Các phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích

Theo khảo sát ở Bệnh viện Bạch Mai năm 2004 bệnh lý ống tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất, trong nhóm bệnh lý đại trực tràng và hậu môn, HCRKT chiếm tới 83,38%. Một tỉ lệ khá cao và bất ngờ. Vậy hội chứng ruột kích thích là gì và phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất để tránh được những biến chứng khôn lường của bệnh? Các bạn cùng tìm hiểu thông tin dưới đây nhé

731214 Điều trị hội chứng ruột kích thích

Tìm hiểu về hội chứng ruột kích

Hội chứng ruột kích thích là gì?

  • Hội chứng ruột kích thích là bệnh rối loạn tiêu hóa mạn tính không rõ nguyên nhân. Các triệu chứng thường gặp bao gồm co thắt bụng hoặc đau bụng, đầy hơi và ợ hơi, và thói quen đi đại tiện bị thay đổi cả về số lần và hình thái phân.
  • Hội chứng ruột kích thích được gọi bệnh ruột chức năng hay viêm đại tràng màng nhầy. Tuy nhiên, IBS không phải là mộtviêm đại tràng thật. Viêm đại tràng là thuật ngữ chỉ một nhóm riêng biệt được gọi là bệnh viêm ruột (IBD- infection bowel disease).

Biểu hiện điển hình của hội chứng ruột kích thích

  • Đau bụng hoặc đau rút: Đau là triệu chứng chủ yếu của hội chứng ruột kích thích, có khi đau khiến bệnh nhân phải thức dậy khi đang ngủ. Đau tăng khi bệnh nhân thấy căng thẳng hoặc mệt nhọc, giảm đau khi nghỉ ngơi.
  • Chướng bụng, cảm giác bụng cồng kềnh: rất thường gặp, đôi khi lại đứng hàng đầu. Lúc ngủ dậy thì không bị, nhưng trong ngày tăng dần lên.
  • Đầy hơi: Khó chịu là cảm giác nặng bụng, thậm chí có cảm giác có khối đá đè trong bụng
  • Rối loạn chuyển vận ruột: biểu hiện bằng số lần đi cầu, thay đổi mật độ và hình dạng của phân như tiêu chảy hoặc táo bón. Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy gặp nhiều hơn thể táo bón. Rối loạn chuyển vận ruột có thể ảnh hưởng đến cách thức đi ngoài: mót rặn, đau nhẹ hậu môn, phân có nhày mũi, són phân.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: cảm giác nóng ở thượng vị, buồn nôn, nuốt khó, cảm giác có cục vướng ở họng hoặc đau ngực không do bệnh tim.

Các dấu hiệu không phải tiêu hóa phối hợp:

  • Bệnh nhân có thể có các triệu chứng ngoài tiêu hóa rất khác nhau.
  • Đái khó, rối loạn về phụ khoa, đau nhức đầu, đau lưng, mệt mỏi, khó ngủ, đau cơ. Mệt mỏi hay gặp nhất và gây trở ngại nhất.
  • Các triệu chứng về tâm lý rất hay gặp ở bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích là suy sụp, lo lắng, đôi khi còn hơn là người có bệnh thực thể.

Xem đầy đủ: Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích

Bệnh hội chứng ruột kích thích có nhiều dấu hiệu rất nhiều người dễ nhận thấy mình có nguy cơ mắc bệnh. Những dấu hiệu ấy thỉnh thoảng lại phát ra ngoài. Tuy nhiên, những trường hợp dưới đây có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích:

  1. Những đối tượng trẻ tuổi dưới 35 tuổi khoảng 50%
  2. Giới tính nữ dễ mắc gắp 2 lần nam giới
  3. Theo gen: Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, trong gia đình cha mẹ hoặc anh chị em đã mắc hội chứng ruột kích thích thì bản thân có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích.

