Chứng tiêu chảy kéo dài ở trẻ em - Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Hiện tượng tiêu chảy kéo dài thường xảy ra ở trẻ dưới 18 tháng tuổi, hay gặp nhất là những bé dưới 1 tuổi. Có tới 20% trẻ bị tiêu chảy cấp chuyển thành tình trạng tiêu chảy kéo dài. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ suy dinh dưỡng và tử vong dưới 5 tuổi. Vì vậy, để chăm sóc con đúng cách khi bị tiêu chảy, thì sau đây là những kiến thức hữu ích về bệnh mà cha mẹ cần nắm được.

tieu-chay-o-tre-nho

Nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ

Với các bậc cha mẹ, việc chăm sóc con nhỏ không bao giờ là điều dễ dàng. Bất cứ vấn đề nào ở trẻ cũng đều khiến cha mẹ lo lắng và bối rối khi xử lý, đặc biệt là tình trạng tiêu chảy kéo dài. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ, sau đây là các nguyên nhân thường gặp:

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn

Do virus:

Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chiếm 60%. Ít nhất 1/3 số trẻ dưới 2 tuổi ít nhất bị một đợt tiêu chảy do Rotavirus. Tình trạng tiêu chảy do Rotavirus có thể trở nên trầm trọng và đe dọa tính mạng của trẻ dưới 2 tuổi.

Virus này có thể sống ở môi trường tự nhiên, trong nước trên da, trên mặt tiếp xúc của đồ chơi của bé, bàn ghế…trẻ chạm vào bề mặt bị ô nhiễm và cho tay vào miệng dẫn tới nhiễm khuẩn.

Các virus khác cũng có thể là lí do gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ (ít gặp hơn): Adenovirus, Norwalk virus.

Do vi khuẩn:

  • E.coli: Gây 25% tiêu chảy cấp
  • Trực trùng lị Shigella là tác nhân gây lỵ trong 60% các đợt lỵ
  • Salmonella không gây thương hàn
  • Campylobacter jejuni
  • Vi khuẩn tả Vibrio cholerae 01

Do ký sinh trùng:

Các loại kí sinh trùng có thể gây ra tiêu chảy như là:

  • Entamoeba hítolytica
  • Giardia lambia
  • Cryptosporidium

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hằng ngày không khoa học cũng có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy ở trẻ. Không phải cứ cho bé ăn thật nhiều là tốt, việc cung cấp dinh dưỡng dồn dập, quá nhiều đạm, tinh bột, đường, không phân bổ hợp lý cũng gây nên tiêu chảy.

Nếu mẹ cho bé ăn những món khó tiêu hóa, thức ăn ôi thiu, uống nhiều nước ép trái cây hoặc đột ngột thay đổi chế độ ăn cũng có thể khiến bé dễ bị tiêu chảy kéo dài.

Ngoài ra, trẻ nhỏ thường có phản ứng với protein có trong sữa, đậu nành, đậu phộng, cá và các động vật có vỏ như tôm, cua… Khi cơ thể phản ứng lại với những protein vô hại trong thức ăn sẽ dẫn đến hiện tượng dị ứng và gây ra tiêu chảy. Vì vậy, khi chế biến thức ăn cho bé nên chế biến kỹ lưỡng hơn để đảm bảo an toàn cho bé.

Nhất là trong việc cho trẻ bú sữa ngoài, một số bé có cơ địa không hấp thu và khó tiêu hóa lactose trong sữa, khi sữa vào trong đường ruột thì lactose sẽ chuyển hóa thành lactic acid, làm cho trẻ bị đi ngoài phân lỏng nhiều lần.

Thuốc kháng sinh

Sử dụng kháng sinh tùy tiện cho trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm cho nguồn lợi khuẩn trong đường ruột bị suy yếu. Do đó, chức năng tiêu hóa của ruột sẽ bị rối loạn, gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu…Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tiêu chảy phải kể đến như amoxicillin, penicillin, erythromycin, cephalosporin.

Không những vậy, nhiều cha mẹ có thói quen tự ý mua thuốc trị tiêu chảy để chữa bệnh cho con tại nhà. Thế nhưng, sử dụng thuốc không đúng cách, không đúng liều lượng có thể khiến trẻ bị ngộ độc, niêm mạc ruột tổn thương, khả năng đào thải vi khuẩn bị giảm, dẫn đến tình trạng tiêu chảy cấp hoặc kéo dài.

Đọc thêm: Tiêu chảy do thuốc kháng sinh mẹ nên làm gì?

Dấu hiệu của bệnh lý khác

Tiêu chảy kéo dài đôi khi cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác như: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai giữa, viêm tắc ruột, hội chứng ruột kích thích… Tiêu chảy sẽ tự khỏi khi trẻ điều trị khỏi bệnh lý chính.

