nhận thấy khi mọc răng

Trẻ quấy khóc, biếng ăn, cáu gắt là dấu hiệu dễ nhận thấy khi mọc răng

Làm sao để cải thiện nhanh tình trạng tiêu chảy của bé do mọc răng?

Để cơ thể bé không bị ảnh hưởng bởi tình trạng tiêu chảy do mọc răng, mẹ nên chú ý hơn tới vấn đề cải thiện bữa ăn cho con, bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi: 

  • Mẹ vẫn tiếp tục cho con bú đầy đủ, để cung cấp dưỡng chất cho bé
  • Nếu bé đã tập ăn dặm, hãy cố gắng nấu món ăn loãng hơn, mềm hơn, để đường ruột của bé dễ tiêu hóa. Một số gợi ý cho mẹ: cháo nước hầm xương, cháo bí, súp rau củ quả hầm nhừ, cháo yến mạch…

Trong thời gian đi tướt mọc răng, cha mẹ cần cho trẻ ăn đồ ăn mềm, lỏng dễ tiêu

Với trẻ trên 1 tuổi:

  • Bé đã dần tập ăn theo chế độ của người lớn, các món trứng, cá thịt… mẹ nên xay nhuyễn để bé dễ nhai, nuốt.
  • Trong bữa ăn, không được bỏ qua các món rau củ mềm, đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt nhất giúp tăng cường miễn dịch cho con.
  • Không nên cho con ăn những thực phẩm chế biến sẵn, dạng công nghiệp, nước uống có gas, đóng chai.

Lưu ý:

Bé đi tướt do mọc răng, mẹ cũng không nên cho con ăn những món lạnh, để tránh làm tổn hại cổ họng và nướu của bé.

Cần vệ sinh sạch tay của con sau khi đại tiện và trước khi ăn.

Khi chế biến món ăn hoặc dọn bàn cần che đậy cẩn thận để tránh ruồi nhặng  và các tác nhân gây bệnh

Theo dõi sức khoẻ của trẻ để có thể xử trí kịp thời

Theo dõi sức khoẻ của trẻ để có thể xử trí kịp thời

Nếu trẻ bị tiêu chảy nên cho trẻ uống nhiều nước, nên sử dụng chất điện giải để bù nước. Nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, tránh trẻ bị nôn và đi tiêu nhiều. Nếu trẻ bị nặng như có một số triệu chứng: mắt trũng sâu, môi khô, sức khoẻ yếu thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời và phục hồi sức khoẻ cho trẻ.

Chăm sóc con nhỏ luôn là nhiệm vụ khó khăn nhất của cha mẹ. Bé khó chịu do mọc răng nên quấy khóc, khó ngủ…mẹ rất lo lắng. Thế nhưng, bé bị tiêu chảy do mọc răng chỉ là biểu hiện bình thường trong quá trình con lớn lên. Cha mẹ cần bình tĩnh để xử lý thông minh khi con gặp bất kỳ vấn đề nào, để bảo vệ sức khỏe của trẻ, tránh xảy ra những sai lầm không mong muốn.

Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn 100% tiền nếu không hiệu quả sau 2 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1506 (miễn cước gọi ) để được hướng dẫn chi tiết.
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • Nhím đã bình luận

    15/06/2019 23:03

    Xin chào , bé nhà mình 22 tháng đi ngoài 7 ngày , mỗi ngày 7-10 lần uống thuốc mãi mà không khỏi .. phân kiểu hoa cà hoa cải ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      17/06/2019 11:00

      Chào bạn Nhím! Tình trạng này của bé xảy ra lâu chưa? Phân đi ngoài có mùi chua tanh không? Với tần xuất đi ngoài nhiều lần thế này lâu dài ...[Xem thêm]
  • Bùi Văn Đạt đã bình luận

    12/04/2018 09:19

    cháu nhà em gần 7 tháng bị đi ngoài hơn 10 lần/ ngày. Mới lú 2 cái răng trước, phân sống, giống kiểu k tiêu được, trước khi đi ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      25/11/2022 14:50

      Chào bạn! Hiện tượng đi ngoài hơn 10 lần/ngày bạn cần đưa ngay bé tới trung tâm y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và chăm sóc đúng ...[Xem thêm]
  • Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đã bình luận

    21/12/2017 23:22

    Bé nhà mình dc 11 tháng, đi ngoài 2 hôm nay trên 10 lần r, bé vẫn chơi bt, k sốt k quấy, không biét do nguyên nhân gì nũa! ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      18/01/2018 10:26

      Chào chị Ánh Nguyêt, Các bé còn nhỏ, hệ tiêu hóa chưa được ổn định nên dễ bị kích thích gây rối loạn tiêu hóa. Khi nhu động đại tràng ...[Xem thêm]
  • Pham thi ngoc yen đã bình luận

    17/09/2017 10:03

    bé nhà mình 17 tháng , khoảng 1 tuần nay đi cầu 2-3 lần phân nát sống, ko đau bụng, chướng bụng, ngủ bt.
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      20/09/2017 08:49

      Chào bạn Yến! Qua triệu chứng bạn miêu tả trên rất có thể bé nhà bạn đang bị rối loạn tiêu hóa bạn nhé. Hệ vi sinh sinh lý bị mất ...[Xem thêm]
  • Nguyễn thị mỹ tiên đã bình luận

    16/09/2017 12:40

    Chào bác sỹ! Bé nhà tôi được 6 tháng 10 ngày, bé mọc răng nên đi ngoài tầm 10 lân trong ngày, phân lỏng, không có lẫn chất nhầy hay ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      20/09/2017 13:31

      Chào chị Tiên! Triệu chứng của bé có thể do Rối loạn tiêu hóa do mọc răng gây ra chị nhé! Chị nên cho bé đi khám để bác sỹ kê ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...