Những ảnh hưởng của hội chứng ruột kích thích

  1. Hội chứng ruột kích thích không dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng trong hầu hết các bệnh nhân. Tuy nhiên, những triệu chứng của nó thường gây đau bụng trong thời gian dài, mệt mỏi, và các triệu chứng khác làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  2. Một số triệu chứng đeo bám gây ảnh hưởng tới chất lượng cũng như sức khỏe người bệnh như: Táo bón, tiêu chảy, đi không hết phân, có thể kéo dài hàng tuần hàng tháng khiến người bệnh mệt mỏi. Đây là những triệu chứng dột ngột có thể xảy ra bất cứ lúc nào và cũng là nguyên nhân sâu xa của bệnh trĩ, lòi rom …
  3. Triệu chứng của bệnh họi chứng ruột kích thích có thể khiến người bệnh tiến dần tới bệnh lý trầm cảm bởi những lo âu, mệt mỏi và stress khi triệu chứng của bệnh cứ đeo bám và xuất hiện bất cứ khi nào.
  4. Chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút bởi người bệnh không thể đi xa hay tụ taaoj thoiar mái với bạn bè khi triệu chứng của bệnh có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
  5. Bệnh hội chứng ruột kích thích cần có một chế độ ăn kiêng khem khá kĩ lưỡng và sát sao mới mong triệu chứng của bệnh được kiểm soát. Chính vì vậy nhiều trường hợp người bệnh quá kiêng khem dẫn tới không đủ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, dẫn tới tình trạng suy nhược cơ thể khiến nhiều bệnh khác xảy ra khiến quá trình điều trị bệnh ngày càng trở nên rắc rối hơn.

Điều trị hội chứng ruột kích thích

Điều trị bằng thuốc

Thuốc chống co thắt

Thuốc chống co thắt đôi khi được dùng để điều trị các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Thuốc chống co thắt giúp làm chậm hoạt động của đường tiêu hóa và làm giảm nguy cơ co thắt.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm có thể rất hiệu quả ở liều lượng nhỏ hơn so với những người mắc bệnh trầm cảm. một số loại thuốc thường được sử dụng mà có thể làm giảm bớt các triệu chứng hội chứng ruột dễ bị kích thích.Một số thuốc chống trầm cảm khác thường được chỉ định khi trầm cảm và IBS cùng tồn tại.

Thuốc chống tiêu chảy:

  • Loperamid (inodium) là một opioid, không qua hàng rào máu não, làm giảm nhu động ruột. Viên 2mg, 1-2viên x 2-3 lần/ngày.
  • Diphenoxylate (diarsed), viên có chứa diphenoxylate và atropine, điều trị tăng vận động ruột.

Những loại thuốc này đôi khi được dùng khi tiêu chảy là một triệu chứng chính của IBS. Không nên dùng những thuốc này trong thời gian lâu dài mà không tham khảo ý kiến một bác sĩ.

Thuốc chống táo bón:

Forlax gói 10g. Cisapride cũng có khả năng làm tăng vận động chuyển ruột.

Thuốc chống đau:

  • Nếu đau là triệu chứng nổi trội thì có thể dùng các thuốc chống co thắt, kháng cholin,
  • Các thuốc chống trầm cảm, an thần,
  • Các thuốc ức chế kênh calci,
  • Thuốc điều chỉnh ngưỡng đau.

Thuốc chống đau sau ăn:

  • Dicyclomine, dicycloverine (kremil-S);
  • Chống co thắt uống spasmaverine;
  • Thuốc kháng cholinergic; pinaverium (dicetel),
  • Thuốc đối kháng Ca ở dạ dày – ruột, trimebutine (debridat); nospa viên; mebeverine (dupastaline), một dẫn chất của papaverine.

Đọc thêm: Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng đông y

Điều trị hội chứng ruột kích thích không dùng thuốc

Cải thiện chế độ ăn và luyện tập

Trước tiên, để điều trị hội chứng ruột kích thích một cách hiệu quả thì người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho quá trình điều trị. Những loại thực phẩm, dinh dưỡng tốt cho quá trình điều trị người bệnh cần được cung cấp có thể kể tới như là:

  • Một số thực phẩm, chẳng hạn như các loại rau (súp lơ , bông cải xanh , cải bắp ) và rau đậu (đậu) có thể gây sình bụng và sinh nhiều khí.
  • Chất xơ có thể làm giảm các triệu chứng.
  • Các bệnh nhân IBS cần uống nhiều nước, và tránh soda, có thể gây ra khí và khó chịu vùng bụng.
  • Ăn những bữa ăn nhỏ hơn có thể làm giảm tỷ lệ đau bụng do co thắt ruột và tiêu chảy.
  • Bữa ăn chất béo và carbohydrate cao như gạo, mì ống, và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm các triệu chứng IBS .

Hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích rất ít khi tới gặp bác sĩ. Một số ít có thể gặp các vấn đề lâu dài mới đòi hỏi thuốc theo toa .