☛ Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân tiêu chảy nhiều lần trong ngày và cách chữa

Dấu hiệu tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Các biểu hiện thường gặp ở trẻ bị tiêu chảy kéo dài là:

Triệu chứng xuất hiện trước khi tiêu chảy

Khi bé bị tiêu chảy có những dấu hiệu sớm như: Kém ăn, bỏ ăn, bụng đầy, nôn, những biểu hiện này kéo dài từ 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy. Trong thời điểm này điều quan trọng mẹ cần để ý sát sao các triệu chứng để phát hiện dấu hiệu mất nước và mất muối ở bé.

tieu-chay-keo-dai-o-trẻ-nho-dau-hieu

Triệu chứng khi đại tiện

  • Số lần đi ngoài khi giảm, khi tăng.
  • Trẻ đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày và tình trạng kéo dài trên 2 tuần.
  • Phân nhiều nước, lúc lỏng, lúc đặc, lổn nhổn, có mùi chua, khẳm, màu vàng hoặc xanh, có bọt, nhầy khi không dung nạp đường.
  • Phân có thể nhầy hồng hoặc có máu, khi đi tiêu phải rặn, khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài sau lỵ.

Triệu chứng mất nước

  • Khi chưa bị mất nước thì bé vẫn thấy tỉnh táo, không khát nước và da dẻ vẫn mịn màng.
  • Giai đoạn mất nước bé thường hay quấy khóc, khát nước, miệng lưỡi khô khốc, da nhăn, thóp lõm, mắt trũng hơn bình thường.
  • Khi bị mất nước nặng sẽ dẫn đến sốt cao, hôn mê, không uống được nước, chân tay lạnh, thóp lõm, da nhăn, khóc không có nước mắt, phân có thể dính máu, trẻ sơ sinh thì còn có thể bỏ bú.

Đọc thêm: Tiêu chảy đi kèm sốt – phải làm sao?

Các biểu hiện toàn thân

  • Trẻ biếng ăn, ăn vào khó tiêu, dễ bị tiêu chảy lại.
  • Trẻ bị sụt cân, da xanh, chậm phát triển về cân nặng, chiều cao và dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng nặng nếu gặp phải tiêu chảy kéo dài.
  • Tình trạng thiếu vitamin các nhóm tan trong dầu mỡ  (A, D, E, K) gây khô mắt, còi xương, xuất huyết.
  • Thiếu các yếu tố vi lượng, muối khoáng như: Kẽm, Selen, Kali, phospho.

Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng phối hợp

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài thường mắc các bệnh nhiễm trùng phối hợp như viêm tai, viêm VA mạn tính hoặc nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, đôi khi mắc nhiễm trùng nặng như nhiễm trùng huyết. Nếu không phát hiện được những nhiễm trùng phối hợp để điều trị thì điều trị tiêu chảy kéo dài không có kết quả

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Theo thống kê của WHO, trung bình mỗi năm trên thế giới có hơn 1 tỷ trẻ em mắc chứng tiêu chảy và có khoảng 4 triệu trường hợp tử vong. Trong đó 80% trường hợp tử vong do tiêu chảy xảy ra với những bé dưới 24 tháng tuổi, cụ thể là trẻ từ 6 -11 tháng.

Tính chất nguy hiểm của bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ xuất phát từ tình trạng mất nước và điện giải. Khi mất quá nhiều nước và chất điện giải (xảy ra rất nhanh, chỉ sau 1 -2 ngày khi trẻ bắt đầu mắc tiêu chảy), trẻ có thể bị suy tim và nguy hiểm tới tính mạng. Cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu tiêu chảy của trẻ để kịp thời có biện pháp chữa trị cho trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy mãn tính có có liên quan mật thiết tới tình trạng suy dinh dưỡng. Đó là bởi, tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể dần mất đi lượng vitamin và các yếu tố vi lượng cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và đổi mới niêm mạc ruột, cũng như tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém khiến các bé bị sụt cân và gầy yếu.

Hơn nữa, tiêu chảy kéo dài làm tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng huyết. Vì vậy, tiêu chảy thực sự là chứng bệnh không thể coi thường. Nếu cha mẹ phát hiện bé có dấu hiệu tiêu chảy thì cần đưa con tới gặp bác sĩ để khám và điều trị bằng phương pháp thích hợp.

Điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ

Điều trị dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột.

Do đó, cần chú ý tới việc ăn uống hằng ngày của con nhỏ, đồng thời theo dõi tình trạng của bé như số lượng, độ đặc của phân, số lần đi tiêu.. Nếu như cải thiện tích cực thì cân nặng của bé sẽ tăng dần lên sau khi tiêu chảy chấm dứt.

