Viêm đại tràng có ảnh hưởng trong chu kỳ kinh nguyệt không?

Chào bác sĩ! Chác sĩ cho tôi hỏi, năm nay tôi đã 31 tuổi, nhưng khoảng mấy tháng nay cứ đến kỳ kinh nguyệt là tôi lại bị đau bụng dưới bên trái, cơn đau lan sang hậu môn và đi đại tiện nhiều lần hơn bình thường (ngày 4 - 5 lần), mỗi lần đi thường khác nhau, lúc phân lỏng lúc lại rắn, mỗi lần đi đều đau bụng bên trái và xì hơi cũng thấy đau, đi đại tiện được bụng đỡ đau. Khi hết kỳ kinh là cơ thể tôi lại bình thường. Tuy nhiên, thi thoảng (trong những ngày bình thường) tôi ăn đồ lạ vào là bị đau bụng, đi ngoài được thì hết đau. Vậy tôi có phải đang bị viêm đại tràng hay không? Và viêm đại tràng có ảnh hưởng trong chu kỳ kinh nguyệt không? Mong bác sĩ sớm trả lời!

Trả lời

Chào bạn! Thông thường, vào những ngày kinh, lượng Prostaglandin trong cơ thể sẽ được sản xuất ra nhiều để tăng co cơ tử cung tống máu kinh ra ngoài. Bên cạnh đó, tình trạng Prostaglandin gây co cơ trơn mà tăng nhu đông ruột gây ra đau bụng, rối loạn tiêu hóa... ở một sỗ người là khác nhau. Khi hết chu kì kinh nguyệt thì cơ thể giảm tiết Prostaglandin và trở về mức bình thường. Vì thế, những hiện trượng bạn đang gặp thường xuất hiện và mất đi cùng với chu kỳ kinh nguyệt.
dau-bung-kinh-trong-chu-ky-kinh-nguyet
Đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường
Tuy nhiên, các cơn đau bụng kinh của bạn sẽ đáng lo khi đồng thời xuất hiện các triệu chứng bất thường trong kỳ nguyệt san như: thời gian đau bụng trước khi hành kinh kéo dài bất thường, bị đau bụng kinh nhưng không ra máu, sau khi hết kinh vẫn bị đau bụng; kinh nguyệt có màu đen bất thường... Với trường hợp của bạn, khi đến tháng bị đau bụng kinh nhưng chúng tự mất đi sau khi hết kinh nguyệt nên đây vẫn là hiện tượng bình thường. Bạn có thể thăm khám bác sĩ và xin tư vấn về các loại thuốc giảm đau, giãn cơ trơn và hoạt động điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng stress trong thời kỳ này giúp làm giảm cơn đau bụng kinh. Chế độ ăn trong những thời gian này cần đảm bảo (đủ, cân đối, đa dạng). Một số người sẽ thích hợp với chế độ ăn nhiều rau quả, đậu đỗ, không mặn quá cũng không ngọt quá, tránh rượu, cà phê. Một số khác thích việc chia làm nhiều bữa nhỏ hơn là 2 - 3 bữa chính. Tuy nhiên, trong thời gian này, ai cũng nên ăn nhiều loại rau quả khác nhau nhằm cung cấp những chất xơ khác nhau để chống đại tiện không thành khuôn. Những loại xơ tan trong nước (pectin) có trong nhiều loại quả có tác dụng hút nước làm cho phân cứng hơn, những loại xơ không tan trong nước có trong cám của đậu đỗ, hạt làm cho phân mềm ra. Ngoài ra, trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn cũng nên bổ sung nhiều hoa quả trước khi hành kinh rồi bổ sung đậu đỗ vào bữa ăn sáng vào tuần lễ sau hành kinh. Mỗi người nên thử tìm cách ăn và điều chỉnh cho tới khi cảm thấy thích hợp nhất cho 2 tuần trước và sau hành kinh. Mặt khác, khi thăm khám và được chẩn đoán mắc viêm đại tràng, bạn có thể sử dụng Tràng Phục Linh kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ để tăng hiệu quả điều trị. Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1800.1506 (miễn cước) giờ hành chính. Chúc bạn mạnh khỏe!

Bài viết liên quan

Xem thêm »

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 30 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
2-hop-1-vi.png
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
Loading...