Một điều trị phổ biến cho IBS là việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống. Chất xơ giúp cho ruột tránh bị co thắt gây đau bụng.Chất xơ cũng thúc đẩy đi tiêu thường xuyên, giúp giảm táo bón. Chất xơ nên được bổ sung dần dần, bởi vì nó ban đầu có thể làm trầm trọng thêm chướng bụng và sinh khí.

Căng thẳng có thể gây ra IBS. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên cụ thể vào việc giảm căng thẳng – stress. Thường xuyên ăn bữa ăn cân bằng và tập thể dục có thể giúp giảm bớt căng thẳng và các vấn đề liên quan đến hội chứng ruột kích thích.

Hút thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của IBS, đây cũng là lý do tốt để cho người hút thuốc lá để bỏ thuốc lá.

Theo dõi chế độ ăn bởi một cuốn sổ tay cá nhân giúp người hội chứng ruột kích thích tự xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý, Người bệnh tự loại bỏ những thức ăn kích thích gây nên những triệu chứng khó chịu cho bản thân vì đây là vấn đề mang tính cá thể và không có một thống kê nào cho thấy thức ăn phù hợp với người này cũng phù hợp với người khác.

Đi đôi với ăn kiêng là luyện tập thói quen đi ngoài dù là táo bón hay tiêu chảy. Luyện tập đi ngoài ngày một lần vào buổi sáng, cần làm xoa bóp bụng trước khi đi ngoài để kích thích gây cảm giác đi ngoài. Nếu đi ngoài phân lỏng nhiều lần, cần phải tập đi ít bằng cách cố nhịn. Luyện tập cần công phu và có lòng kiên trì.

Thay đổi môi trường sống để tạo một không khí thoải mái dễ chịu: tắm biển, suối nước nóng, nơi có khí hậu thích hợp dễ chịu.

Đọc thêm: Thực đơn tăng cân cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Tâm lý trị liệu:

Hiệu quả của phương pháp này tùy thuộc vào nhiều mối quan hệ giữa người bệnh và thầy thuốc. Sự thiếu tin tưởng của người bệnh vào thầy thuốc cũng làm giảm hiệu quả điều trị. Đồng thời người thầy thuốc cũng phải biết lắng nghe những triệu chứng và những thắc mắc, những khó khăn của người bệnh, luôn giải thích cho người bệnh hiểu tiên lượng bệnh khả quan để người bệnh bớt lo lắng về bệnh tật mà yên tâm phối hợp điều trị.

Những người bệnh hay gặp những stress trong công việc hoặc những xáo trộn trong gia đình và công việ nên được tư vấn thêm bởi các chuyên gia tâm lý nếu kết quả điều trị tiến triển chậm.

Tràng Phục Linh PLUS hỗ trợ và điều trị hội chứng ruột kích thích

Ngoài những phương pháp giúp điều trị hội chứng ruột kích thích như trên, các bạn có thể sử dụng những sản phẩm từ thảo dược tự nhiên để phòng ngừa bệnh và điều trị bệnh từ sớm cũng là một biện pháp tích cực.

 

Tràng Phục Linh PLUS với sự kết hợp khéo léo giữa các dược liệu với các hợp chất quý như 5-HTP, ImmuneGamma đang được khuyên dùng trong các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính được nhiều người dùng mà cho kết luận rất tốt. Bởi các thành phần của Tràng Phục Linh PLUS gồm:

  • Cao Bạch Truật ……………..200mg
  • Cao Bạch Phục Linh ………..50mg
  • Cao Bạch Thược …………..50mg
  • Cao Hoàng Bá ………………50mg
  • 5-HTP …………………………3mg
  • ImmuneGamma ……………..100mg

 Chính vì vậy sản phẩm mang tới những lợi ích nổi bật như:

  • Giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột
  • Tăng sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng, tăng sường hệ tiêu hóa tốt nhất
  • Giúp giảm các cảm giác căng thẳng, stress kích thích gây co thắt đại tràng.
  • Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột dễ kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
Các bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Chúc mừng Quốc Tế Hạnh Phúc, từ 20/03-31/03/2024, Tặng ngay 01 hộp Trà Hoa Cúc Táo Đỏ trị giá 180.000Đ khi tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS. Áp dụng đồng thời với chương trình Mua 6 tặng 1 hộp. Chi tiết liên hệ 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hoá, nếu không được phát hiện

Bệnh kiết lỵ là một trong những căn bệnh nguy

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên : 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...