Phương pháp điều trị dinh dưỡng nhằm mục đích:

  • Giảm tạm thời lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Cung cấp đầy đủ năng lượng cho trẻ, các protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để giúp phục hồi tổn thương ở niêm mạc ruột và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng toàn thân cho trẻ.
  • Tránh các loại thức ăn và đồ uống làm tiêu chảy trầm trọng hơn như thức ăn thô, thức ăn nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp.
  • Sử dụng một số thức ăn có sẵn như gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng, dễ tiêu như bột, cháo hoặc súp.

che-do-dinh-duong-cho-tre-bi-tieu-chay

Đối với trẻ dưới 6 tháng:

Nếu có mất nước và điện giải cần phải đi bệnh viện, đồng thời:

  • Cho trẻ tiếp tục bú mẹ, tránh để mẹ kiêng khem quá mức.
  • Nếu trẻ đang uống sữa động vật thì cần thay thế bằng loại sữa không có đường lactose, đường lactose đã lên men hoặc các sản phẩm không có sữa.

Đối với trẻ lớn hơn:

Hướng dẫn cho trẻ ăn trong 5 ngày:

  • Cho bé tiếp tục bú sữa mẹ
  • Hòa loãng sữa động vật bằng một lượng nước cháo vừa phải nhằm mục đích làm giảm 50% nồng độ đường lactose trong sữa hoặc cho trẻ ăn sữa đã lên men trở thành acid lactic.
  • Bữa ăn hằng ngày cho bé cần sử dụng nguồn thực phẩm và cách chế biến phù hợp với thói quen ăn uống của trẻ.
  • Tránh các loại thức ăn có nồng độ thẩm thấu cao như cho quá nhiều đường, các loại nước giải khát công nghiệp làm tăng tiêu chảy.
  • Chia nhỏ bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ, ít nhất là 6 bữa một ngày.

Sau 5 ngày nếu tiêu chảy đã cầm:

  • Tiếp tục cho thức ăn trên 1 tuần nữa, sau đó cho trẻ ăn lại từ từ sữa động vật trong nhiều ngày và trở về ăn sữa động vật bình thường theo lứa tuổi của trẻ.
  • Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, tiếp tục cho ăn thêm tới khi cân nặng, chiều cao trẻ trở lại bình thường.
  • Nếu tiêu chảy chưa cầm được, thì cần gửi trẻ đi bệnh viện để điều trị bằng các biện pháp khác.

Lưu ý:

  • Khi trẻ vẫn còn đang bú mẹ ngoài các bữa cháo, súp cần cho trẻ bú nhiều hơn bình thường, mẹ không cần phải kiêng khem trong ăn uống, chỉ kiêng các thức ăn có nhiều đường nếu trẻ bị tiêu chảy phân bọt, nhầy và có mùi chua.
  • Nếu sữa bò khiến trẻ tiêu chảy nặng hơn thì chỉ ăn sữa chua hoặc sữa đậu nành hoặc dùng sữa không có lactose.
  • Các loại súp đều phải xay nát hoặc nghiền nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu.

Điều trị bằng kháng sinh

thuoc-tieu-chay-cho-be

Khi tới bệnh viện khám, bé sẽ được thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus hay kí sinh trùng. Tùy thuộc vào các tác nhân gây tiêu chảy, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Đối với trường hợp bị tiêu chảy do virus gây ra thì việc sử dụng kháng sinh sẽ không có hiệu quả, do đó không cần sử dụng. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc kháng tiêu chảy cũng không cần thiết vì nó có thể gây ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và làm chậm quá trình điều trị của bác sĩ.

Những trẻ có đủ dinh dưỡng và không có nguy cơ bị thiếu kẽm thì cũng không cần uống kẽm bổ sung. Chỉ những bé bị sụt cân nặng, thiếu kẽm hay đang bị tiêu chảy cấp thì mới cần bổ sung.

Bù nước và điện giải

Trẻ cần được bù nước và điện giải ổn định trước khi tiến hành điều trị dinh dưỡng.

Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài cha mẹ cần chú ý bù nước và chất điện giải oresol bằng đường uống cho trẻ. Nếu tình trạng nghiêm trọng hoặc trẻ không hấp thu được glucose thì cần được bù nước bằng đường tĩnh mạch,

Cha mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng oresol trước khi pha cho con uống. Nên để bé uống từ từ, uống thay nước sau mỗi lần bé tiêu chảy. Với những trẻ trên 6 tháng tuổi thì có thể bù nước bằng cách uống nước cháo, nước cơm, nước cà rốt, nước dừa…

Nếu trẻ không chịu uống oresol hoặc bị nôn mửa ngày sau khi uống thì cha mẹ cần lưu ý theo dõi tình trạng mất nước của con để có hướng xử lý kịp thời.

