Phân biệt đau bụng bệnh đại tràng và đau bụng lâm râm nguyên nhân khác

Đau bụng lâm râm là triệu chứng mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải. Nguyên nhân gây ra đau bụng khá đa dạng, mỗi vị trí có những bệnh lý khác nhau. Đau bụng do bệnh đại tràng có đặc điểm gì khác so với những nguyên nhân khác. Cùng tìm hiểu để phân biệt được các dạng đau bụng này và có biện pháp xử trí đúng cách.

dau bung do dai trang

 

Phân biệt đau dạ dày, đại tràng và rối loạn tiêu hóa

Đau đại tràng

  • Vị trí đau dưới rốn
  • Đau âm ỉ kèm theo cảm giác muốn đi cầu (đi tiêu hoặc đại tiện)
  • Sau đi cầu cảm giác bớt đau hơn nhưng lại muốn đi cầu nữa đặc biệt là sau khi ăn, uống cafe, sữa,…, có thể kèm tiêu chảy hoặc có đàm nhớt hoặc táo bón

Hai triệu chứng này có thể xen kẽ nhau trong nhiều ngày. Đau bụng trong viêm đại tràng co thắt thường rất đa dạng, có thể đau sau ăn, có thể đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết canh…

Rối loạn tiêu hóa

  • Những cơn đau bụng thường có tính chất theo từng cá nhân nhưng có cảm giác đau lâm râm, nặng bụng, sình bụng hay ran rát
  • Vị trí đau thường là vùng bụng dưới bên tay trái hoặc râm ran sang những khu vực khác cùng lúc
  • Kèm theo là dấu hiệu đầy hơi, ợ hơi, xì hơi thường xuyên
  • Gặp vấn đề đại tiện như đi vệ sinh không đều như trước, đau bụng từng cơn, ngày càng bị táo bón hoặc tiêu chảy

Đau dạ dày

  • Những cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị, vùng trên dạ dày ngay dưới ức
  • Với mỗi người sẽ có mức độ đau khác nhau, thông thường có cảm giác đau âm ỉ, nóng rát có thể lan lên ngực hoặc sau lưng
  • Đau thượng vị thường có chu kì và liên quan đến bữa ăn, người bệnh đau thượng vị khi quá đói hoặc quá no, đau sau bữa ăn, đau tăng mỗi khi ăn uống thức ăn chua, cay, bia rượu… hay khi bị căng thẳng thần kinh.
  • Có thêm hiện tượng ợ chua, ợ hơi hoặc ợ thức ăn lên nửa chừng, hoặc có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, kèm theo nôn ói.

Nguyên nhân đau bụng qua các vị trí

Phân khu ổ bụng

Ổ bụng được giới hạn phía trên cơ hoành, dưới là hai cánh chậu, phía sau là cột sống và cơ lưng, hai bênh là cơ và cân thành bụng. Tùy vào vị trí đau bụng mà ta có thể biết được các cơ quan bị bệnh tương ứng theo phân khu ổ bụng

bung

Ổ bụng được phân khu thành nhiều khu vực khác nhau

Ổ bụng được giới hạn bởi phía trên là cơ hoành, phía dưới là hai cánh chậu, phía sau là cột sống và cơ lưng, hai bên là cơ và cân thành bụng. Phân khu ổ bụng bao gồm:

  • Vùng thượng vị
  • Vùng hạ sườn phải
  • Vùng hạ sườn trái
  • Vùng rốn
  • Vùng mạn sườn phải
  • Vùng mạn sườn trái
  • Vùng hạ vị
  • Vùng hố chậu phải, hố chậu trái

Trước hết, cần xác định và loại trừ triệu chứng đau bụng là biểu hiện của một số bệnh lý ngoại cấp điển hình như:

  • Viêm ruột thừa: đau có thể xuất hiện ban đầu ở vùng quanh rốn sau đó khu trú vùng bụng dưới bên phải, cường độ đau tăng lên theo thời gian, ấn vào vùng bụng dưới bên phải đau nhói, thường kèm theo sốt.
  • Thủng tạng rỗng (dạ dày): Cơn đau đột ngột dữ dội, liên tục kiểu ngoại tạng (parietal), ấn vào ổ bụng thấy đau, phản ứng thành bụng trước co cứng như tấm gỗ.
  • Viêm tụy cấp: đau vùng thượng vị, thường kèm theo nôn nhiều và bụng chướng, hay gặp ở bệnh nhân nghiện rượu.
  • Tắc mật: Tắc mật (sỏi túi mật, sỏi OMC…) thường đau bụng mạng sườn phải, sốt, vàng da.
  • Tắc ruột: đau bụng, nôn, bí trung đại tiện, chướng bụng, có thể có dấu hiệu rắn bò vùng bụng.
  • Chửa ngoài tử cung vỡ:  Biểu hiện bao gồm đau bụng đột ngột, rầm rộ, có thể có triệu chứng da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, chân tay lạnh…

Triệu chứng đau bụng lâm râm khá phổ biến và là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là các bệnh lý theo từng vị trí đau bụng:

Vùng rốn: Đau gần rốn nghĩ tới các bệnh rối loạn ruột non, bệnh về đại tràng ngang, viêm hạch mạc treo ruột, giai đoạn đầu của bệnh ruột thừa.