Cung cấp vitamin

Sau đợt tiêu chảy kéo dài, nên bổ sung thêm các loại vitamin như nhóm B, C,  A, D, E, K và các yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, selen, acid folic.

Điều trị tiêu chảy kéo dài nhằm mục đích phát hiện nguyên nhân gây tiêu chảy, phân loại tiêu chảy, điều trị các triệu chứng giúp trẻ nhanh hồi phục và tránh cho trẻ nguy cơ tái phát.

Khi bố mẹ phát hiện ra trẻ có những dấu hiệu của bệnh nên nhanh chóng đưa trẻ tới điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất có thể. Khi đó các bác sĩ khám bệnh, tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị cho trẻ.

Phòng tránh tiêu chảy kéo dài ở trẻ

Tiêu chảy kéo dài là một bệnh thường gặp ở trẻ, nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, cha mẹ cần có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả để trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phát triển tốt:

1/ Cho trẻ ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn không hợp vệ sinh,  thức ăn chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh như thịt lợn bị bệnh tai xanh, thịt gà bị bệnh cúm, không ăn quá nhiều thức ăn lên men chua như dưa, cà…

2/ Sử dụng nguồn nước sạch, rửa kỹ tay trước khi chăm sóc và cho trẻ ăn, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh nhiều…

3/ Vệ sinh tay chân cho con thường xuyên, vệ sinh đồng thời những đồ chơi mà con hay tiếp xúc.

4/ Không để bé vui chơi ở những nơi bẩn, nhiều bùn đất, giữ trẻ tránh xa khỏi những nguồn lây nhiễm như phân của trẻ mắc tiêu chảy, vi khuẩn, virus gây bệnh…

5/ Tiêm phòng Rotavirus, sởi…đầy đủ và đúng lịch.

Trên đây là những kiến thức giúp cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị tiêu chảy kéo dài đúng cách. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn đọc.

Nếu các bậc phụ huynh vẫn còn nhiều thắc mắc về chứng tiêu chảy kéo dài ở trẻ, có thể liên hệ tới hotline miễn phí cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn 100% tiền nếu không hiệu quả sau 2 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1506 (miễn cước gọi ) để được hướng dẫn chi tiết.
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • Phạm thị Ngọc bích đã bình luận

    04/01/2018 18:07

    Bé nhà em 5 tháng bị tiêu chảy kéo dài 14 ngày không có dấu hiệu đỡ.bs tư vấn giúp e loại thuốc nào cho bé. E đang rất lo ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      18/01/2018 13:52

      Chào bạn Bích ! Tình trạng đi cầu của bé rất có thể là bé bị rối loạn tiêu hóa bạn nhé. Vậy tình trạng bé bị kéo dài đi cầu ...[Xem thêm]
  • Dung đã bình luận

    12/12/2017 20:17

    Be 6thang bi tieu chay keo dai
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      18/01/2018 09:15

      Chào chị Dung Tình trạng bé bị tiêu chảy có thể do đường tiêu hóa của bé mất cân bằng vi sinh gây nên chị ah. Chị có thể cho bé ...[Xem thêm]
  • Thắng đã bình luận

    23/10/2017 16:54

    chào Bác sĩ cho em hỏi con nhà em dk gần 2 tháng tuổi, cháu bị 5 ngày tiêu chảy, ngày đầu cháu bị 9 lần đi, các ngày sau ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      01/11/2017 09:05

      Chào bạn Thắng! Qua triệu chứng bạn miêu tả trên rất có thể bé nhà bạn đang bị rối loạn tiêu hóa bạn nhé. Hệ vi sinh sinh lý bị mất ...[Xem thêm]
  • Nhung đã bình luận

    26/07/2017 12:46

    Chào Bác sĩ. Bé nhà em được 4 tháng tuổi, mà cháu bị tiêu chảy kéo dài 2 tháng nay rồi ạ. Em có cho cháu khám ở viện nhi ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      03/08/2017 08:44

      Chào chị Nhung, Qua những thông tin, triệu chứng chị chia sẻ, rất có thể bé bị tiêu chảy kéo dài. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy do: nhiễm ...[Xem thêm]
  • Nguyen Thi Luong đã bình luận

    15/07/2017 16:07

    bé nhà em 7 tháng bị đi ngoài , hiện đang dùng kháng sinh viêm tai
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      28/07/2017 13:27

      Chào bạn Lương! Qua các triệu chứng bạn chia sẻ, rất có thể bé nhà đang gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh bạn nhé. ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

    Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...