Vùng thượng vị: Đau dạ dày ( đau vùng thượng vị, có thể có cảm giác nóng bỏng rát sau kèm thêm các triệu chứng mũi ức, kèm ợ hơi, ợ chua đau thay đổi khi đói khi no, tăng lên khi thức khuya nhiều ,…) có thể nghĩ tới bệnh lý như Hội chứng dạ dày – tá tràng, Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, viêm tụy cấp hoặc mạn, bệnh túi mật, bệnh của đại tràng ngang.

Vùng hạ vị: Bệnh về bàng quang, với nam có thể là triệu chứng bệnh tiền liệt tuyến, với nữ có thể là bệnh lý của tử cung, viêm đường tiết niệu, viêm tiểu khung, các bệnh lý vòi trứng, buồng trứng, đại tràng xích ma.

Vùng hạ sườn trái: Có thể do rối loạn đại tràng, bệnh lý tụy, bệnh lý lách.

Vùng hạ sườn phải: Thường nghĩ tới các bệnh về gan, mật, túi mật, trường hợp đau bụng dữ dội thường liên quan đến viêm túi mật, đau có thể lan ra giữa bụng hoặc xuyên ra sau lưng. Đôi khi viêm tụy hoặc tá tràng cũng có thể đau vùng này.

Vùng mạn sườn trái: Rối loạn đại tràng xuống, các rối loạn có thể gồm viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng, sỏi thận trái, sỏi niệu quản trái.

Vùng mạn sườn phải: Các rối loạn đại tràng lên, sỏi thận phải, sỏi niệu quản phải.

Vùng hố chậu trái: Rối loạn đại tràng xuống, viêm đại tràng, bệnh lý vòi trứng, buồng trứng trái.

Vùng hố chậu phải:  Viêm hồi manh tràng, bệnh lý vòi trứng, buồng trứng phải.

Tìm hiểu thêm: Đau quặn bụng khi đói là do đâu?

Cẩn trọng những cơn đau bụng lâm râm nguy hiểm

Có một số trường hợp đau bụng lâm râm không rõ nguyên nhân là dấu hiệu của những bệnh lý khá nguy hiểm. Nếu cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng sau cần đến trung tâm y tế sớm để phát hiện bệnh cũng như có biện pháp xử lý kịp thời:

  • Đau nặng, tái phát hoặc kéo dài.
  • Đau liên tục ngày càng nặng hơn.
  • Đau nhói ở phần bụng dưới phải có thể bị viêm ruột thừa cấp, trong vòng 24 giờ người bệnh phải được chuyển đến trung tâm y tế kịp thời
  • Đau bụng lâm râm kèm theo thở gấp, chóng mặt, xuất huyết, nôn hoặc sốt cao.
  • Đối với trẻ nhỏ chưa biết nói nên rất khó chuẩn đoán đau bụng. Hãy quan sát kỹ nếu thấy trẻ quấy khóc liên tục thì cần đưa đến bệnh viện sớm

Cải thiện tình trạng đau bụng do viêm đại tràng?

Viêm đại tràng cấp thường không có nhiều biểu hiện, biểu hiện thường gặp là đau bụng lâm râm dưới rốn. Nếu vào buổi tối thường gây mất ngủ, có thể đau hơi quặn ở những vùng nhỏ, có khi đau tất cả đoạn đại tràng, bụng chướng hơi. Những biến chứng có thể gặp khi bị viêm đại tràng cấp tính đó là suy kiệt cơ thể, viêm chảy máu đại tràng hay thủng đại tràng.

Viêm loét đại tràng cấp nếu không được điều trị chuyển sang dạng mạn tính với các biểu hiện:

  • Thay đổi thói quen đại tiện, người bệnh không điều chỉnh thói quen đi ngoài, khi táo bón khi tiêu chảy, có khi phân lẫn cả máu và chất nhầy.
  • Dấu hiệu khác là đau thắt ở vùng bụng dưới, vị trí đau thường lệch xuống dưới rốn sau đó lan sang 2 bên mạn sườn.
  • Nếu đại tràng có tình trạng xuất huyết thì bệnh nhân có thể bị thiếu máu gây nên chóng mặt, tay chân bủn rủn.

Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh người bệnh cần thăm khám cụ thể và có biện pháp điều trị tích cực. Điều trị theo phác đồ của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh diễn biến trầm trọng hơn.

Thông thường khi có biểu hiện đau đại tràng người bệnh được chỉ định một số thuốc giúp làm dịu và chữa lành các vết viêm loét làm giảm cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, những loại thuốc sử dụng điều trị này khi tới đường ruột tiêu diệt các vi khuẩn có hại cư trú ở  các ổ viêm loét đồng thời tiêu diệt luôn cả các vi khuẩn có lợi (hay còn gọi là lợi khuẩn).

Đường ruột không còn nhiều lợi khuẩn khiến thành ruột không còn lớp màng bảo vệ nữa. Vì các lợi khuẩn cư trú trên lớp lông nhung có tác dụng tiết dịch bao phủ lên thành ruột và tạo thành lớp lá chắn bảo vệ ngăn không cho các tác nhân xâm nhập tấn công đại tràng khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương, chức năng đại tràng dần suy giảm. Người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa.

Bên cạnh điều trị, người bệnh cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để cải thiện, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ:

  • Những ngày bị táo bón: Giảm chất béo, tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ giảm tải cho hệ tiêu hóa và giúp hấp thụ tốt hơn
  • Những ngày bị tiêu chảy: Hạn chế chất xơ khó tiêu để thành ruột không bị tổn thương, không nên ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ, có thể ăn trái cây xay nhừ.
  • Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích như trà, sô cô la, trà…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa (trừ sữa chua)  vì trong thực phẩm này có chứa đường rất khó tiêu. Đạm của sữa có thể gây dị ứng, nên thay thế bằng sữa đậu nành.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thức ăn chế biến sẵn hạn chế sử dụng vì tạo gánh nặng cho đại tràng, khiến triệu chứng của bệnh càng trở nên nặng hơn
  • Bổ sung thêm sữa chua vì chúng có chứa các vi sinh vật sống có lợi cho đường ruột, kích thích hệ tiêu hoá. Đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại trong dạ dày.
  • Ăn chậm, nhai kĩ, ăn đủ bữa và đúng giờ
  • Cần có chế độ tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe, tinh thần thoải mái, hạn chế stress từ đó giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh nhanh hơn.

>>> Tham khảo: Thực phẩm chức năng Tràng Phục Linh PLUS

Cập nhật lúc: 19/12/2023
⭐ Chúc mừng Quốc Tế Hạnh Phúc, từ 20/03-31/03/2024, Tặng ngay 01 hộp Trà Hoa Cúc Táo Đỏ trị giá 180.000Đ khi tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS. Áp dụng đồng thời với chương trình Mua 6 tặng 1 hộp. Chi tiết liên hệ 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • Trần Thanh đã bình luận

    28/05/2019 18:26

    Bụng dưới của tôi dạo gần đây luôn có cảm giác tức và nặng rất khó chịu có cảm giác muốn đi đại tiện hoặc giống như muốn đi tiểu ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      30/05/2019 15:14

      Chào bạn Trần Thanh! Với những biểu hiện chảy máu tươi bất thường thế này bạn nên đi thăm khám sớm tại chuyên khoa tiêu hóa tại bệnh viện để được ...[Xem thêm]
  • Thiên Bảo đã bình luận

    07/05/2019 22:33

    Em rất hay bị đau bụng đi ngoài phân sống, bụng lúc nào cũng đau lâm râm, ăn thức ăn lạ thì đau bụng nhiều hơn. Đi khám bác ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      11/05/2019 10:32

      Bạn Bảo thân mến, Đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, nguyên nhân chủ yếu do hệ thần kinh đại tràng nhạy cảm quá mức ...[Xem thêm]
  • Tho đã bình luận

    05/05/2019 07:49

    Tôi bị đau bụng âm ỉ, phân đi lúc nát lúc lỏng thi thoảng màu đen, uống rượu bị bị nặng hơn ko biết bị gì. Bác sĩ tư vấn ạ.
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      06/05/2019 11:37

      Chào anh Tho. Theo những thông tin anh cung cấp, rất có thể anh đang có dấu hiệu viêm đại tràng anh nhé! Niêm mạc đại tràng đang có tổn thương viêm, ...[Xem thêm]
  • Vinh đã bình luận

    16/03/2019 18:00

    Chào bác sĩ ! Mấy năm nay cháu thường hay bị đau bụng râm râm âm ỉ phần từ rốn trở xuống cảm giác muốn đi ngoài nhưng không đi ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      21/03/2019 11:33

      Bạn Vinh thân mến, Với những thông tin bạn cung cấp, rất có thể bạn đang gặp phải hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt! Nguyên ...[Xem thêm]
  • Le thi phuong đã bình luận

    08/11/2018 04:50

    Toi xin duoc tu van rang toi dau bung duoi, kham vđt dùng trang phuc linh đc ko?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      10/11/2018 11:29

      Chào Phương! Với tình trạng bạn chia sẻ bạn có thể dùng Tràng Phục Linh New để ổn định bệnh, giúp tái tạo lại niêm mạc đại tràng và cân ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...